Kế hoạch kinh doanh gia vị thực phẩm, ngành kinh doanh lời cao

Ngày nay, gia vị thực phẩm là nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi căn bếp, gắn liền với đời sống hàng ngày của mỗi bữa ăn gia đình người Việt Nam. Hiện tại, thị trường trong và ngoài nước cung cấp rất nhiều loại gia vị hấp dẫn làm tăng thêm hương vị khi chế biến các món thịt, cá, rau, củ, quả. Theo nguyên cứu thị trường kinh doanh thực phẩm thì hiện tại khá ít các nhà doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh chuyên sâu vào mặt hàng gia vị thực phẩm này. Bởi thường, những nơi mở quán như siêu thị, cửa hàng tạp hóa, tiểu thương ở chợ thường bán kèm theo gia vị, nhưng vẫn không thể cung cấp được đầy đủ tất cả các loại gia vị cần cho khách hàng.

Hiểu được tầm quan trọng này, bytuong.com sẽ gợi ý nhỏ một mô hình khởi nghiệp mới cho bạn đó là : Kinh doanh gia vị thực phẩm, ngành kinh doanh lời cao. Để thực hiện mở cửa hàng kinh doanh các mặt hàng gia vị thực phẩm, trước tiên bạn cần lên một bản kế hoạch dự thảo mô hình kinh doanh gia vị thực phẩm thật chu đáo để tự tin thực hiện mở cửa hàng ngay cho mình nhé!

I, Lập bản kế hoạch kinh doanh

Để mở một cửa hàng kinh doanh gia vị thực phẩm bạn cần lên bản kế hoạch bao gồm: Nguyên cứu thị trường, Các mặt hàng kinh doanh, Nguồn hàng, Mặt bằng kinh doanh, Vốn đầu tư, Chiến dịch Marketing quảng bá cửa hàng, thu hút khách hàng. Ngoài ra, bạn còn phải đề ra 3 mục tiêu thực hiện như sau:

+ Phục vụ tốt khách hàng ở nơi cửa hàng kinh doanh gia vị thực phẩm.

+ Ưu tiên phát triển những sản phẩm có thể phục vụ tốt nhu cầu nhiều đối tượng, sau đó mới phát triển những sản phẩm chuyên biệt.

+ Phát triển đội ngũ bán hàng có nghiệp vụ bán tốt, tâm lý, hiểu khách hàng, thu hút khách hàng đến lâu dài.

1, Tìm hiểu thị trường

Liệt kê cụ thể những đối thủ cạnh tranh ở nơi bạn kinh doanh. Đó là những đối tượng cụ thể nào? Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của họ so với mô hình kinh doanh của bạn, để từ đó hoạch định ra sách lược đánh bại họ.

2, Sơ lược các mặt hàng kinh doanh

Bạn có thể lập danh sách các mặt hàng gia vị cần kinh doanh như sau:

– Các loại muối: Muối ớt, muối ớt – chanh (+ xả), muối ớt – tôm, muối ớt – rau răm; muối tiêu, muối tiêu – chanh, muối mè …

– Các loại mắm: Mắm tôm, mắm tép, mắm tôm chua, mắm cáy, mắm cua đồng, mắm bò hóc, mắm ba khía, mắm nêm, mắm ruốc.…

– Các loại tương: Tương hột, tương đen, tương ớt, tương cà …

– Các loại nước chấm: Nước mắm các loại, nước tương các loại …

– Các loại hành: Hành tím lột nguyên tép, hành lá khô xắt nhỏ …

– Các loại tỏi: Tỏi lột nguyên tép, tỏi xay nhuyễn …

– Dầu ớt, Sa tế ớt, giấm ớt – tỏi …

– Các loại me: Me chín, me xanh, lá me …

– Cà ri, ngũ vị hương, bột nghệ …

– Nước màu (kho cá, thịt …).

– Gia vị nấu/hầm các món.

– Gia vị tẩm ướp các món.

– Gia vị ăn kèm với cơm.

– ..v.v..

>> Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh nhu yếu phẩm hàng ngày

3, Tìm nhà phân phối

Liệt kê cụ thể những nhà cung cấp và những thông tin liên quan đến họ (ở đâu, cung cấp gì, kĩ thuật sản xuất ra sao, tiêu chuẩn chất lượng thế nào …?). Để lấy những thông tin này bạn chỉ cần lên web tìm những mặt hàng mình mua, xem xét giá từ nhiều chỗ và chọn sản phẩm kèm giá mua vừa ý.

4, Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh

Bạn muốn kinh doanh tại nhà hay đi thuê, vị trí mở cửa hàng có đông dân cư không, mặt tiền hay trong hẻm. Lời khuyên cho bạn là nên mở cửa hàng gia vị thực phẩm tập trung tại những nơi đông người như chợ, khu công nghiệp, nơi tập trung nhiều khu chung cư, khu dân cư đông đúc…  Và nếu bạn đi thuê mặt bằng thì giá cả bao nhiêu, không gian rộng không, bao nhiêu m2.

5, Xác định vốn đầu tư

+ Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.

+ Chi bao nhiêu?

+ Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?

Nếu như bạn không có đủ nguồn vốn này hãy chọn cách đi mượn người thân bạn bè, trường hợp không thể mượn được hiện chọn phương án vay tại ngân hàng với lãi xuất thấp.

Trường hợp bạn mở cửa hàng lớn thì cần phải thuê nhân viên bán hàng. Hãy giải quyết bài toán thuê nhân viên: Nếu thuê bao nhiêu người? Chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương? Ngoài giờ? Phụ cấp? Thưởng? Hỗ trợ? Giờ giấc? Đồng phục? Trang thiết bị? Quy định làm việc.

6, Chiến dịch Marketing quảng bá cửa hàng

Bạn cần lập một kế hoạch marketing là:

+ Segment (phân loại khách hàng)

+ Target (chọn khách hàng mục tiêu)

+  Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). 

Trước khi khai trương cửa hàng gia vị thực phẩm bạn cần thực hiện các chiến dịch quảng cáo, marketing cho kế hoạch kinh doanh của mình như:

– Phát tờ rơi: Phát tờ rơi đến những khách hàng tiềm năng, mẫu tờ rơi tạo ấn tượng in bằng giấy trắng thường, có đính kèm phiếu giảm giá khi đến mua hàng.

– Tạo hiệu ứng Facebook, đây là chiến lược quảng bá sản phẩm lâu dài mỗi ngày bạn đều cung cấp các mặt hàng gia vị thiết thực kèm theo hình ảnh, video thiết thực; đừng quên miêu tả sản phẩm công dụng cho thực tế nhé.

– Quảng cáo tại cửa hàng gia vị thực phẩm: Cần có chiến lược níu kéo khách hàng lâu dài, chúng ta sẽ tặng phiếu giảm giá áp dụng theo tháng, mức giảm giá 20% – 30% duy trì loại sản phẩm.

7, Cạnh tranh giá cả:

Giá bán sản phẩm của bạn có cạnh tranh nổi với giá bán sản phẩm của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Nếu khách hàng ở xa thì bạn có giao hàng đến tay họ hay không? Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng mua hàng của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?

II, Xây dựng thương hiệu

Đã xác định kinh doanh các mặt hàng gia vị thực phẩm thì đầu tiên là bạn phải làm nổi bật thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây: Sản phẩm của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì? Bạn phục vụ khách hàng như thế nào? Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?

*Và cần lưu ý nắm rõ các vấn đề sau:

– Tùy theo thời gian trong năm, mùa mưa nắng bạn nhập các mặt hàng gia vị cần thiết.’

– Nhập hàng số lượng nhiều càng có chiếc khấu cao.

– Nên mở thêm trang web, fanpage để làm đại lý bán sỉ – lẻ thu hút khách hàng từ tất cả các vùng miền.

–  Kiểm tra hàng tồn, hàng quá hạn thường xuyên.

– Nên lấy thêm các mặt hàng nước ngoài để người dùng có thể đánh giá được chất lượng tại cửa hàng của bạn.

–  Tư vấn chăm sóc khách hàng: Cần chú ý vào phong cách phục vụ, thái độ, cư xử, hành động … của nhân viên khi tiếp khách ở từng trường hợp cụ thể như thế nào.

–  Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi bán hàng.

– Để mô hình kinh doanh gia vị thực phẩm đến thời điểm “sẵn sàng” bạn cần lên lịch trình thực hiện cho từng giai đoạn, buộc phải hoàn thành đúng tiến độ.

– Sử dụng phần mềm quản lý các mặt hàng gia vị thực phẩm hiệu quả.

– Kiểm tra chất lượng sản phẩm về giá cả lên xuống, hạn sử dụng, cách trưng bày mỗi ngày.

Đây chỉ là bảng demo “Kế hoạch kinh doanh gia vị thực phẩm, ngành kinh doanh lời cao” dành cho những bạn trẻ muốn thử sức kinh doanh mặt hàng gia vị thực phẩm. Nên nhớ phải thực hiện bảng kế hoạch cho mình thật chu toàn để tránh những rắc rối, khó khăn xảy ra trong quá trình kinh doanh. Chúc bạn thành công với mô hình kinh doanh mặt hàng gia vị thực phẩm của mình nhé!

Trả lời