Người khác làm kinh doanh tốt, nhưng bạn làm thì lại không có khởi sắc

Hiện nay ngày càng nhiều người kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại sao vậy? Lý do là bởi kinh doanh dịch vụ ăn uống đầu tư vốn nhỏ, ít rủi ro, rào cản thấp. Nắm bắt nhanh và ít bị thương mại điện tử công kích.

Đối với những người có ước mơ khởi nghiệp, mở nhà hàng hoặc mở cửa hàng đều là sự lựa chọn hàng đầu. Điều này khiến trào lưu copy trong ngành dịch vụ ăn uống ngày càng nhiều. Cạnh tranh khốc liệt. Chỉ cần có chút ý tưởng sáng tạo, lập tức sẽ được copy rộng rãi.

Trong ngành dịch vụ ăn uống thường xuyên xuất hiện một hiện tượng. Một người khởi nghiệp nào đó thấy con phố này chưa có ai bán bánh cuốn. Mà xung quanh bán kính 5 km cũng không có cửa hàng tương tự.

Thế là, anh ta hồ hởi tìm địa điểm, mở cửa hàng kinh doanh bánh cuốn. Do đây là loại thức ăn được nhiều người yêu thích. Cộng thêm khẩu vị thơm ngon nên mới rất kinh doanh rất náo nhiệt. Anh ta rất đắc ý. Nhưng không ngờ rằng, chưa đầy 3 tháng sau. Một cửa hàng bánh cuốn khác đang bắt đầu sửa sang chuẩn bị khai trương.

3 tháng sau nữa, lại mọc lên một cửa hàng tương tự. Hơn nữa những cửa hàng mới mở sau này. Do rút kinh nghiệm thiếu xót từ cửa hàng trước mà làm ăn quy củ hơn. Từ trang hoàng, dịch vụ cho tới mô hình kinh doanh…Nên càng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Điều này khiến cho những cửa hàng kinh doanh trước đó vốn đang rất náo nhiệt trở nên nguội lạnh.

Cũng giống như vậy, vốn đang kinh doanh có lời mà giờ đây có thể giữ được gốc là may mắn lắm rồi. Do đối thủ cạnh  tranh ùn ùn kéo tới. Dự án kinh doanh vốn đang rất hot lập tức trở thành gánh nặng.

Không kinh doanh nữa cũng không được, vì đã ký hợp đồng thuê đất 2 năm. Nếu tiếp tục kinh doanh, lời lãi chẳng được bao nhiêu. Thậm chí còn có thể bị lỗ vốn. Chẳng khác nào đi làm thuê cho chủ nhà.

Rốt cuộc là do nguyên nhân gì khiến một dự án vốn đang kinh doanh rất hot lại trở thành gánh nặng? Là do người khởi nghiệp không có tầm nhìn, không có năng lực sao? Hay là do hương vị không ngon?

Tất cả đều không phải. Nguyên nhân căn bản ở đây là do rào cản của cửa hàng quá thấp, bờ hộ đê quá nông. Người khác dễ dàng mô phỏng bắt trước. Kiếm ít tiền còn được. Chứ kiếm nhiều tiền chắc chắn sẽ có cả tá người đến để bắt chước.

Dịch vụ ăn uống là ngành có rào cản phổ thông tương đối thấp, bờ hộ đê tương đối nông. Nếu bạn có rào cản cao, bờ hộ đê đủ sâu thì chắc chắn sẽ nâng cao sức cạnh tranh. Để chống đỡ lại đại đa số đối thủ cạnh tranh.

Do vậy, kinh doanh một ý tưởng có rào cản, có bờ hộ đê là điều rất quan trọng trong sức cạnh tranh của người khởi nghiệp. Đây chính là vấn đề quan trọng đầu tiên mà người khởi nghiệp cần phải xem xét và suy nghĩ.

Không có sức cạnh tranh sẽ rất khó sinh tồn. Không có rào cản và bờ hộ đê sẽ rất khó kinh doanh lâu dài và kiếm được nhiều tiền.

Vậy thế nào là bờ hộ để và rào cản? Nó được thể hiện ở một số phương diện sau:

1, Sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao

Kỹ thuật sản phẩm phải không dễ bị người khác bắt chước.

2, Thương hiệu, tiếng nói dư luận

Tiếng nói dư luận thương hiệu là thứ lắng đọng trong nhận thức của người tiêu dùng. Không thể copy một cách cưỡng chế được.

3, Năng lực của người quản lý

Người quản lý có năng lực cao thấp sẽ quyết định các mặt như hiệu năng nhân viên, quy trình cửa hàng, hình thức kinh doanh, môi trường, phương thức Marketing có đạt được hiệu quả tối đa hay không.

