5 cách giúp bạn suy nghĩ ít hành động nhiều và làm việc có hiệu quả hơn

Cơ hội lựa chọn ngày càng nhiều nhưng hành động của chúng ta lại ngày càng ít. Đây chính là nghịch lý của sự lựa chọn. Hàng ngày trong đầu của chúng ta luôn có muôn hình vạn trạng những suy nghĩ khác nhau. Nhưng lại rất ít suy nghĩ được thực hiện. Vậy phải làm như thế nào để tránh khỏi tình trạng này?

Khi trong đầu bạn có hàng nghìn hàng vạn suy nghĩ vẩn vơ. Bạn sẽ làm như thế nào? Từ bỏ chúng hay thực sự dự định sẽ thực hiện chúng?

Nếu như quan tâm tới nhiều suy nghĩ và mục tiêu cùng lúc như viết lách, luyện tập, đọc sách, ngủ dậy sớm…Đây sẽ là một điều rất khó khăn. Có thể khi mới bắt đầu nhiệt huyết tràn trề. Nhưng cuối cùng lại kết thúc bằng kết cục trì hoãn.

Do vậy, về cơ bản chúng ta không thể hoàn thành bất cứ suy nghĩ nào xuất hiện trong đầu của chúng ta. Khi bạn bị quá nhiều suy nghĩ và mục tiêu chèn ép tới mức không thể thể nổi. Bạn cần phải chuyên tâm làm tốt 5 việc sau.

Tại sao chúng ta lại không thể quán triệt thực hiện được suy nghĩ của mình?

“Tôi đã từng có đủ mọi suy nghĩ muôn hình muôn vẻ trong cuộc đời mình”——Taylor Wilson

Năm 2003, giáo sư nhà tâm lý học Sheena Lyengar thuộc trường kinh doanh Columbia. Đã tiến hành một nghiên cứu quy mô lớn với hơn 800 nghìn người tham gia nghiên cứu. Được thiết kế để điều tra tác động của các lựa chọn đầu tư tăng lên khi họ tham gia vào các kế hoạch nghỉ hưu sớm.

Khi nghiên cứu kết thúc. Nhân viên nghiên cứu thu thập dữ liệu, lập thành biểu đồ để trả lời một câu hỏi rằng: Nếu có nhiều sự lựa chọn đầu tư hơn nữa, có phải sẽ có càng nhiều người tham gia vào kế hoạch nghỉ hưu sớm hay không?

Kết quả giống như những gì mà chúng tôi đã tự tính. Câu trả lời là có. Dù sao, càng có nhiều sự lựa chọn càng tốt. Ít nhất đây là kết quả nghiên cứu của những người nghiên cứu. Nhưng hay thử nghĩ kỹ xem. Lựa chọn càng nhiều càng tốt ? Thực sự là như vậy sao ?

Kết quả thực sự sẽ khiến bạn phải giật mình. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng. Lựa chọn đầu tư càng nhiều số lượng nhân viên tham gia vào kế hoạch nghỉ hưu sớm càng giảm.

Giống như những gì thể hiện trong biểu đồ. Cứ tăng thêm 10 nguồn quỹ, tỷ lệ người tham gia sẽ giảm 2%. Đối với những người lựa chọn đầu tư, lựa chọn đầu tư tăng lên khiến khả năng đầu tư vào nguồn quỹ truyền thống càng tăng lên. Đây chính là nghịch lý của sự lựa chọn.

Lựa chọn càng nhiều, hành động càng ít. Suy nghĩ và mục tiêu mà chúng ta theo đuổi càng nhiều. Sẽ khiến khả năng thực hiện của chúng ta càng ít.

Vẫn còn những cách giải thích khác cho việc tại sao chúng ta không thể kiên trì tới cùng. Đó là thiếu thời gian, sợ thất bại, lựa chọn nhiều hao tổn trí lực và cảm hứng sa sút sau khi bắt đầu…Tất cả đều có thể gây ra hội chứng trì hoãn mãn tính.

Một khi gặp phải khó khăn, trắc trở. Thời gian và sức lực của chúng ta sẽ bị lãng phí vào những việc mang lại hiệu quả là lợi ích không cao.

Dưới đây là 5 cách khác nhau giúp bạn có thể kiên trì với suy nghĩ và mục tiêu của mình.

>> Tại sao những người chăm chỉ làm việc lại không gặt hái được nhiều thành công, thực tế hầu hết đều liên quan đến ba điều này

1, Thiết lập deadline

Thời gian để bạn hoàn thành một mục tiêu hay nhiệm vụ nào đó càng dài. Khả năng trở thành vật hy sinh cho định luật Parkinson sẽ càng lớn. Định luật Parkinson là chỉ thời gian làm việc càng dài, thời gian hoàn thành nhiệm vụ hoặc mục tiêu sẽ càng lâu.

Theo như định luật Parkinson, nếu bạn sử dụng thời gian 1 tuần để hoàn thành 1 nhiệm vụ 3 giờ đồng hồ. Vậy thì mức độ phức tạp của nhiệm vụ sẽ tăng lên. Hơn nữa sẽ tiếp tục trì hoãn sang tận tuần sau.

