Khi bạn là lãnh đạo, bạn dường như là người có sức mạnh và tiền bạc, nhưng nếu lãnh đạo rời bỏ nhân viên, không nhân viên nào ủng hộ thì sẽ là một người lãnh đạo không ra gì. Do đó, khi là lãnh đạo có thể kỹ năng chuyên môn không phải là người mạnh mẽ nhất, cấp quản lý không nhất thiết phải cao nhất nhưng nhất định phải có được sự tín nhiệm của nhân viên. Chỉ có như vậy nhân viên mới có thể hết lòng làm việc vì lãnh đạo.
Là một nhà lãnh đạo, có 6 thuật để mua sự tận tụy của nhân viên, nếu biết được thì cấp dưới sẽ rất biết ơn và trung thành với lãnh đạo. Có lẽ bây giờ bạn không thể sử dụng nó, nhưng bạn không thể không biết. Trong tương lai, nếu bạn là ông chủ hoặc là lãnh đạo thì bạn có thể sử dụng nó.
>> Nghệ thuật lãnh đạo: Để cấp dưới nghe lời
1, Sử dụng tiền
Nếu nhân viên làm tốt, lãnh đạo nên đưa ra nhiều phần thưởng hơn, đây là sự trao đổi lợi ích, đó cũng là điều mà nhân viên xứng đáng nhận được. Chỉ khi liên quan đến tiền bạc cũng là lợi ích của nhân viên mới có thể thu phục lòng người. Khi nhân viên có một mức đãi ngộ tốt thì họ sẽ vì công ty, vì lãnh đạo mà làm việc đạt hiểu quả hơn.
Nói điều này ý nghĩa là muốn đạt được một điều gì đó cần phải bỏ ra một cái gì đó đến nơi đến chốn, có như vậy mới đạt được thành công, giành chiến thắng, thu phục lòng người. Người lãnh đạo có khả năng thu phục lòng người cần đặc biệt chú ý điều này: lợi dụng nhân viên trong lúc khó khăn, gặp phải những rắc rối một tay giúp đỡ, một tay kéo họ lên.
Mặc dù điều đó không thể giải quyết tất cả vấn đề nhưng hành động và cử chỉ này thể hiện rằng bạn là một lãnh đạo có tình người. Khi đó, nhân viên sẽ cảm thấy rằng lãnh đạo của mình quả là một người có trái tim ấm áp, nhân từ.
2, Giao phó nhiệm vụ
Như chúng ta đã biết, sức mạnh của sự tin tưởng cực kỳ có giá trị. Một nhà lãnh đạo giỏi là một người thu phục được trái tim của nhân viên, đặc biệt là đối với một số nhân viên có năng lực và tiềm năng xuất sắc. Hãy để nhân viên làm việc là vì bản thân họ, giao phó nhiệm vụ cho họ, cách tốt nhất là cam kết đầy đủ cho họ.
Phải hoàn toàn tin tưởng vào nhân viên của bạn, cho họ sức mạnh để họ làm việc, khiến họ có nền tảng của riêng họ và phát triển tài năng của họ. Lãnh đạo phải giúp nhân viên giải tỏa đi áp lực, nhân viên một khi gặp phải lãnh đạo như vậy sẽ cảm thấy như gặp được quý nhân, không có lý do nào không cảm kích.
3, Giáo sư giảng đạo
Người Việt Nam có truyền thống tôn sư trọng đạo. Bước vào nơi làm việc, không có ai dạy chỉ có thể dựa vào sự học hỏi tìm tòi của chính bản thân mình. Có những điều, nếu người khác không nói với chúng ta, có thể cả đời chúng ta cũng không biết được.
Một nhà lãnh đạo giỏi thu phục lòng người sẽ sẽ tích cực dạy cho nhân viên một số điều, có lẽ là kinh nghiệm làm việc của riêng họ hoặc một số kỹ năng. Từ góc nhìn của người lãnh đạo, nhân viên sẽ học được cách làm việc tốt hơn. Từ góc độ của một nhân viên, có người nào đó sẵn sàng dạy mình sẽ khiến cho họ ít phải đi đường vòng hơn.
