Thông thường những thương hiệu thời trang bán chạy mỗi năm nhiều nhất sẽ chỉ tung ra hơn 5000 mẫu thiết kế nhưng Zara mỗi năm ít nhất sẽ tung ra hơn 20,000 mẫu thiết kế.
Những mẫu mã này ra đời bởi đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp riêng của Zara. Mỗi năm Zara cơ hơn 600 nhà thiết kế thường xuyên ra vào tại các tuần thời trang lớn như ở Paris, NewYork…Ngoài ra còn sẽ thâm nhập vào các đường phố lớn ở Nhật Bản, Thượng Hải…để nắm bắt hơi thở thời trang.
Cũng giống như các thành viên trong đội bóng của Pháp, thì tuổi đời bình quân của các nhà thiết kế ở Zara là 26 tuổi.
Đối tượng tiêu dùng chủ yếu của Zara là người trẻ, nên đội ngũ thiết kế dĩ nhiên phải là những người hiểu về giới trẻ nhất.
Những nhà thiết kế này sẽ nhanh chóng gửi các thông tin liên quan tới thời trang về tổng bộ thông qua máy tính cá nhân luôn mang theo người 24/24. Sau đó, ngay lập tức sẽ có các nhà thiết kế chuyên nghiệp và đội ngũ chuyên viên thu mua tìm kiếm và thu thập đủ các nhân tố thời trang, sắp xếp tổ hợp lại, từ khâu thiết kế cải biên cho tới khi xuất kho toàn bộ quy trình không vượt quá 15 ngày.
>> Bí mật của thời trang ZARA (PHẦN 1)
Bởi vậy, khi mà tuần thời trang chưa kết thúc thì những mẫu trang phục tương tự đang được diện trên người của những người mẫu nổi tiếng sớm đã xuất hiện trong cửa hàng của Zara.
Tốc độ nhanh chóng này rất phù hợp với những món ăn nhanh về văn hoá trong thời đại mạng xã hội Instagram, Facebook…như hiện nay: Người ta ngắm nhìn những mẫu thời trang hot trên sàn catwalk thông qua mạng xã hội và hy vọng sẽ nhanh chóng có được nó, dĩ nhiên giá cả phải chăng thì càng tốt. Đây chính là điều khiến Zara thu hút được một lượng lớn những người trẻ thích chạy theo trào lưu.
Thế nhưng hình thức sao chép nhanh gọn lẹ này cũng khiến Zara phải chịu nhiều khiển trách trong ngành đồng thời phải gánh chịu trách nhiệm: Mỗi năm Zara vì lý do này mà nhận được không ít những tờ đơn phạt lên tới hàng chục triệu EUR. Thế nhưng so với mức thu nhập vài chục tỷ EUR mà nói thì số tiền phạt ít ỏi này đâu có đáng gì.
Công nghệ kỹ thuật cao cùng với dữ liệu khủng cũng được ứng dụng rộng rãi trong các cửa hàng của Zara. Camera được lắp đặt xung quanh cửa hàng, giám đốc cửa hàng luôn cầm theo ipad ghi chép lại mọi ý kiến phản hồi của khách hàng một cách kịp thời: những con số, dữ liệu từ những chi tiết nhỏ như: hình vẽ thời trang, nút cài to nhỏ, khoá kéo….các cửa hàng trên toàn thế giới phải gửi về tổng bộ ít nhất là 2 lần mỗi ngày. Sau đó bộ phận sản xuất sẽ kịp thời sửa đổi mẫu mã dựa theo quyết sách của tổng bộ.
Bởi vậy, có người gọi Zara là “Apple” trong ngành thời trang.
Ortega đã cho xây dựng một nhà kho rộng gần 500 nghìn m2 tại Tây Ban Nha, to hơn gấp 9 lần so với nhà kho của Amazon, rộng bằng diện tích của 90 sân vận động lớn. Sản phẩm được phân bố theo nhu cầu đặt hàng của 7475 chi nhánh cửa hàng trên toàn thế giới bằng hệ thống máy móc tự động hoá. Sau khi tự động phân chia theo từng khu vực hàng hoá sẽ được nhân công đóng thùng rồi không ngừng vận chuyển tới khắp mọi nơi trên thế giới.
Để bảo đảm đường truyền tốc độ cao và thông suốt, Zara còn đào 20 km đất để xây dựng hệ thống mạng internet ngầm. Ngoài ra Zara còn có hai căn cứ hàng không riêng, các sản phẩm nằm ngoài châu Âu đều sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không, bảo đảm chỉ sau 3 ngày hàng sẽ có mặt tại các cửa hàng trên toàn thế giới.
