>> Ông chủ(Sếp), làm thế nào để giao tiếp thông minh, nhạy bén
Không ai muốn mình cả đời chỉ là một nhân viên bình thường, thế nhưng bạn có biết làm thế nào mới có thể thành công nhảy vào “miệng rồng” để trở thành con rồng không?
Bí mật chính là: bạn nên đặt công việc của mình vào trái tim, ông chủ đặt bạn vào trái tim, bạn đặt công việc vào tâm trí bạn thì ông chủ cũng đặt bạn vào tâm trí của họ.
Vì vậy, với tư cách là một nhân viên, nhất định phải chú ý, tập trung vào công việc của mình, yêu công ty như ông chủ yêu công ty, làm việc như một ông chủ, chỉ có như vậy, tâm trí của ông chủ sẽ nghiêng về phía bạn. Nếu bạn luôn nghĩ về công ty, luôn đặt công việc vào trái tim bạn, ông chủ sẽ luôn nghĩ về tương lai, tiền đồ của bạn, đặt bạn vào trong tâm trí của họ.
Nếu bạn hiếm khi nghĩ về công việc của công ty, bạn thường không đặt công việc vào tâm trí mình, ông chủ cũng sẽ hiếm khi cân nhắc đến tương lai của bạn, cũng không đặt bạn vào tâm trí của họ.
Theo 42 cuộc khảo sát của Gallup, trong hầu hết các công ty, 75% nhân viên làm việc không chuyên nghiệp. Những nhân viên này trong công ty luôn với tình trạng đến cho có mặt, đếm ngày chờ lương, không có tính chuyên nghiệp nào đối với công ty. Hơn nữa, kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng nhân viên càng lâu năm thì càng ít chuyên nghiệp hơn.
Hầu hết các nhân viên lâu năm đều có chung một đặc điểm là “người ở công ty nhưng đầu óc ở chỗ khác” hoặc là “ nghỉ hưu trong khi làm việc”. Họ để công việc đặt ở mãi phía sau, mang lại cho công ty những tổn thất to lớn, sự mất mát cho công ty được thể hiện ở việc họ lãng phí tài nguyên, trì hoãn cơ hội kinh doanh, giảm doanh thu, thường xuyên vắng mặt và làm việc không hiệu quả, vân vân.
Họ thường làm việc rất thụ động, họ luôn luôn phải đối phó với những nhiệm vụ được chỉ định bởi ông chủ. Họ luôn so sánh và xem xét nhiệm vụ nội bộ và bên ngoài, nếu đó không phải thuộc lĩnh vực làm việc của họ, họ sẽ nói “điều này lẽ ra phải để ai đó làm mới đúng”. Ngay cả khi họ làm việc trong bộ phận, nếu họ không được giám sát, họ thường trì hoãn công việc hoặc thậm chí không làm.
Đối với những việc không phải do ông chủ sắp xếp họ thường nhắm mắt làm ngơ. Chẳng hạn, nguyên liệu của công ty gặp mưa bị ướt ở một nơi nào đó, họ sẽ nói “Đây là công việc của nhân viên quản lý nhà kho, không phải công việc của họ”. Bởi vì rất nhiều người đều nghĩ như vậy cho nên một số lượng lớn nguyên liệu đã bị hư hỏng và không ai chịu trách nhiệm.
Chúng ta thường nhìn thấy được một tình huống như sau: chưa đến thời gian tan làm, nơi quẹt thẻ ở cửa công ty đã một hàng dài người đứng đó xếp hàng, bọn họ đều đang chờ đợi đến giờ tan làm để quẹt thẻ, chỉ chờ đến lúc đúng giờ là quẹt thẻ rồi đi về. Trong tâm trí họ trong vòng 8 giờ là công việc của ông chủ, ngoài 8 giờ đó ra những công việc đó không phải của họ.
Một vị giám đốc vừa mới đến công ty để nhậm chức. Công việc của anh ta là lên tài khoản xã hội tìm kiếm, quản lý việc kinh doanh, một buổi chiều cần phải viết văn kiện tài liệu quan trọng và viết xong phải đi in mấy chục bản.
Sắp đến thời gian tan làm nhưng vẫn còn một chút chưa viết xong, để đảm bảo anh ta có một nơi để in tài liệu, anh ta đã chạy xuống phòng in tầng dưới và nói với nhân viên ở dưới đó rằng “Một lát nữa tôi cần phải in tài liệu, phiền bạn chờ tôi một lát”. Đợi anh ta viết nốt tài liệu, in xong đã vượt quá giờ tan làm 3 phút.
Anh ta vội vã cầm tài liệu đến phòng in để đợi vị giám đốc nhưng tiếc là cánh cửa phòng in đã bị khóa. Bởi vì tài liệu buổi tối hôm đó cần được sử dụng, anh ta đành yêu cầu nhân viên bảo vệ đuổi theo nhân viên phòng in nhờ cô ấy quay lại nhưng cô ấy đã từ chối “ Tôi chờ anh chờ đến lúc tan làm nhưng anh không đến”. Đến khi bảo vệ nhắc cô ta rằng đây là vị giám đốc mới đến cô ta mới hạ giọng, sợ toát mồ hôi và trịnh trọng chào vị giám đốc rồi quay lại mở cửa phòng in.
Nhưng chuyện này không phải lỗi của nhân viên, ông chủ không có lý do để nói họ sai, bởi vì sau giờ làm việc, thời gian là quyền sở hữu cá nhân. Tuy nhiên, ông chủ thực ra cũng không thể tìm ra lý do để thích hoặc thậm chí trọng dụng những nhân viên như thế này.