4, Sở hữu những nguồn tài nguyên mà người khác không có.

Vậy làm thế nào để nâng cao rào cản và bờ hộ đê? Rào cản và bờ hộ đê chủ yếu được thể hiện ở những phương diện sau:

1, Rào cản kỹ thuật

Kỹ thuật sản phẩm là rào cản và bờ hộ đê lớn nhất. Sở dĩ HuaWei trở thành công ty hàng đầu thế giới là do hàng năm đầu tư hàng tỷ đồng vào công tác nghiên cứu và sáng chế.

Lenovo vì ham cái lợi trước mắt, nên chỉ đáp ứng người tiêu dùng về phần lắp ráp máy tính. Dần dần đã bị giới khoa học đào thải.

Cũng giống như vậy, ngành dịch vụ ăn uống cũng cần phải có kỹ thuật để làm rào cản. Cản trở đối thủ cạnh tranh.

Nếu là dịch vụ đồ ăn nhanh, hàm lượng kỹ thuật sẽ tương đối thấp. Dĩ nhiên, sẽ giống như KFC làm bánh Humberger, gà rán tỉ mỷ đến diệu kỳ. Lựa chọn địa chỉ kinh doanh cũng phải có một bộ quy tắc riêng.

Đó cũng chính là hàm lượng kỹ thuật. Nhưng đại đa số các cửa hàng đồ ăn nhanh thường chỉ cần bán nhiều lợi ít. Mà không hề suy nghĩ tới cái gọi là hàm lượng kỹ thuật. Nên đại đa số đều không có rào cản.

Muốn có hàm lượng lỹ thuật, cần phải có công thức pha chế và phương pháp thao tác đặc biệt. Công thức pha chế của Cô-ca-cô-la luôn là một bí mật tày trời. Các doanh nghiệp Cô-ca khác không bao giờ sản xuất ra được loại thức uống giống như Cô-ca-cô-la. Đây chính là  bí quyết để sự nghiệp của Cô-ca-cô-la mãi mãi thanh xuân trường tồn.

Cần phải khiến cho khách hàng cảm thấy rằng, chỉ khi ăn ở cửa hàng của bạn mới có được hương vị như vậy. Những cửa hàng khác không thể làm được.

Tôi đã từng thưởng thức món phở ở một cửa hàng nọ. Món nước dùng của cửa hàng rất ngon và đặc biệt. Khiến tôi lần nào muốn ăn cũng phải chạy rất xa. Hơn nữa mỗi lần tới nơi đều phải xếp hàng rất dài.

Vốn dĩ, ở bên cạnh quán phở này  cũng có một số những quán phở khác. Nhưng hầu hết đều chỉ kinh doanh nửa năm là đóng cửa. Duy chỉ có ông chủ cửa hàng này rất thâm thuý trong việc chế biến nước dùng mà không ai có thể học được. Đảm bảo rào cản đủ cao, đủ để đánh bật mọi đối thủ cạnh tranh.

2, Rào cản mô hình

Hiện nay mô hình kinh doanh và doanh thu của nhiều cửa hàng vẫn rất truyền thống. Có thể nói chỉ cần học qua là biết, rất khó có được ưu thế riêng. Hơn nữa, một số mô hình cửa hàng mới mở hiện nay đã phá vỡ mô hình truyền thống. Hình thành những mô hình và kiểu chơi mới.

Điều này khiến nhiều người khởi nghiệp mang tư duy truyền thống rất khó thích ứng. Vì không thích ứng nên tạo thành rào cản.

Ví dụ, trước kia cần có cửa hàng trước rồi mới có sản phẩm, rồi mới có sản phẩm bán chạy. Sau đó mới có tiếng nói dư luận và thương hiệu. Còn ngày nay thì sao? Xuất hiện một lượng lớn những người chơi Marketing online.

Mô hình của họ đó là thông qua Marketing sự kiện hình thành sản phẩm bán chạy. Xây dựng KOL, hình thành tiếng nói dư luận và thương hiệu. Sau đó mới thu nạp nguồn vốn, mở cửa hàng diện tích lớn. Khiến giá trị sản phẩm được tối đa hoá. Đây là kiểu chơi mà hầu hết những người kinh doanh dịch vụ ăn uống không thể theo kịp.

Có những cửa hàng, cung cấp cổ phần cho nhân viên. Có thầy dạy trò. Nhận hoa hồng theo biểu hiện làm việc của từng người. Có những cửa hàng xây dược một liên hệ sâu rộng với khách hàng thông qua mạng xã hội. Thậm chí trở thành bạn bè, hình thành một lượng Fans trung thành lớn. Những mô hình kinh doanh độc đáo này đã tạo nên rào cản với những người kinh doanh truyền thống.

