Cách tạo lửa khuyến khích nhân viên hăng hái làm việc

Tạo “lửa” cho nhân viên hăng hái làm việc – là phương pháp hiệu quả để giúp các nhân viên của bạn có động lực tinh thần hoàn thành tốt công việc. Chính vì vậy, trong bất kì hoàn cảnh nào xảy ra, nếu bạn đòi hỏi công việc chất lượng, tiêu chuẩn cao sẽ có lúc khiến các nhân viên rơi vào tình trạng bế tắc, chán nản trong công việc, lúc này với tư cách một người Sếp điều hành thì bạn cần phải “xốc” lại tinh thần làm việc của các nhân viên đó.

Ngoài tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của mỗi nhân viên, bạn hãy đưa ra các giải pháp hỗ trợ nhân viên đó hoàn thành, và tạo động lực bằng cách treo giải thưởng cho những ai tiến bộ, tìm cách tạo môi trường hăng hái. Nếu bạn đáp ứng những điều đó dù khi bị áp lực trong công việc thì nhân viên đó vẫn cố gắng, tự tin, quyết tâm hoàn thành công việc được giao. Sau đây, bytuong.com sẽ đề ra một số cách tạo “lửa” khuyến khích nhân viên hăng hái làm việc. Bạn tham khảo và rút ra một số kinh nghiệm hợp lý nhất áp dụng cho các nhân viên của mình nhé!

1, Truyền lửa từ chính người “SẾP”

Trước khi truyền lửa khuyến khích nhân viên hăng hái làm việc, với vai trò người SẾP bạn cần truyền cho mình cảm hứng, quyết tâm làm việc tốt trước đã. Thứ nhất năng lực làm việc, luôn tìm tòi hăng hái làm việc, yêu cầu yếu tố chất lượng – trách nhiệm công việc đặt lên hàng đầu. Thứ 2 luôn phấn đấu không ngừng, luôn hoàn thành tốt công việc dù có gặp khó khăn, trắc trở. Thứ 4 là “nói được làm được” điều này rất quan trọng bởi khi bạn đưa ra ý kiến, quy định gì thì cần làm việc cho đúng, chu đáo để nhân viên noi theo. Một người sếp giỏi, quyết đoán, làm tốt vai trò của mình là tấm gương để các nhân viên nhìn vào học hỏi và thực hiện theo phong cách như vậy.

2, Giúp nhân viên hiểu ý nghĩa của công việc

Trường hợp tinh thần làm việc của các nhân viên trong nhóm, hay trong một bộ phận của công ty không còn hăng hái, hay bất mãn với cách làm việc. Lúc này bạn cần tìm hiểu ra nguyên nhân và giải quyết vấn đề đó nhanh chóng bằng cách giải thích cho nhân viên đó hiểu mục tiêu làm việc, ý nghĩa của công việc, lý do được nhận công việc đó, đồng thời nói những lời động viên, khích lệ, treo giải thưởng cho những ai làm việc tốt.

3, Thường xuyên đánh giá, khen thưởng, động viên

Bạn cần có chế độ khen thưởng rõ ràng. Với mỗi dự án, đề tài, kế hoạch bạn cần đưa ra mục tiêu hoàn thành + chế độ khen thưởng cho những nhân viên nào làm tốt. Điều này sẽ giúp nhân viên đó có động lực tinh thần phấn khởi, duy trì thái độ làm việc tích cực, tăng tính cạnh tranh, tạo ra không khí làm việc sôi nổi.

4, Tạo cơ hội cho nhân viên: Tập trung vào sức mạnh và năng lực của mỗi nhân viên.

Là Sếp bạn cần quan sát sở trường làm việc, thái độ,  phong cách làm việc của nhân viên đó và cho họ cơ hội vận dụng sự sáng tạo của họ. Ngoài ra, hãy nhiệt tình giúp đỡ nếu nhân viên cần tới bạn. Thường xuyên tập huấn để cải thiện trình độ chuyên môn cho nhân viên và tạo cơ hội để họ phát triển sự nghiệp, và luôn luôn khuyến khích họ trong mọi lúc.

