Sản phẩm kinh doanh tốt, mới lạ thì không cần PR ?

“Chỉ cần sản phẩm tốt là được, cần gì phải PR?”

Đây không phải là lần đầu tiên tôi nghe thấy câu nói này. Thực ra “lý thuyết sản phẩm”, “rượu thơm không sợ ngõ sâu”…Đều là những biểu hiện của việc thiếu hiểu biết kiến thức kinh doanh thương mại cơ bản.

Công việc của tôi có liên quan tới đầu tư khởi nghiệp. Nên thường xuyên tiếp xúc với nhiều người khởi nghiệp kinh doanh. Trong quá trình đó, tôi phát hiện tuyệt đại đa số người khởi nghiệp tồn tại nhiều lý giải sai lầm về PR.

Có những người phóng đại tác dụng của PR một cách quá đà. Cho rằng nó có thể khiến sản phẩm bùng nổ trên thị trường chỉ trong một đêm. Có người lại cho rằng PR vô dụng. Sản phẩm tốt không cần gì phải PR cả. Cả hai quan điểm này đều rất cực đoan.

Vậy bản chất của PR rốt cuộc là gì? PR có ý nghĩa thực tế gì với người khởi nghiệp? Làm thế nào để có được sức ảnh hưởng hạ thấp chi phí thông quá PR ? Dưới đây, tôi sẽ thảo luận với các bạn về các vấn đề này bằng kinh nghiệm làm việc thực tế của tôi.

Sản phẩm tốt không cần phải PR?

“Sản phẩm tốt là được rồi, cần gì phải PR?” Đây không phải là lần đầu tiên tôi nghe thấy ý kiến này. Thực ra “lý thuyết sản phẩm”, “rượu thơm không sợ ngõ sâu”…Đều là những biểu hiện của việc thiếu kiến thức kinh doanh thương mại cơ bản.

Đạo lý rất đơn giản, sản phẩm của Apple tuy tốt. Nhưng mỗi lần ra mắt sản phẩm mới Steve Jobs đều thuê sân khấu trước 2 tuần. Luyện tập thuyết trình nhiều lần và cân nhắc từng lời nói câu chữ.

Alibaba trong thời kỳ đầu khởi nghiệp, Jack Ma thường xuyên tham gia rất nhiều chương trình, tiết mục. Rất nhiều người đều biết tới một nhà doanh nghiệp trông giống như người hành tinh trước. Rồi mới biết đến Taobao.

Làm tốt công tác sản phẩm hàng hóa chỉ là một khâu trong chuỗi kinh doanh thương mại. Đầu tiên bạn cần khiến mọi người đều biết đến sản phẩm của bạn. Và khẳng định sản phẩm của bạn là tốt. Có như vậy thì họ mới đồng ý trải nghiệm. Đây cũng chính là một trong những tác dụng của PR.

Mark Suster đối tác hợp tác nổi tiếng của tổ chức đầu tư mạo hiểm GRP Partners đã từng tổng kết tính quan trọng của PR. Căn cứ trên những tổng kết đó, kết hợp với tình hình thực tế. Tôi xin đơn giản thảo luận với các bạn một số điểm sau:

1, Tạo thế tài chính

Rất nhiều người khởi nghiệp lựa chọn cách gửi kế hoạch kinh doanh lên các hội nhóm. Nhưng thường lặn mất tăm hơi. Ngược lại, khi người đầu tư đọc được một bài tin tức nào đó về bạn. Hoặc nghe thấy ai đó bên cạnh họ nhắc tới bạn. Vậy thì tỷ lệ họ chủ động hẹn gặp bạn sẽ được nâng cao. Kiểu liên kết này hiển nhiên càng có hiệu quả cao hơn.

Nếu PR của bạn đủ chuyên nghiệp. Thiện cảm và mức độ nắm bắt của nhà đầu tư về nội dung kinh doanh của bạn cũng sẽ được nâng cao. Từ đó nâng cao tỷ lệ góp vốn thành công. Trên thực tế, có rất nhiều ví dụ người khởi nghiệp được nhà đầu tư tìm thấy trên phương tiện truyền thông và nhận được Term sheet.