Người sáng lập của Sanyo đã bày tỏ nỗi lòng của rất nhiều ông chủ, ông ấy nói “ Đối với những nhân viên bình thường, tôi chỉ yêu cầu họ làm việc trong 8 tiếng đồng hồ. Cũng chính là nói rằng, trong thời gian làm việc họ chuyên tâm vào công việc là được.
Đối với họ mà nói, sau khi tan làm, họ bước ra khỏi công ty và làm bất cứ điều gì họ muốn. Tuy nhiên, tôi cũng nói rằng, nếu bạn hài lòng với cuộc sống như vậy và không muốn làm việc trong 16 giờ hoặc nhiều hơn thì bạn mãi mãi chỉ là một nhân viên bình thường. Nếu không, ngoài giờ làm việc bạn nên dành một chút thời gian để nghĩ cho công việc, nghĩ cho công ty”.
Không ai sẵn sàng làm một nhân viên bình thường trong suốt cuộc đời cả, nhưng rất nhiều người chỉ biết “không đồng ý” lại không suy nghĩ xem làm thế nào để thoát khỏi thân phận của một nhân viên.
Một người quản lý chuyên nghiệp trên con đường quản lý trơn tru của mình đã từng nói : Nếu bạn luôn nghĩ về công ty, luôn đặt công việc vào trái tim bạn, ông chủ sẽ luôn nghĩ về tương lai, tiền đồ của bạn, đặt bạn vào trong tâm trí của họ. Nếu bạn hiếm khi nghĩ về công việc của công ty, bạn thường không đặt công việc vào tâm trí mình, ông chủ cũng sẽ hiếm khi cân nhắc đến tương lai của bạn, cũng không đặt bạn vào tâm trí của họ.
Vị giám đốc chuyên nghiệp này từng làm việc cho một công ty xe hơi. Liên quan đến anh ta, vẫn còn một câu chuyện. Nếu bạn là người quản lý sản xuất của một công ty ô tô, đến một ngày, sau khi bạn tan làm bạn đi qua bãi đỗ xe phát hiện ra một chiếc xe mà công ty bạn sản xuất đang bị gặp sự cố, lúc này bạn phải làm thế nào?
Có rất nhiều người sẽ nói, việc này liên quan gì đến tôi, tôi đi về thì hơn, cũng có một số người sẽ nói công việc của bộ phận dịch vụ sau bán hàng, tôi không quan tâm. Nếu cao tay hơn một chút, bạn có thể chủ động đi đến chỗ xe, hỏi tình hình, sau đó gọi điện cho bộ phận dịch vụ sau bán hàng. Vào thời điểm đó vị giám đốc vẫn chưa phải có chức vụ như bây giờ, chỉ là một nhân viên kỹ thuật bình thường trong bộ phận sản xuất.
Một ngày nọ, trên đường đi làm về nhà, anh ta gặp phải một chiếc xe đang gặp sự cố, càng chủ động bước đến, sau khi hỏi tình hình anh ta lấy những dụng cụ dự phòng trên xe và mất hai tiếng đồng hồ để sửa chữa xe. Chủ xe đã rất xúc động và hỏi anh ta có phải là nhân viên của bộ phận dịch vụ sau bán hàng hay không. Anh ta nói không, anh ta là nhân viên của bộ phận sản xuất.
Chủ xe lại hỏi anh ta rằng anh đã không phải là nhân viên của bộ phận dịch vụ sau bán hàng, tại sao anh ta lại chủ động sửa chữa chiếc xe đó. Anh ta nói rằng vì chiếc xe của chủ xe là xe của công ty anh ta nên anh ta phải duy trì hình ảnh của công ty, nếu được hỏng thì cần được sửa chữa còn bộ phận nào sửa cũng không quan trọng.
Sự việc nhanh chóng trôi qua, đến mức chính anh ta cũng đã quên đi việc mà mình đã từng làm. Một lãnh đạo của công ty tìm anh ta và thông báo với anh ta rằng anh ta được thăng chức thành giám đốc sản xuất. Hóa ra, chủ xe hôm nào đã bị cảm động bởi cách chăm sóc khách hàng của anh ta nên đi nói với lãnh đạo công ty. Lãnh đạo cảm thấy tính chuyên nghiệp của anh ta và đã cho anh ta một cơ hội.
Lãnh đạo trước mặt nhiều người nói rằng “ Một người sau khi tan làm trên đường đi có thể quảng bá hình ảnh của công ty như là công việc kinh doanh của riêng mình, đây chính là người mà chúng tôi muốn trọng dụng”.
Đối với các ông chủ mà nói, mọi thứ có lợi cho công ty là họ sẽ làm. Họ luôn mong muốn tìm những nhân viên đặt công việc của công ty như công việc của chính họ, hy vọng rằng một nhân viên như vậy có thể trở thành “phiên bản” của chính anh ta để hoàn thành những việc mà lãnh đạo không có năng lượng để hoàn thành.
Rõ ràng, yêu cầu của anh ta đối với nhân viên cũng chính giống như yêu cầu của bản thân anh ta với công việc. Nếu bạn có thể làm những việc giống như ông chủ đang làm, lúc nào cũng đặt công việc của bạn vào tâm trí, đặt công việc của công ty làm công việc của mình, vậy thì bạn nhất định sẽ trở thành một nhân vật tỏa sáng trước mặt ông chủ: đây chính là người mà tôi đang tìm kiếm. Tiếp theo, cơ hội tốt, vị trí cao, lương cao sẽ tự nhiên mà đến.