5, Tạo ra môi trường làm việc của nhân viên

Bạn nên nhớ, môi trường làm việc tốt, thoải mái sẽ tạo ra nhiều cảm hứng, ý tưởng cho nhân viên. Vì vậy, bạn cần setup phòng làm việc sao cho không gian rộng rãi, trang thiết bị đầy đủ và có nhiều cây xanh. Ngoài ra, với mỗi dịp lễ đặc biệt như ngày quốc tế lao động, dịp 8-3, Noel, Tết… bạn cần tạo không khí trong công ty, phòng làm việc để họ có bầu không khí cảm nhận được sự gắn kết giữa các thời điểm đặc biệt trong năm, tăng tính hứng thú, cảm xúc, làm việc hào hứng hơn.

>>Phương pháp quản lý công việc nhân viên hiệu quả

6, Chế độ cho nhân viên

Đa số các nhân viên sẽ quan tâm tới 2 vấn đề: mức lương đúng vị trí và cảm hứng, niềm vui, yêu công việc. Vì vậy bạn hãy suy xét, so với mặt bằng chung của các công ty tại tỉnh thành đó – mức lương vậy có hợp lý chưa, chế độ tăng lương có ổn không; và đánh giá năng lực nhân viên đó giao việc cho phù hợp, những nhân viên có thực lực tốt – làm lâu năm hãy suy xét đến việc thăng chức để họ có cơ hội cống hiến công việc.

7, Coi trọng nhân viên, đồng cảm và thấu hiểu

Mỗi nhân viên có mỗi hoàn cảnh khác nhau, cho nên bạn cần nắm rõ tình hình nhân viên đó, nếu gia đình khó khăn tạo điều kiện mọi người cùng giúp đỡ, hãy tâm sự lắng nghe nguyện vọng về công việc giúp họ tìm ra các lối đi mới, hướng đến một sự thỏa mãn cao hơn.

8, Tạo ra những chuyến du lịch, team building ý nghĩa

Mỗi năm, công ty sẽ có chế độ phúc lợi du lịch, team buiding cho nhân viên. Bạn cần đầu tư về chuyến đi này thật ý nghĩa và chu đáo. Mục đích mang lại là cảm hứng cho nhân viên, thành quả họ đạt được và được hưởng lợi xứng đáng, bên cạnh đó chuyến đi du lịch giữa các nhân viên cùng nhau sẽ gắn kết mối quan hệ , hiểu nhau hơn về tính tình, thân thiết hơn.

9, Thể hiện sự công tâm của một người Sếp

Trong công việc, chắc hẳn sẽ có những xích mích với nhân viên với nhau. Bạn hãy công tâm giải quyết giữa các hiềm kích. Phê phán những hành động xấu cần sửa chữa, hạn chế họ làm việc chung sẽ gây ảnh hưởng đến công việc. Ngoài ra, bạn cần nêu cao vấn đề tinh thần làm việc cần phải cống hiến cho công ty, tuyệt đối không nên mang việc cá nhân gây ảnh hưởng đến nội bộ.

10, Tiếp nhận ý kiến, những mong muốn nguyện vọng của nhân viên

Là một người Sếp ngoài sự quyết đoán trong công việc, bạn cần phải biết lắng nghe để thấu hiểu. Hãy đề suất một gmail cho tất cả các nhân viên được quyền ý kiến nếu cảm thấy công việc, vấn đề trong công ty không hợp lý gây ảnh hưởng đến sự phát triển, tinh thần nội bộ trong công ty. Với cách gửi thông tin này sẽ giúp nhân viên của bạn có tiếng nói chung, được phép ý kiến nếu cảm thấy không hài lòng. Và bạn sẽ hiểu tất cả mọi việc của công ty điều hành hiệu  quả hơn.

Nhân viên là cánh tay đắc lực của sự phát triển công ty, vì vậy nếu bạn là nhà điều hành tốt hãy tạo cảm hứng để họ làm việc hiệu quả. Ngoài việc chú trọng năng suất làm việc của nhân viên đó, bạn cần phải thấu hiểu tính tình, nguyện vọng của các nhân viên để dễ dàng giải quyết tốt mọi vấn đề. Hãy cho họ thấy môi trường công ty cũng giống như môi trường trong gia đình, cần phải nổ lực phát triển và giúp đỡ lẫn nhau bằng cái tâm mỗi thành viên. Hi vọng, bài viết này sẽ giúp bạn có tầm nhìn rộng hơn về cách quản lý, biết cách truyền lửa cho các nhân viên hăng hái làm việc hiệu quả!

Trả lời