Không thua kém gì ngành dịch vụ ăn uống, thời trang cũng là lĩnh vực có nhu cầu tiêu thụ ở mức cao. Mức sống của con người ngày càng cao, khách hàng luôn mong muốn và có nhu cầu được sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ chất lượng hơn. Họ đã biết dành thời gian để chăm sóc và làm đẹp cho bản thân nhiều hơn trước. Và một trong những sản phẩm mà khách hàng luôn quan tâm đó chính là thời trang. Chính nhu cầu khách hàng không bao giờ thiếu và mức tiêu thụ luôn ở mức cao nên đã có rất nhiều người lựa chọn bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh với một cửa hàng quần áo. Kinh doanh cửa hàng quần áo có thật sự lãi? Và cần chuẩn bị những gì để mở một shop quần áo? Trong bài viết Mở shop quần áo cần chuẩn bị những gì? Bán quần áo lãi bao nhiêu? Này, bytuong.com sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về những kinh nghiệm, những thứ cần chuẩn bị để bắt đầu kinh doanh mở một shop quần áo nhé!
Mở một shop quần áo cần chuẩn bị những gì?
Để bắt đầu kinh doanh mở một shop quần áo, chúng ta cần lên kế hoạch cụ thể về chi phí đầu tư, các loại quần áo sẽ kinh doanh, mặt bằng, khách hàng và marketing để thu hút khách hàng.
Chuẩn bị Giấy phép kinh doanh
Có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc rằng mở shop quần áo thì có cần đăng ký kinh doanh hay không? Câu trả lời sẽ là có. Theo quy định của Chính Phủ – Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh đã chỉ ra rằng, kinh doanh cửa hàng quần áo không thuộc những đối tượng được miễn đăng ký kinh doanh nên chúng ta cần chuẩn bị hồ sơ và đăng ký Giấy phép kinh doanh để đảm bảo việc kinh doanh diễn ra ổn định và đúng quy định của pháp luật.
Nghiên cứu thị trường
Tiếp theo chúng ta cần dành thời gian để nghiên cứu thị trường, đánh giá mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực thời trang hiện nay. Và xác định đối tượng khách hàng mình sẽ hướng đến để có những chiến lược kinh doanh và lựa chọn sản phẩm phù hợp với đối tượng khách hàng đó.
Đối tượng khách hàng mà chúng ta hướng đến là nam, yêu thích tập thể thao: các loại quần áo chúng ta lựa chọn kinh doanh sẽ là đồ thể thao, được thiết kế đơn giản và thoải mái để khách hàng có thể mặc khi đi tập thể dục.
Đối tượng khách hàng là nữ, thu nhập cao: chúng ta có thể hướng đến lựa chọn kinh doanh các mẫu trang phục dạ hội, trang phục đi tiệc được thiết kế sang trọng và tinh tế.
Đối tượng khách hàng là những người công nhân có thu nhập thấp: trang phục chúng ta lựa chọn kinh doanh sẽ là những quần áo giá rẻ nhưng vẫn hợp thời trang.
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh
Để lựa chọn mặt bằng kinh doanh cho cửa hàng quần áo, chúng ta sẽ dựa vào đối tượng khách hàng mình hướng đến và dòng trang phục, quần áo mình sẽ kinh doanh để xác định.
Nếu đối tượng khách hàng của chúng ta là nam, yêu thích thể thao và dòng quần áo chúng ta kinh doanh là những trang phục thể thao năng động thì mặt bằng chúng ta lựa chọn nên gần các phòng tập gym, khu đông dân cư, nơi có tần suất xuất hiện của những người yêu thích thể thao thường xuyên.
Nếu đối tượng khách hàng là công nhân, có thu nhập thập và dòng trang phục giá rẻ là sản phẩm mà chúng ta sẽ kinh doanh thì nên đặt cửa hàng ở gần khu công nghiệp, các khu nhà trọ nơi có đông đối tượng khách hàng là công nhân sinh sống.
Nên chọn cửa hàng ở vị trí có giao thông thuận lợi, đông người qua lại, không gian thoáng mát sạch sẽ và không khuất tầm nhìn của khách hàng. Nếu lựa chọn mặt bằng ở ngoài mặt tiền thì chi phí thuê sẽ đắt hơn so với việc chúng ta lựa chọn mặt bằng ở trong hẻm. Với mỗi vị trí sẽ mang lại những thuận lợi và khó khăn riêng.
Tìm kiếm nguồn hàng ở đâu để kinh doanh
Cũng dựa vào đối tượng khách hàng và dòng sản phẩm mà chúng ta kinh doanh để tìm kiếm nguồn hàng.