Phương pháp tốt nhất để giải quyết tình trạng này đó là xây dựng deadline. Ép bản thân hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất.

Vậy phải làm như thế nào? Liệt kê ra những việc mà bạn cần phải làm mỗi ngày. Ghi lại thời gian dự kiến hoàn thành của mỗi việc. Sau đó giảm thời gian của mỗi nhiệm vụ xuống còn 1 nửa. Và hoàn thành nó trước hạn deadline.

2, Quy luật 80/20

Quy luật 80/20 nói rằng trong nhiều sự kiện, khoảng 80% kết quả là do 20% nỗ lực tạo thành. Mỗi mục tiêu, nhiệm vụ đều có thể phân tích bằng quy luật 80/20 này.

Ví dụ, mục tiêu của bạn là vận động nhiều và giảm béo. Có một số loại vận động, tức là “20% các loại vận động” như chạy ngắn cường độ cao có tác dụng trong việc giảm béo hơn là 80% các loại vận động khác như vươn vai….

Quan trọng là phải thử nghiệm, phát hiện tập trung thời gian và trí lực của bạn vào 20% các loại vận động. Như vậy mới có thể gặt hái được những kết quả cao nhất. Thông qua hình thức này, bạn sẽ hoàn được nhiều việc hơn trong thời gian ngắn nhất.

3, Hãy tin vào trực giác của chính mình

Chúng ta thường sẽ vì sợ thất bại, sợ bị từ chối hoặc nghi ngờ chính bản thân mình mà do dự có nên hành động hay không. Chúng ta bỏ ra quá nhiều thời gian vào việc nghiên cứu và đưa ra kế hoạch hành động. Nhưng đến khi chúng ta cần phải hành động thì lại chỉ giậm chân tại chỗ. Không thể hoàn thành được kế hoạch của mình.

Trong cuốn “Blink: The Power of Thinking Without Thinking”, phóng viên và nhà văn nổi tiếng thế giới Malcolm Gladwell đã đưa ra một quan điểm rằng. Những phán đoán được quyết định chỉ trong vòng vài giây luôn tốt hơn so với những phán đoán được suy nghĩ cẩn trọng và chu đáo.

Khi bạn không biết bước tiếp theo phải làm gì hoặc làm như thế nào. Hãy tin vào trực giác của mình. Hãy hành động ngay với những suy nghĩ chợt lóe sáng lên trong đầu bạn. Bởi nhiều lúc, đó là suy nghĩ giúp bạn đứng trên quỹ đạo chính xác.

4, Xây dựng thói quen hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ

Rất nhiều người đã nắm bắt được nghệ thuật bắt đầu nhưng lại rất ít người xây dựng được thói quen hoàn thành. Bắt đầu dễ dàng hơn kết thúc. Nhưng kết quả mà chúng ta tìm kiếm lại luôn nằm ở giai đoạn kết thúc.

Quá trình xây dựng thói quen hoàn thành nhiệm vụ giống như quá trình xây dựng bất cứ thói quen nào. Bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất.

Tích lũy dần dần và có dự kiến hợp lý về thời gian để hình thành một thói quen nào đó. Sau đó hãy thay đổi một chút môi trường xung quanh. Để trợ giúp mình có thể hoàn thành nhiệm vụ bắt đầu một cách dễ dàng hơn.

5, Học cách buông bỏ

Có một quan điểm tương phản với những gì chúng ta nhận định. Đó là những người thành công nhất, làm việc có hiệu quả nhất thường luôn buông bỏ mục tiêu của mình. Họ chỉ hơn bạn đó là biết buông bỏ cái gì vào lúc nào và làm gì sau khi buông bỏ.

Lợi ích của việc buông bỏ đó là không cần phải lãng phí thời gian và sức lực vào những suy nghĩ hoặc mục tiêu mà không có bất cứ thành quả gì. Để bạn có thể lựa chọn một mục tiêu khác có độ khó và hiệu quả cao hơn.

Nếu bạn theo đuổi một suy nghĩ, mục tiêu nào đó mà có chi phí cao hơn lợi ích thu được trong một khoảng thời gian nào đó. Có lẽ đã đến lúc cần phải suy nghĩ dừng lại để tránh tổn thất. Có thể lúc mới đầu sẽ gây ra một loạt các vấn đề. Nhưng cuối cùng bạn sẽ có thể dành ra nhiều thời gian hơn để quan tâm tới những suy nghĩ và mục tiêu tốt hơn.

Một khi đã bắt đầu hãy cố gắng hoàn thành

Mặc dù việc bắt đầu suy nghĩ và mục tiêu mới sẽ khiến con người ta hưng phấn. Nhưng nếu chúng ta không hoàn thành những việc đã bắt đầu. Những thứ mà không bao giờ có thể lấy lại được như thời gian và sức lực quý báu sẽ bị lãng phí một cách vô ích.

Yêu sự bắt đầu là một điều rất dễ nhưng sẽ rất khó dừng lại. Nhưng nếu bạn học được cách yêu mến nghệ thuật hoàn thành và quá trình khắc phục nghịch cảnh thất bại và chướng ngại. Bạn sẽ có thể thực hiện được suy nghĩ và mục tiêu của mình một cách triệt để.

Trả lời