2, Có được khách hàng

Thông qua phát tán công khai, dẫn dắt khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn. Đây cũng là một trong những lợi điểm hết sức rõ ràng của PR.

Ngoài ra còn có một tình huống thường gặp nữa. Đó là khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm của bạn. Nếu như các thông tin có liên quan tới bạn trên mạng Internet rất ít. Vậy thì đối phương có khả năng sẽ tìm đến đối thủ cạnh tranh của bạn.

3, Chiêu mộ nhân tài

Tôi có quen với một người khởi nghiệp giỏi. Công tác chiêu mộ nhân tài của anh ta luôn rất kém. Nhưng sau một lần đầu tư PR, bên nhân sự của anh ta đột nhiên nhận được rất nhiều CV xin việc.

Ngày nay, các công ty khởi nghiệp nhiều không đếm xuể nhưng nhân tài lại có hạn. Nếu bạn có thể thu hút được nhiều người ứng tuyển trước. Vậy thì cơ hội để bạn có thể tiếp xúc với nhân tài sẽ càng nhiều hơn.

4, Cơ hội hợp tác

Nếu bạn có mức độ nổi tiếng cao trong ngành nghề. Việc hợp tác với các doanh nghiệp khác cũng sẽ dễ dàng hơn. Nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn. PR sẽ mang lại nhiều cơ hội hợp tác và phát triển hơn cho doanh nghiệp của bạn.

5, Tinh thần của tập thể

Thực ra, nhân viên họ rất muốn nhìn thấy những báo các tích cực của công ty. Ví dụ, mỗi lần về quê ăn tết họ không cần phải mất công giải thích với bạn bè người thân về công việc của mình. Chỉ cần đưa cho họ một bài báo hoặc google cho họ xem lại được. Được làm việc trong một công ty có tiếng, cảm giác sẽ hạnh phúc hơn nhiều.

6, PR trong tương lai

Công ty càng lớn, PR càng quan trọng. Công tác PR giống như một dòng nước chảy không ngừng nghỉ. Trong tương lai khi bạn cần đến một lượng lớn phương tiện truyền thông đưa tin. Tất cả mọi mối quan hệ và dư luận hiện tại đều sẽ là nền móng cho công tác PR của bạn trong tương lai. Mọi việc đều nên phải có sự chuẩn bị lâu dài. Đừng để đến lúc muốn ăn dưa rồi mới đi cày đất thì đã quá muộn rồi.

Bạn thực sự hiểu rõ thế nào là PR không?

PR chẳng phải là viết bài rồi tìm truyền thông đăng tin sao? PR chẳng phải là mở một cuộc họp báo để nói cho mọi người biết rằng sản phẩm của bạn có thể lật độ BAT. PR chẳng phải là lừa người sao?…Người khởi nghiệp cần phải lưu ý rằng, nói không thành có, nói giả thành thật đó không phải là PR.

Tên gọi đầy đủ của PR là Public relationship nghĩa là quan hệ chông chúng. Xây dựng mối quan hệ có lợi với công chúng. Đây là một công tác lâu dài, bạn có thể đột phá ưu thế, né tránh bất lợi. Nhưng đừng chỉ nghĩ tới lợi ích ngắn hạn mà cố ý làm giả, nói dối…

Vậy nếu tổng kết bản chất của PR thì đó là gì? Đó là thông qua thiết kế và quảng bá thông tin, xây dựng nhận thức công chúng tốt đẹp.

So với quảng cáo chỉ chú trọng tới việc nhồi nhét tin tức. PR chú ý nhiều hơn tới việc nói chuyện trao đổi với công chúng. Tự nhiên, ầm thầm ảnh hưởng tới công chúng với chi phí thấp.

Khi bạn cần tới một đoạn văn đơn giản nhất để giới thiệu về phương án kinh doanh của mình. Khi các nhà báo phỏng vấn bạn. Khi bạn muốn sản phẩm của mình được nhiều phương tiện truyền thông biết đến. Khi sản phẩm của bạn xuất hiện những thông tin tiêu cực trái chiều…Bạn đều phải cần tới PR.