3, Rào cản thương hiệu

Có những cửa hàng lựa chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền. Sinh ra đã mang trong mình ưu thế về thương hiệu. Đây là điều mà những cửa hàng khởi nghiệp kinh doanh nhỏ khó lòng theo kịp.

Những cửa hàng có thương hiệu này chỉ cần mở cửa hàng là đã có lưu lượng khách. Nhanh chóng vượt xa so với những cửa hàng vô danh tiểu tốt khác.

Có những cửa hàng của siêu sao, ngôi sao. Mang trong mình vinh quang siêu sao bẩm sinh, vốn tự có Fans lưu lượng. Hay có những cửa hàng nhận được giải thưởng lớn, được các cấp lãnh đạo khẳng định…Tất cả những điều này đều hình thành nên rào cản đối với những người khởi nghiệp khác.

>> Nhiều người nghĩ kinh doanh Ăn uống kiếm tiền, nhưng thực ra lại là cách đầu tư dễ mất tiền nhất

4, Rào cản quản lý

Cửa hàng tuy nhỏ nhưng gì cũng có. Đề cập tới mọi mặt, mọi nhân tố như: thu mua, kho, sản xuất, bán hàng, Marketing, kênh phân phối, quản lý nhân viên…

Đây là một hệ thống tương đối hoàn chỉnh. Những người khởi nghiệp biết cách quản lý sẽ luôn quản lý cửa hàng nhỏ của mình một cách có trật tự. Phát huy đầy đủ tính tích cực của nhân viên, khiến họ luôn tự chủ, tự giác. Vừa có doanh thu, vừa có thể giải phóng thời gian và sức lực cho ông chủ. Những cửa hàng như vậy không bao lâu sau sẽ có thể mở được chi nhánh.

Những người khởi nghiệp không biết cách quản lý sẽ giống như người lính cứu hoá. Dập lửa khắp nơi, thoát ly khỏi chủ cửa hàng là sẽ không biết cách phải tự mình vận hành như thế nào.

Có thể khiến  cửa hàng sống sót được đã là không tồi rồi. Không đủ khả năng để tiếp tục mở rộng. Biết cách quản lý và không biết cách quản lý là sự khác biệt về năng lực. Sự khác biệt đó cũng là một rào cản.

5, Rào cản về điều kiện môi trường

Môi trường của một cửa hàng sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp đầu tiên trong lòng khách hàng. Ấn tượng đầu tiên này luôn luôn sâu đậm. Sản sinh sức ảnh hưởng trong ý thức ngầm của khách hàng. Do vậy, điều kiện môi trường tốt xấu luôn sẽ ảnh hưởng ngầm tới tình trạng kinh doanh của cửa hàng.

Có thể xây dựng một môi trường kinh doanh tốt đẹp hay không? Điều này phụ thuộc vào khả năng quản lý của chủ cửa hàng. Đây cũng là một rào cản quan trọng nhằm phân biệt bạn và đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ trang trí cửa hàng. Có những chủ cửa hàng, tìm bừa lấy một người thiết kế hoạch kỹ sư thi công, trang trí qua loa là xong. Nhưng có những chủ cửa hàng lại suy nghĩ và xem xét rất tỷ mỉ về văn hoá thiết kế mà cửa hàng muốn truyền tải.

Họ luôn chú trọng tới mọi vấn đề và nhiều mặt như: đường đi lối lại cho khách hàng, vệ sinh sạch sẽ, mức độ hài hoà, thân thiện, xây dựng hình tượng thương hiệu, trang trí cửa hàng…Trang trí cửa hàng không phải là việc chỉ cần bỏ tiền ra là xong. Mà cần phải dùng tâm, dùng suy nghĩ khoa học để đạt được những hiệu quả cao nhất.

Đơn giản như vệ sinh phòng khách. Nghe có vẻ rất đơn giản, những nó lại phản ánh rất nhiều thứ. Nó thể hiện trình độ học vấn và quản lý của người làm chủ. Những lúc rảnh rỗi, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ thì không khó gì.

Nhưng những lúc bận rộn thì sao? Dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh như thế nào? Khách hàng rời khỏi bàn ăn bao nhiêu lâu sau phải dọn bàn, lau bàn, lau sàn…Có nên dùng chất tẩy rửa hay không?…Tất cả những thứ này đều cần phải có những yêu cầu mang tính quy tắc.

Khi đến các cửa hàng KFC, McDonald’s, Pizza Hut… bạn sẽ phát hiện ra rằng công tác vệ sinh của họ vô cùng tỉ mỉ. Có thể nói ngoài sản phẩm thì công tác vệ sinh thường xuyên luôn luôn được chú trọng nhất.