Nếu lãnh đạo nơi bạn đang làm việc sẵn sàng dạy bạn, sẵn sàng truyền bá kinh nghiệm và triết lý cho bạn, đó quả là một điều hiếm thấy. Hầu hết mọi người sẽ biết ơn nếu gặp được những nhà lãnh đạo như thế. Nhưng dù sao ở nơi làm việc người khác không có nghĩa vụ phải dạy cho chúng ta bất cứ điều gì. Ngược lại, nếu ai đó chủ động dạy chúng ta, đó là điều rất quý giá.
4, Nhận trách nhiệm
Khi làm việc mắc sai lầm, phải làm gì bây giờ? Giải quyết sự việc trước, sau đó xem xét trách nhiệm thuộc về ai. Hầu hết các nhà lãnh đạo, khi làm việc gặp phải vấn đề họ đều đổ lỗi cho nhân viên và để cho nhân viên chịu đựng. Kết quả là bản thân lãnh đạo không thừa nhận nhưng đã mất đi sự tận tụy của nhân viên.
Một nhà lãnh đạo có thể mua chuộc lòng người là nhà lãnh đạo biết cách chịu trách nhiệm cho nhân viên cấp dưới, bởi vì có một số điều đối với nhà lãnh đạo là điều nhỏ nhặt nhưng đối với nhân viên lại là vấn đề lớn. Khi cần thiết, lãnh đạo nên dang rộng vòng tay để giúp đỡ và giải tỏa những áp lực đè nặng lên vai nhân viên. Như thế nhân viên sẽ cảm thấy vô cùng biết ơn lãnh đạo.
Hơn nữa, là một nhà lãnh đạo, nếu làm được điều này cũng có thể thiết lập được sự uy tín trong công ty và có hình ảnh là một người trách nhiệm trong mắt nhân viên.
5, Giao tiếp và lắng nghe
Nhu cầu của nhân viên, mức nhu cầu cơ bản, từ thấp đến cao chẳng hạn như sinh lý, an toàn, xã hội, tôn trọng, tự thực hiện, vân vân. Trong số đó tiền đứng ở vị trí thứ hai từ dưới lên, tự nhận thức trách nhiệm mới là đứng ở vị trí đầu tiên.
Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo xuất sắc sẽ không chỉ sử dụng hai phương tiện này mà họ sẽ sử dụng việc giao tiếp và lắng nghe để lắng nghe ý kiến của nhân viên, thậm chí lắng nghe lời phàn nàn của họ để mua chuộc được trái tim của mọi người. Việc giao tiếp giữa người với người, biết lắng nghe người khác sẽ được ưa chuộng hơn là chỉ biết nói.
Là một nhà lãnh đạo, bạn cần phải lắng nghe tiếng nói của nhân viên. Điều này sẽ mang lại cho nhân viên một cảm giác rằng họ được tôn trọng và nhân viên cảm thấy họ có giá trị. Đây chính xác là nhu cầu tâm lý chỉ đứng sau trách nhiệm.
6, Tạo được lòng tin
Có rất nhiều nhà lãnh đạo khi công việc tốt là công lao của họ, khi công việc không tốt họ lại đổ lỗi cho nhân viên. Đặc biệt khi nói đến phân công công việc, chắc chắn họ sẽ là người đứng đầu. Trong thực tế, bạn làm như vậy thì càng khiến cho nhân viên bất mãn.
Một nhà lãnh đạo giỏi thu phục lòng người là một nhà lãnh đạo biết cách từ bỏ. Phân chia công việc của mình cho cấp dưới.
Là một nhà lãnh đạo, đi tranh giành công lao với nhân viên là một điều ngu ngốc nhất. Chỉ có dành công lao đó cho nhân viên thì nhân viên mới thật tâm làm việc vì lãnh đạo. Không phải cứ đưa tiền lương cho nhân viên là có thể muốn làm gì thì làm. Chỉ cần là con người thì đều có sự ích kỷ, có 7 cảm xúc và 6 ham muốn, lãnh đạo cần phải giành chiến thắng và mua chuộc nó.
Khi chúng ta biết mua chuộc sự tận tụy của nhân viên, cũng là lúc họ sẽ hỗ trợ và làm việc với sự chân thành. Hãy nhớ rằng, người họ ủng hộ không phải lãnh đạo mà là ủng hộ cho người mà họ tôn trọng.
Bạn có cảm thấy rằng, là một nhà lãnh đạo thì cần phải mua chuộc cấp dưới hay không?