Vấn an toàn thực phẩm đã và đang là vấn đề nhức nhối được nhiều người quan tâm. Ngày càng có nhiều tin tức, thông tin chia sẻ về những cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn, sử dụng hóa chất độc hại, những loại trái cây được ngâm thuốc để tươi lâu hơn, rau được tưới nhớt để trong tươi,…. Tất cả những thông trên đều khiến cho tâm lý tiêu dùng của người dân ngày càng lo lắng, họ không còn biết nên tin vào đâu để bảo vệ sức khỏe của mình. Chính vì vậy, nhu cầu tim mua thực phẩm sạch phục vụ cho bữa ăn hằng ngày của mình trở nên cần thiết hơn. Ngày càng có nhiều cửa hàng, gian hàng trong siêu thị đều kinh doanh thực phẩm sạch để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Kế hoạch kinh doanh Thực phẩm sạch như thế nào thông qua bài phân tích này. Mời các bạn cùng đón đọc.
Kế hoạch kinh doanh thực phẩm sạch – Khảo sát thị trường
Trước khi bắt đầu mở cửa hàng kinh doanh, chúng ta cần tiến hành khảo sát thị trường. Bạn cần tìm hiểu xem nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người dân ở khu vực dự định kinh doanh như thế nào. Mặc dù vấn đề an toàn thực phẩm luôn được người tiêu dùng quan tâm nhưng không phải ai cũng mua thực phẩm sạch tùy vào nhiều yếu tố. Chúng ta có thể dễ nhận ra rằng những người dân sống ở thành phố, những người có mức sống ổn định họ sẽ quan tâm đến sức khỏe và lựa chọn khắt khe về thực phẩm họ sử dụng hằng ngày hơn. Còn những người tiêu dùng ở nông thôn họ sẽ bận tâm về giá cả khi đi chợ nhiều hơn là nguồn gốc và vì nó gần nhà. Cho nên, nếu mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch bạn nên chọn đối tượng người tiêu dùng ở thành phố vì họ có nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch hơn.
Xung quanh khu vực dự định mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch có nhiều siêu thị hay cửa hàng cũng kinh doanh thực phẩm sạch không? Bạn cần phải tìm hiểu về số lượng đối thủ cạnh tranh, quá trình hoạt động của họ, các chiến lược bán hàng họ đưa ra và tình hình hoạt động của họ thời gian qua là như thế nào để từ đó xem xét khả năng cạnh tranh của mình có vượt qua được đối thủ hay không.
Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch
Cửa hàng thực phẩm sạch nên ở gần các khu dân cư đông đúc, không có hệ thống siêu thị nào ở xung quanh, nơi có giao thông thuận lợi và dễ tìm thấy cửa hàng. Vì lựa chọn mặt bằng ở trung tâm thành phố nên chi phí thuê sẽ cao hơn.
Tìm kiếm nguồn thực phẩm sạch để kinh doanh ở đâu?
Về nguồn thực phẩm sạch, chúng ta sẽ tìm kiếm tại các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi theo quy trình VietGAP và được cấp giấy chứng nhận để đảo bảo chất lượng và có cớ sở chứng minh với khách hàng. Chúng ta có thể đến các trang trại nuôi heo, bò, gà để hỏi và sau đó chuyển cho bên chế biến để mổ thịt làm sạch và chia thành từng phần khác nhau. Đối với rau sẽ đến tận nhà vườn để thu mua và đóng gói. Ngoài ra, có một cách nữa giúp bạn tiết kiệm thời gian và công đoạn thực hiện hơn đó là nhập hàng từ các cơ sở chế biến sẵn và họ đã đóng gói rồi. Bạn chỉ cần nhập thực phẩm về kinh doanh.
Nên tập trung kinh doanh một loại sản phẩm hay đa dạng hóa nhiều sản phẩm sạch khác nhau
Bạn có thể chỉ tập trung kinh doanh các loại rau củ sạch hoặc chỉ kinh doanh thực phẩm tươi sống như thịt heo, thịt bò, thịt gà,… Tuy nhiên, mình nghĩ rằng để đáp ứng nhu cầu khách hàng và thu hút nhiều người đến mua hơn bạn nên đa dạng hóa nhiều sản phẩm vao gồm cả rau củ, hoa quả và thực phẩm tươi sống. Tâm lý khách hàng khi đi mua hàng sẽ muốn mua thêm nhiều thứ nếu thấy trước mắt. Ví dụ như chị A đi vào cửa hàng của bạn với mục đích chỉ mua thịt heo sạch nhưng vì nhìn thấy rau củ tươi ngon nên muốn mua thêm về để nấu hoặc xay sinh tố. Do đó, đa dạng hóa nhiều sản phẩm sẽ giúp tăng lượng tiêu thụ sản phẩm của khách hàng đến mua hơn.
