Xin chào. Tôi đang có ý tưởng mở shop bán phụ kiện điện thoại với số vốn khoảng 70tr nhưng chưa có kinh nghiệm kinh doanh cũng như chưa hiểu về thị trường lắm. Vậy admin có thể giúp tôi định hướng những vấn đề cơ bản để mở shop và những khó khăn có thể gặp phải được không ạ.
Xin cảm ơn rất nhiều.!
[Chuyên gia tư vấn]-làm kinh doanh
Chào bạn Dat Pham! Việc không hiểu về thị trường, không có kiến thức trong kinh doanh là vấn đề mà rất nhiều starup gặp phải hiện nay. Nếu chưa có kỹ năng, chưa hiểu về ngành nghề kinh doanh, đừng nên nóng vội, bạn có thể học hỏi từ từ, tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức trước khi bắt đầu đầu tư.
Những khó khăn có thể gặp phải khi mở shop bán phụ kiện điện thoại
Có thể gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường
Khi mở cửa hàng bán phụ kiện điện thoại, bạn có thể đối mặt với nhiều hãng cạnh tranh trên thị trường, bên cạnh những hãng có uy tín, cũng có không ít hãy mới thành lập… Nếu không có chiến lược phù hợp, nếu không khám phá được điểm mạnh, năng lực lõi bạn có thể sẽ không thể cạnh tranh và gặp thất bại.
Khó khăn về nguồn vốn kinh doanh
Với số vốn kinh doanh nhỏ chỉ 70 triệu đồng, bạn sẽ phải lo cho rất nhiều công việc:
- Mặt bằng
- Hàng hóa
- Quầy kệ
- Nhân viên
- Vận chuyển
Bạn cần phải tính toán và ước lượng các khoản chi phí để phân bổ cho phù hợp. Thêm vào đó, trong thời gian đầu của hoạt động kinh doanh, bạn có thể gặp những khó khăn trong việc thu hồi vốn, thu hút khách hàng… Bạn cần có nguồn vốn để duy trì hoạt động.
>> Tư vấn lập kế hoạch kinh doanh – bán phụ kiện điện thoại ở vùng núi
Khó khăn trong phân bổ, sắp xếp thời gian
Để chuẩn bị cho một hành trình kinh doanh dài, bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức. Bạn có thể sẽ phải bỏ công việc hiện tại để tập trung cho cửa hàng phụ kiện điện thoại (bị mất nguồn thu nhập), bạn có thể không có thời gian cho gia đình, không có thời gian cho những mối quan hệ. Trong cuộc sống này, muốn thành công đôi khi bạn phải đánh đổi với những thứ gì đó, bên cạnh thời gian bạn có thể đánh đổi cả sức khỏe. Chính vì vậy, bạn không nên nóng vội, hãy bình tĩnh, tất cả mọi thức bạn có thể học hỏi từ từ. Hãy kinh doanh khi bạn đủ lớn mạnh và đủ tự tin.
Những định hướng cơ bản cho bạn
Thứ nhất, tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh, tìm hiểu về thị trường
Nghiên cứu thị trường là một bước vô cùng quan trong nó giúp bạn phát hiện được những cơ hội và thách thức trong kinh doanh. Khi quyết định kinh doanh sản phẩm phụ kiện điện thoại bạn cần phải tìm hiểu sơ lược về thị trường điện thoại hiện nay ở Việt Nam, những sản phẩm điện thoại nào đang được ưa chuộng? Những sản phẩm điện thoại nào được sử dụng nhiều tại điện điểm kinh doanh. Khi nghiên cứu thị trường bạn cần phải tập trung vào một số chủ thể như:
- Khách hàng: Những người sử dụng điện thoại, mức độ quan tâm của họ đến sản phẩm phụ kiện điện thoại? Họ có thể chi trả bao nhiêu cho những sản phẩm này? Khách hàng của bạn có phải là những người thích chạy theo xu hướng hay không?…
- Đối thủ cạnh tranh: Trên thị trường có nhiều người bán phụ kiện điện thoại không? Tình hình kinh doanh của họ như thế nào? Khách hàng đánh giá gì về họ? Những sản phẩm họ cung cấp trên thị trường?…
- Những quy định của pháp luật
- Những ứng dụng công nghệ, Marketing trực tuyến.. được sử dụng khi kinh doanh mặt hàng điện thoại…
Thứ 2, học hỏi kinh nghiệm từ những người thành công, từ thực tế, từ sách báo
Nếu chưa có kiến thức, chưa có kinh nghiệm bạn nên đọc nhiều sách, đọc báo (những bài báo về công nghệ, kinh doanh). Bạn cũng có thể đến các cửa hàng bán phụ kiện điện thoại để quan sát cách thức mà họ kinh doanh và học hỏi từ họ. Bạn cũng có thể tận dụng những mối quan hệ của mình để tìm kiếm thông tin, kiến thức, tìm kiếm những người có kinh nghiệm trong nghề và học hỏi từ họ.
Thứ 3, lên kế hoạch và mục tiêu rõ ràng
Sau khi đã có đủ kiến thức, đủ thông tin… hãy viết ra một bản kế hoạch kinh doanh. Trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn cần phải ghi gõ mục tiêu và thời gian thực hiện. Thêm vào đó, bạn cũng nên phân tích về môi trường vi mô, vĩ mô – những yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời suy nghĩ về những “đường đi nước bước” trong từng giai đoạn cho cửa hàng.
Chúc bạn thành công!