>> Làm thế nào để Marketing-quảng cáo có sức hút như phim điện ảnh Holywood?

6 bước quan trọng trong công tác PR

Để làm tốt công tác PR không hề dễ dàng gì. Bạn đừng cho rằng chỉ cần không ngừng quảng bá bản thân bạn tốt như thế nào ra bên ngoài là mọi việc đều sẽ suôn sẻ. Không chừng còn sẽ bị phản tác dụng. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia. Một lần PR chuyên nghiệp ít nhất cần tới 6 bước thực hiện.

Công ty khởi nghiệp phải làm thế nào để nhanh chóng làm tốt công tác PR? Mời các bạn cùng tham khảo ví dụ thực tế dưới đây:

Bối cảnh: Công ty A chuyên làm công tác phục vụ thị trường.

Mục tiêu: Hy vọng có thể thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư hơn nữa thông qua truyền thông đưa tin.

Vậy làm thế nào để triển khai công tác PR chuyên nghiệp? Chúng ta hãy cùng nhau mổ xẻ, phân tích 6 bước làm dưới đây

1, Phân khúc mục tiêu

Những công tác PR có mục tiêu khác nhau sẽ có đối tượng công chúng, nội dung thiết kế và kênh quảng bá khác nhau. Kết quả cuối cùng cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.

Công ty A muốn xây dựng lợi thế để thu hút nguồn vốn. Phải phân khúc mục tiêu thành: thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Nhất là với các đơn vị đầu tư có khunh hướng đầu tư phục vụ doanh nghiệp. Đồng thời hy vọng đơn vị đầu tư sẽ chủ động liên lạc.

Mục tiêu này sẽ dùng để chỉ đạo một công tác PR. Ví dụ nội dung thiết kế phải phù hợp với hệ thống lời nói của họ. Phải chắt lọc ra một số điểm chính quan trọng để đánh trúng tâm lý của họ. Đơn vị truyền thông phải quảng bá tới những người đầu tư này một cách chính xác.

Bao gồm cả việc phải thiết kế hoàn hảo con đường mà nhà đầu tư sẽ liên hệ với bạn. Do vậy, công tác đầu tiên phải làm trong quá trình PR đó là phân khúc mục tiêu.

2, Mổ xẻ và phân tích công chúng

Sau khi xác định được mục tiêu, phải xem xét nhóm đối tượng mà bạn hướng tới có đặc điểm gì? Làm thế nào để lấy lòng họ? Làm thế nào để thể hiện hành vi mà bạn muốn?

Vẫn là ví dụ công ty A. Đối mặt với thị trường phục vụ doanh nghiệp hot hit. Bạn hy vọng đơn vị đầu tư mà bạn muốn thiết lập liên hệ, họ có những triết lý đầu tư gì? Họ đã từng đầu tư cho những mô hình có liên quan nào? Có những điểm tối kỵ nào trong đầu tư? Sử dụng đơn vị truyền thông nào?…

Tất cả những điều này đều cần phải tìm hiểu và nghiên cứu. Ghi chép lại những nội dung thông tin này. Coi nó là nguồn tư liệu cho công tác thiết kế nội dung.

3, Thiết kế nội dung

Sau khi kết thúc công tác mổ xẻ và phân tích đối tượng công chúng. Công tác quan trọng tiếp theo đó là thiết kế nội dung. Nội dung thiết kế phải chuyên nghiệp. Ví dụ như công ty lúc này, ít nhất phải chuẩn bị 3 nội dung sau:

Một là, sắp xếp những nội dung quan trọng trong toàn bộ mô hình. Ngôn ngữ, lời nói sẽ đối thoại ra bên ngoài. Thường sẽ bao gồm: tóm tắt thị trường, phân tích ngành nghề, mô tả nỗi đau nhu cầu, mô hình kinh doanh thương mại, phân tích sản phẩm cạnh tranh, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu đội ngũ doanh nghiệp, kế hoạch phát triển, kế hoạch tài chính…

Để thiết kế được phần nội dung này. Bạn cần phải tham khảo kết quả phân tích đối tượng công chúng hướng tới và tình hình thực tế của mô hình. Phải né tránh những nội dung đề cập tới bí mật kinh doanh thương mại của doanh nghiệp.