Đối với dòng sản phẩm thời trang cao cấp: chúng ta có thể liên hệ với các thương hiệu thời trang nổi tiếng để nhập hàng về, hoặc đăng ký làm đại lý – cơ sở kinh doanh cho thương hiệu đó.
Đối với những dòng sản phẩm có giá thành thấp: chúng ta có thể nhập hàng từ các chợ đầu mối, đại lý phân phối quần áo, các xưởng may đại trà.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể lựa chọn kinh doanh các sản phẩm nhập từ nước ngoài về như từ Hàn, Nhật, Trung quốc, Mỹ,… Chúng ta có thể nhập hàng từ các công ty ở nước ngoài hoặc tự xách tay về nước để kinh doanh.
Nếu bạn có tay nghề và đam mê với lĩnh vực thời trang, có thể tự thiết kế và may lên những bộ trang phục mang thương hiệu và phong cách riêng của mình.
Trang trí và thiết kế cửa hàng quần áo.
Nhìn chung tất cả các cửa hàng quần áo đều cần có kệ hàng, cây treo đồ, ma đơ canh, phòng thay đồ… Tùy theo đối tượng khách hàng và dòng sản phẩm kinh doanh để lựa chọn concept và màu sắc trong cửa hàng.
Giả sử, nếu kinh doanh dòng sản phẩm sang trọng, chúng ta nên thiết kế cửa hàng đơn giản, nhìn sáng sủa, tinh tế và sang trọng. Trang trí thêm hoa tươi, tranh trong cửa hàng để tăng thêm giá trị cho trang phục.
Kế hoạch Marketing cho cửa hàng quần áo
Vào ngày khai trương, chúng ta cần gây được sự chú ý và thu hút khách hàng bằng cách mở nhạc sôi động, trang trí cửa hàng bắt mắt, thuê mascot về nhảy múa hoặc thuê múa lân để nhảy mừng khai trương, cầu mong may mắn và buôn bán đắt.
Thực hiện các chương trình giảm giá vào những ngày lễ, dịp đặc biệt. Tổ chức các gameshow để tìm ra khách hàng may mắn nhận quà từ cửa hàng.
Quan tâm và tri ân đến những khách hàng trung thành và thường xuyên ghé đến cửa hàng.
Kết hợp với kinh doanh online để tăng khả năng tiếp cận với khách hàng và bán được nhiều hàng hơn.
>> Tư duy về Marketing trong kinh doanh Thời trang, Quần áo
Kinh doanh cửa hàng quần áo có lãi không?
Thời trang cùng với ăn uống là hai thị trường có sức mua và nhu cầu khách hàng lớn. Chính vì vậy doanh thu từ hai thị trường này rất nhiều nhưng đồng thời mức độ cạnh tranh cũng rất gay gắt.
Nhiều người bán quần áo đã chia sẻ rằng mức độ sinh lời từ kinh doanh quần áo có thể từ 3-4 lần, hoặc ít nhất cũng lời được một nữa so với số vốn bỏ ra. Nhìn vào con số này, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc kinh doanh shop quần áo chắc chắn sẽ lãi to. Điều đó có thực sự chính xác?
Chúng ta biết rằng, để mở một cửa hàng kinh doanh quần áo tốn rất nhiều chi phí như mặt bằng, chi phí nhập hàng, chi phí trang trí cửa hàng, chi phí thuê nhân viên, chi phí sinh hoạt hằng ngày,… Ngoài ra, không phải cứ nhập hàng về là có thể bán được tất cả. Vẫn sẽ có hàng tồn còn xót lại, và để đẩy hết số hàng tồn đi, cửa hàng phải giảm giá khuyến mãi để thu hút khách hàng và bán cho hết số hàng đó. Do vậy, với doanh thu thu được từ việc bán những mặt hàng thời gian đầu lời đến 3-4 lần, sau khi trừ các chi phí và bù vào tổn thất khi giảm giá bán các sản phẩm tồn kho thì lợi nhuận còn lại cũng không còn bao nhiêu.
Nếu không tính toán kỹ lưỡng và xoay vòng vốn cẩn thận sẽ rất dễ dẫn đến thua lỗ và phá sản. Vì vậy, kinh doanh quần áo có lãi hay không còn tùy thuộc vào cách vận hành và tính toán của chúng ta trong quá trình kinh doanh.
Kinh doanh bất cứ sản phẩm gì cũng không phải là điều dễ dàng. Thời trang là một lĩnh vực có nhu cầu tiêu thụ cao nhưng cũng là một thị trường có sức cạnh tranh lớn. Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có những thông tin cần thiết để bắt đầu kinh doanh shop quần áo cho riêng mình.