Kế hoạch kinh doanh với tư cách là phương châm chỉ đạo kinh doanh, mục tiêu kinh doanh, công cụ quản lý của công ty và doanh nghiệp. Nó liên quan tới sự thành bại trong kinh doanh doanh nghiệp. Có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vậy kế hoạch kinh doanh công ty sẽ bao gồm những nội dung gì?
1, Ý nghĩa kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh là quá trình thực hiện quyết sách kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Đồng thời cũng là cơ sở nền tảng trong các hoạt động quản lý công ty, doanh nghiệp như: tổ chức, điều chỉnh, kiểm soát và sáng tạo mới. Kế hoạch là những dự tính, phương án thực hiện khoa học nhằm mục đích thực hiện mục tiêu doanh nghiệp.
(1), Kế hoạch kinh doanh là chỉ yêu cầu của công ty, doanh nghiệp theo chế độ quản lý nội bộ
Kế hoạch kinh doanh là những nội dung quy định và sắp xếp công việc về phương hướng mục tiêu, chiến lược phát triển và phương thức nhiệm vụ của công ty, doanh nghiệp tại một khoảng thời gian nào đó trong tương lai.
Những nội dung quy định và sắp xếp công việc này thường được thể hiện bằng chữ hoặc chỉ tiêu. Và là một phần trong quản lý tài liệu của doanh nghiệp.
Kế hoạch kinh doanh không chỉ bao gồm mục tiêu phát triển và sắp xếp công việc trong công ty, doanh nghiệp. Mà còn bao gồm những nhiệm vụ và mục tiêu phân giải cụ thể về thời gian và không gian, cách thức thực hiện mục tiêu và hoàn thành nhiệm vụ, kiểm tra và sát hạch kết quả.
(2), Quyết sách là tiền đề của kế hoạch, kế hoạch là kết quả của quyết sách
Kế hoạch là những sắp xếp kế hoạch được triển khai thực hiện trong hoạt động kinh doanh nhằm để thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu đặc biệt của doanh nghiệp.
Trong một khoảng thời gian nhất định, doanh nghiệp sẽ phân tích tổng kết các nhân tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài, so sánh các giai đoạn phát triển của bản thân doanh nghiệp đối với các hoạt động kinh doanh nhằm để hoàn thành những nhiệm vụ và mục tiêu đặc biệt đó.
(3), Kế hoạch kinh doanh nhằm để phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu kinh doanh
Quyết sách kinh doanh giúp công ty, doanh nghiệp xác lập nhiệm vụ và mục tiêu phát triển. Đồng thời làm rõ phương thức thực hiện. Kế hoạch làm việc là việc triển khai và phân giải cụ thể hơn nữa đối với các quyết sách làm việc.
(4), Kế hoạch kinh doanh là chức trách công việc mà các cấp quản lý trong công ty, doanh nghiệp cần phải thực hiện
Từ người quản lý cấp cao cho tới người quản lý cấp dưới đều phải xây dựng các mục tiêu kế hoạch. Đồng thời triển khai công việc theo kế hoạch đó.
Sau khi xác định rõ các mục tiêu chiến lược tổng thể và các mục tiêu nhỏ xoay quanh mục tiêu tổng thể đó. Người quản lý các cấp công ty, doanh nghiệp nên cân nhắc xây dựng kế hoạch kinh doanh cho riêng mình nhằm đáp ứng nhu cầu của các mục tiêu nhỏ căn cứ trên mục tiêu chiến lược tổng thể.
(5), Kế hoạch kinh doanh là một trong những cách thức và phương pháp quản lý quan trọng
Người quản lý công ty cần phải căn cứ trên tình hình hoàn thành kế hoạch để kiểm tra, đôn đốc và bồi dưỡng đội ngũ quản lý.
2, Nguyên tắc xây dựng kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh là việc công ty, doanh nghiệp căn cứ theo yêu cầu thị trường bên ngoài và năng lực kinh doanh của bản thân công ty, doanh nghiệp xây dựng mục tiêu kinh trong một khoảng thời gian nhất định. Bao gồm các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Doanh nghiệp thông qua việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, thực hiện kế hoạch kinh doanh và kiểm soát kế hoạch kinh doanh để sắp xếp các hoạt động kinh doanh một cách khoa học và hợp lý.
Tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên của doanh nghiệp để cung cấp cho thị trường những dịch vụ và sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch kinh doanh cần phải tuân theo một số các nguyên tắc sau:
(1), Nguyên tắc hệ thống
Doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch kinh doanh, không những phải xem xét tới bản thân doanh nghiệp mà còn phải nhận thức một cách đầy đủ về những điều kiện bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt.
Nếu không thể xem xét một cách đầy đủ những ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đối với doanh nghiệp. Việc thực hiện kế hoạch kinh doanh chắc chắn sẽ gặp phải khó khăn và trở lực.
(2), Nguyên tắc toàn cục
Kế hoạch kinh doanh là quy định về hành vi tổng thể của doanh nghiệp. Doanh nghiệp trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh thường xuyên tiếp xúc với các bên có liên quan tới lợi ích trong ngoài doanh nghiệp.
Trong thời gian ngắn, những bên có liên quan đến lợi ích này thường phát sinh mâu thuẫn. Doanh nghiệp khi đối mặt với nhiều mâu thuẫn nên phải lấy đại cục làm trọng. Bảo đảm lợi ích doanh nghiệp trên cơ sở phục tùng đại cục.