Hai là, một bản tin đầu tư tài chính chuyên nghiệp để các bậc thầy truyền thông tham khảo. Trọng tâm của phần này là nằm ở việc phơi bày lô-gic và điểm sáng của mô hình này đứng trên góc độ người đọc. Khiến bài viết có sức hút, thu hút được người đọc, có nội dung để đọc. Tối kỵ nhất là việc hết lời khen ngợi mô hình của bạn…Đây là phần thử thách rất lớn đối với mức độ chuyên nghiệp của PR.

Ba là, giới thiệu đơn giản và ngắn gọn về mô hình của bạn. Thậm chí là có thể tổng kết bằng một câu nói. Đối với những vấn đề của bản thân doanh nghiệp kinh doanh. Không thể thể hiện thông tin hoàn chỉnh, chính xác chỉ bằng một câu hoặc một đoạn văn ngắn được. Làm như vậy sẽ không có ý nghĩa gì.

Nhưng trong công tác truyền thông, nó lại có ý nghĩa rất lớn. “Ipod có thể giúp bạn bỏ túi hàng nghìn bài hát”. Và “Ưu thế của Ipod là ở chỗ không gian lưu trữ lớn, lên tới 1GB. Lớn hơn rất nhiều so với các thiết bị Mp3 khác”. Các mô tả nào sẽ càng dễ dàng lấy được lòng bạn hơn?

Lời giới thiệt đơn giản và ngắn gọn này giống như đi thang máy vậy. Quan trọng là ở chỗ có thể mang lại tiện ích cho khách hàng trong thời gian ngắn.

4, Liên hệ với đơn vị truyền thông

Sau khi đã chuẩn bị xong nội dung. Chúng ta sẽ bắt đầu tới công tác liên hệ với đơn vị truyền thông. Căn cứ đặc điểm mục tiêu và đối tượng công chúng mà bạn hướng tới, việc lựa chọn đơn vị truyền thông cũng sẽ có những điểm khách biệt.

Khi liên hệ với đơn vị truyền thông, 3 nội dung mà bạn đã chuẩn bị ở trên có thể bắt đầu phát huy tác dụng. Trên thực tế, càng là những đơn vị truyền thông có tiếng thì sẽ càng coi trọng tới việc mô hình của bạn có giá trị để đưa tin hay không?

Đừng coi truyền thông phát hành bản thảo giống như đầu tư quảng cáo. Chỉ cần bỏ tiền là xong. Công việc của bạn đó là phải truyền đạt lại điểm sáng trong mô hình kinh doanh của bạn cho chuyên gia truyền thông. Ví dụ như công ty A, hy vọng có thể tạo được lợi thế vốn đầu tư. Nên chọn những đơn vị truyền thông trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, khởi nghiệp, đầu tư và kinh tế tài chính…

5, Giám sát tình hình dư luận

Rất nhiều người nghĩ rằng, nội dung PR đã được đăng tải là công việc PR đã kết thúc. Sự thực hoàn toàn không phải vậy. Nhất là trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. Bạn cần phải quan tâm tới tình hình dư luận sau đó. Công chúng bình luận bạn như thế nào? Đối thủ cạnh tranh có những phản ứng ra sao? Thậm chí sẽ có người nói xấu, bóc phốt bạn…

Tất cả những điều này đều có khả năng xuất hiện khủng hoảng quan hệ công chúng. Do vậy, bạn cần phải chuẩn bị trước một số đối sách trước khi xuất hiện tình trạng này.

6, Liên tục lên tiếng

PR là một công tác dài hạn. Chi phí của nó không cao nhưng lại có tác dụng rất lớn. Do vậy, bạn nên thường xuyên định kỳ cập nhật động thái của mình. Ví dụ như update sản phẩm mới, chiến lược hợp tác, công tác thị trường…

Điều này vừa để duy trì mối quan hệ truyền thông. Vừa giúp đối tượng công chúng của bạn có thể tiếp nhận được những thông tin mới nhất. Và để duy trì mức độ tươi mới cho thương hiệu.

Trả lời