Đầu tư mua trang thiết bị trong cửa hàng
Thực phẩm sạch vì không sử dụng đến các loại thuốc bảo vệ thực phẩm để giữ độ tươi cho nên những thực phẩm này sẽ có hạn sử dụng ngắn hơn. Để duy trì độ tươi ngon và đảm bảo chất lượng sản phẩm bạn nên có các thiết bị bảo quản thực phẩm trong cửa hàng mình như tủ mát, tủ lạnh, máy điều chỉnh nhiệt độ trong cửa hàng,….
>> Hướng dẫn mở cửa hàng thực phẩm sạch năm 2019
Nên có giấy chứng nhận thực phẩm sạch, chứng minh nguồn gốc sản phẩm để tạo lòng tin với khách hàng
Để khách hàng tin tưởng chắc chắn đây là thực phẩm sạch bạn nên cung cấp các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và giấy chứng nhận chất lượng được cấp. Bạn nên in ra và treo trong cửa hàng ở hai bên tường và một bản phóng lớn ở ngoài cửa hàng. Khi khách hàng nhìn thấy những giấy tờ này phần nhiều họ sẽ cảm thấy tin tưởng và an tâm khi mua hàng hơn.
Quản lý nhân sự – Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng
Bạn nên tuyển từ 2 – 3 nhân viên bán hàng để hỗ trợ. Khách hàng sẽ tò mò và muốn biết về nguồn gốc hay các tiêu chuẩn liên quan đến thực phẩm vì vậy bạn phải đào tạo nhân viên về các kiến thức liên quan đến thực phẩm sạch này để khi được khách hàng hỏi tới họ có thể trả lời tốt. Ngoài ra, về thái độ phục vụ khách hàng phải nhiệt tình, vui vẻ và tôn trọng khách hàng.
Đặt tên cho cửa hàng, thiết kế logo
Tên cửa hàng nên được đặt bằng các từ ngữ đon giản nhưng ghép lại tạo ra sự độc đáo. Không nên sử dụng tên nước ngoài hoặc ký tự lạ vì nó khiến khách hàng khó đọc và khó nhớ. Logo bạn chỉ nên thiết kế đơn giản và thể thiện được chất lượng sản phẩm mà bạn kinh doanh.
Dự phòng rủi ro trong kinh doanh cửa hàng thực phẩm sạch
Mặc dù nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch là rất nhiều nhưng nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam vẫn chấp nhận việc bỏ qua chất lượng thực phẩm. Tâm lý những người tiêu dùng, đặc biệt là các bà nội trợ thường sẽ chọn nơi gần nhất để mua thực phẩm ví dụ như chợ, hoặc siêu thị gần nhà. Do đó dù họ muốn sử dụng thực phẩm sạch nhưng vì cửa hàng ở xa so với nhà của họ nên họ sẽ bỏ qua việc ghé cửa hàng của bạn để mua hàng. Ngoài ra, chính vì nhu cầu thực phẩm sạch là rất cao nên nhiều người lợi dụng việc này để kinh doanh những thực phẩm bẩn gắn mác thực phẩm sạch khiến cho lòng tin của người tiêu dùng ngày càng thấp với thực phẩm sạch tại Việt Nam. Chính vì vậy, khâu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng rất quan trọng. Vì những lý do trên, mình nghĩ rằng thời gian đầu chúng ta không nên mở cửa hàng quá lớn vì sẽ có rủi ro. Nên bắt đầu với một cửa hàng nhỏ để thăm dò nhu cầu, thái độ mua hàng của khách hàng trước và xây dựng uy tín, thương hiệu. Sau thời gian ổn định thì hãy quyết định mở rộng quy mô kinh doanh.
Vốn đầu tư bao nhiêu cho cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch
Mở cửa hàng thực phẩm sạch chúng ta cần chi phí cho việc thuê mặt bằng khoảng 10 – 15 triệu/tháng. Tiền mua trang thiết bị khoảng 50 triệu. Tiền nhập hàng: thời gian đầu nhập ít và nhập theo ngày nên chúng ta dự tính khoảng 5 triệu/ngày, giá thực phẩm sạch cao hơn giá các thực phẩm thường khác. Tiền trang trí cửa hàng: 3 triệu. Tiền đầu tư cho quảng cáo, marketing: thời gian đầu đầu tư khoảng 10 đến 15 triệu. Tiền thuê nhân viên: lương mỗi nhân viên khoảng 4 triệu/tháng. Ngoài ra, còn có vốn dự phòng để phòng ngừa rủi ro kinh doanh.