Hay đơn giản như âm nhạc trong phòng khách. Nên phát nhạc trong nước hay nhạc quốc tế? Nên phát nhạc có tiết tấu nhanh hay chậm? Nhạc không lời hay nhạc Rock? Âm lượng bao nhiêu thì phù hợp?…

Những vấn đề này trông thì rất đơn giản không có gì. Nhưng bởi nó kéo dài trong toàn bộ quá trình kinh doanh, đối mặt với tất cả khách hàng. Nên ảnh hưởng mà nó mang lại sẽ không thể xem nhẹ được.

Nếu không tạo dựng tốt điều kiện môi trường, bất giác sẽ nảy sinh sự thay đổi trong kinh doanh cửa hàng. Mà đến chủ cửa hàng cũng không thể phát hiện ra. Ví dụ, khách hàng ngồi ngay bên cạnh bàn ăn. Nhưng bát canh thừa của vị khách trước vẫn còn để ở trên bàn mà chưa được thu dọn.

Khách hàng gọi nhiều lần mà không có ai phản hồi. Điều này sẽ để lại ấn tượng gì trong lòng khách hàng? “Nhà hàng này bẩn, quản lý kém”…Những ấn tượng này sẽ bất giác ăn sâu vào trong suy nghĩ của khách hàng.

Chú trọng điều kiện môi trường. Những người kinh doanh biết tạo dựng môi trường một cách khoa học, hiển nhiên sẽ tạo nên rào cản đối với những người khởi nghiệp khác.

6, Rào cản văn hoá

Có những thương hiệu mang trong mình những câu chuyện, hình thành văn hoá thương hiệu độc đáo. Những câu chuyện đó khiến thương hiệu của họ trở nên thi vị và có tâm hồn hơn. Tạo thành sức truyền bá và lan tỏa văn hóa độc đáo.

Khách hàng đến với cửa hàng không chỉ để thưởng thức đồ ăn ngon. Mà còn được hun đúc văn hóa. Cảm giác ăn uống có phẩm vị và có giá trị hơn. Vô hình chung hình thành giá trị gia tăng.

Điều này trở thành rào cản cao đối với những cửa hàng nhỏ không có văn hóa thương hiệu.

7, Rào cản dịch vụ

Khả năng dịch vụ là một biểu hiện tinh thần văn hóa. Dịch vụ trông rất đơn giản nhưng lại thể hiện tầng bậc và trình độ quản lý của người quản lý. Tại sao những thứ vớt lên từ đáy biển lại có thể ra mắt thị trường? Lý do là bởi bạn không thể học được quản lý và dịch vụ được vớt lên từ dưới đáy biển đó.

Tại sao lại không học được? Bởi sự sùng bái về dịch vụ sớm đã trở thành văn hóa trọng tâm của doanh nghiệp. Trở thành một tín ngưỡng giữa người quản lý và nhân viên. Được coi là việc quan trọng nhất để làm. Mà những cửa hàng thông thường khác không thể làm được. Và điều này cũng tạo nên rào cản giữa bạn và đối thủ cạnh tranh.

8, Rào cản Marketing

Những người khởi nghiệp biết cách Marketing với đủ các chiêu trò khác nhau. Hiển nhiên sẽ có ưu thế hơn những người kiên trì với các phương pháp truyền thống. Ví dụ bạn mở cửa hàng kinh doanh Piza, người khác cũng kinh doanh Piza, sản phẩm, phục vụ, trang trí cửa hàng tương tự như bạn.

Nhưng có những lúc bạn không hiểu vì sao cửa hàng nhà người ta lại kinh doanh tốt đến vậy. Lý do đối phương có tài khoản xã hội tương tác với khách hàng. Liên tục update trạng thái mới, cung cấp cho khách hàng những thông tin kịp thời và có giá trị. Nâng cao sự gắn kết giữa họ và khách hàng.

Ngoài ra đối phương còn có chính sách trợ giá. Giảm 50% từ chiếc bánh thứ 2 trở đi, điều này giúp thu hút được nhiều khách hàng và nâng cao doanh số bán hàng.

Đối phương còn tổ chức hoạt động nam nữ kết hợp 1 người sẽ được miễn phí. Tạo rất nhiều cơ hội thể hiện cho đám mày râu. Tạo không khí hẹn hò cũng giúp tăng thêm lưu lượng khách.

Công phu đằng sau những phương pháp Marketing này bạn không thể thấy được trên bề mặt. Nhưng nó lại giúp họ có được rào cản vững chãi trước đối thủ cạnh tranh.

Trả lời