>> Kế hoạch kinh doanh Thực phẩm sạch như thế nào
(3), Nguyên tắc cân bằng
Bản thân doanh nghiệp luôn tồn tại mâu thuẫn giữa các điều kiện bên trong và bên ngoài. Do vậy mọi phương diện trong sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp đều phải cân bằng với các yếu tố bên ngoài.
Ngoài ra, còn phải hài hòa với các bộ phận, các khâu trong nội bộ doanh nghiệp. Duy trì mối quan hệ tỷ lệ hợp lý nhất định giữa chúng.
(4), Nguyên tắc lợi ích
Kế hoạch kinh doanh doanh nghiệp cần phải lấy việc đề cao lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội làm trọng tâm. Không những phải có được lợi ích trong việc khai thác và chế tạo sản phẩm mang tính giai đoạn. Hơn nữa còn phải xem xét tới lợi ích sản phẩm trong quá trình lưu thông và sử dụng.
(5), Nguyên tắc linh hoạt
Kế hoạch kinh doanh là quy định về mục tiêu và hành động trong tương lai của doanh nghiệp. Nhưng vì tương lai không mang tính xác định. Do vậy việc xây dựng kế hoạch kinh doanh phải có tính linh động nhất định. Trong quá trình thực hiện kế hoạch càng phải quan tâm nhiều hơn tới các nhân tố không xác định. Để điều chỉnh và sửa đổi kịp thời khi cần.
3, Nội dung kế hoạch kinh doanh
(1), Kế hoạch thu nhập
Là chỉ mức thu nhập, doanh số bán hàng trong kỳ. Mục tiêu kinh doanh, dự tính phân tích thị trường là những căn cứ quan trong để xây dựng kế hoạch sản xuất. Bao gồm chủng loại sản phẩm tiêu thụ, số lượng, thu nhập, tỷ suất lợi nhuận, thời gian giao hàng và kênh thị trường…
(2), Kế hoạch sản xuất
Là chỉ số lượng sản phẩm cần phải hoàn thành sản xuất trong kỳ. Chủ yếu căn cứ trên kế hoạch bán hàng. Bao gồm tên sản phẩm, quy cách chủng loại sản phẩm, số lượng và sản lượng… Đây sẽ là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch sử dụng nhân công, kế hoạch sử dụng tiền lương, kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu và kế hoạch sử dụng công nghệ kỹ thuật…
(3), Kế hoạch tiền lương lao động
Là chỉ tổng lượng nhân công, lao động và tổng chi phí tiền lương cần phải sử dụng trong kỳ. Được xây dựng căn cứ trên kế hoạch sản xuất, kế hoạch sử dụng công nghệ kỹ thuật… Chủ yếu báo gồm: số lượng nhân công các loại, định mức lao động, tổng tiền lương và mục tiêu đào tạo nhân viên…
(4), Kế hoạch khai thác sản phẩm mới
Là chỉ việc nghiên cứu và chế tạo thêm các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất. Kế hoạch sản xuất sản phẩm mới thể hiện sự sáng tạo về công nghệ và sản phẩm của doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp đảm bảo vị trí chủ đạo trong cạnh tranh thị trường.
Kế hoạch nghiên cứu sản phẩm mới bao gồm các nội dung như: thiết kế sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm, sản xuất thử và chuẩn bị công nghệ kỹ thuật…
(5), Kế hoạch cung cấp vật tư
Là chỉ việc cung cấp vật tư đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất doanh nghiệp. Được xây dựng căn cứ trên kế hoạch sản xuất, kế hoạch nghiên cứu sản phẩm mới và kế hoạch sử dụng công nghệ kỹ thuật…Kế hoạch cung ứng vật tư giúp tận dụng và tiết kiệm vật tư một cách hợp lý. Giảm thiểu chiếm dụng tiền vốn.
Chủ yếu bao gồm lượng cung cấp, kênh cung cấp và thời hạn cung cấp các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu, động năng, thiết bị, linh kiện, công cụ mua ngoài…cho quá trình sản xuất, nghiên cứu, sửa chữa…
(6), Kế hoạch giá thành sản phẩm
Xây dựng căn cứ trên kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiền lương lao động và kế hoạch cung cấp vật tư trên tiêu chuẩn định mức lao động và định mức nguyên vật liệu. Từ đó xác định giá thành sản phẩm một cách khoa học và hợp lý.
Kế hoạch giá thành sản phẩm có tác dụng bảo đảm trong việc tiết kiệm nhân lực, vật lực, chi phí và nâng cao doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kế hoạch giá thành sản phẩm bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất và bán hàng cần sử dụng. Cụ thể bao gồm: kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm, kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm và kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm…
(7), Kế hoạch tài chính
Là dự tính kế quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Xây dựng căn cứ trên kế hoạch sản xuất, kế hoạch thu nhập, kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch tiền lương lao động và kế hoạch chi phí giá thành…
Kế hoạch tài chính có tác dụng quan trọng trong việc bảo đảm doanh nghiệp thực hiện mục tiêu kinh doanh và sử dụng tiền vốn một cách hợp lý.
Kế hoạch tài chính thông thường sẽ bao gồm: kế hoạch tiền vốn, kế hoạch doanh thu, kế hoạch sử dụng nguồn quỹ, kế hoạch thu chi tài chính… Là sự phản ánh tổng hợp về kết quả kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phải căn cứ trên trình độ trang thiết bị, công nghệ và giai đoạn phát triển để xây dựng kế hoạch thi công công nghệ, kỹ thuật hợp lý, kế hoạch đầu tư vốn cố định, kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, kế hoạch lắp ráp…