Đối mặt với áp lực chi phí, nhiều quốc gia phát triển, doanh nghiệp chế tạo lần lượt mang sản xuất và gia công sản phẩm tới các nước đang phát triển nhưng Ortega vẫn kiên trì 45% sản xuất chế tạo tại châu Âu. Dĩ nhiên ông hiểu rõ rằng điều này sẽ gia tăng chi phí nhân công thế nhưng nó lại bảo đảm được tốc độ, giúp công ty tung ra sản phẩm mới trong thời gian ngắn nhất, điều này ngược lại sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới doanh thu và lợi nhuận.
“Tốc độ là số 1”, đây cũng chính là văn hóa của Ortega, thời gian nằm trong tay ông sẽ thực sự trở thành tiền của.
Mải miết với không việc không thể tự mình giải thoát
Ortega không thích việc khoe mẽ, ông là điển hình của những con người “làm việc tập trung cao độ nhưng làm người lại hết sức khiêm tốn”.
Năm 2017, Ortega với mức tài sản hơn 85 tỷ USD cao hơn so với Bill-Gate và trở thành người giàu nhất thế giới. Hình ảnh về ông chưa từng lộ diện trên bắt cứ kênh phương tiện truyền thông nào.
Ông ra sức trốn tránh xã hội thượng lưu, ngay cả quốc vương Tây Ban Nha muốn gặp mặt ông cũng khó. Và ông càng không thích kết giao với những người quan trọng trong ngân hàng.
Ông nói ông là người đi theo John D. Rockefeller, nên ông tuân thủ một cách nghiêm ngặt mọi lời răn của John D. Rockefeller: “Cách phát tán hình ảnh của bạn tốt nhất trên báo chí đó là đoạn tường thuật nhỏ đăng tải ngày sinh, cuộc đời và cái chết của bạn”.
Ortega người sáng lập đế quốc thời trang nhưng cách ăn mặc của ông lại không thời trang chút nào cả.
Hàng ngày ông thích mặc áo sơ-mi màu xanh lam, chiếc quần casual màu xám và không bao giờ thắt cà vạt. Một điều mà không ai có thể tin được nữa đó là ông không bao giờ mặc bất cứ một mẫu sản phẩm thời trang nào của Zara.
Ortega ăn uống cũng rất giản dị. Mỗi ngày đều ghé vào một quán cà-phê quen thuộc, ăn cơm trưa cùng nhân viên tại nhà ăn. Ông thích ăn khoai tây một trong những món ăn giá rẻ nhất và ông không bao giờ bỏ thừa đồ ăn.
Ortega và vợ sống ẩn cư trong một khu chung cư đơn giản, đi lại bằng chiếc xe Magotan trị giá hơn 20 nghìn USD. Về điểm này thì Ortega rất giống với tỷ phú Mark Zuckerberg, ông đi lại bằng một chiếc xe Honda Jazz trị giá 16 nghìn USD.
Rất nhiều tỷ phú và triệu phú cũng đều giống như vậy, họ không có hứng thú với cuộc sống xa xỉ, họ thích hưởng thụ những niềm vui mà bản thân công việc mang lại cho họ. Tài sản và sự giàu có chỉ là những sản phẩm thành công phụ mà họ có được khi họ theo đuổi đam mê và công việc.
Ortega sớm đã từ bỏ chức vụ CEO tại công ty nhưng hàng ngày ông vẫn là người tới công ty sớm nhất và rời khỏi công ty muộn nhất. Đã từng có nhân viên của ông tiết lộ thông tin rằng: “Tôi đến công ty lúc 9:30 thì thấy Ortega ở trong phòng thời trang nữ, đến 19:00 khi tôi tan ca tôi vẫn thấy ông ấy ở đó. Chỉ cần ông ấy không đi công tác là ông ấy sẽ có mặt ở đó. Có lúc biết ông ấy đi công tác ở Luân-Đôn bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm nhưng buổi trưa bạn lại giật mình vì chợt phát hiện ông ấy đã trở về”.
Mấy năm trước, những lúc công ty bận rộn Ortega còn đích thân dọn dẹp phòng trưng bày, có những lúc hàng gấp ông ấy còn gấp quần áo cùng nhân viên. Có một lần, nhân viên của ông thực sự rất hiếu kỳ nên đã mạnh dạn hỏi ông rằng tại sao ông có nhiều tiền như vậy rồi mà vẫn ra sức làm việc như vậy. Ông chân thành đáp lại rằng: “Có lẽ tôi có thể giống như những thương gia khác ở trong thành phố không làm việc ở phần đời còn lại, nhưng tôi lại thích làm việc”.
Có tiền nhưng lại sống giản dị và làm việc vất vả, điều này khiến nhiều nhân viên trêu đùa rằng: “Nếu làm tỷ phú mà giống như ông ấy (Ortega) thì tôi thà không làm tỷ phú còn hơn.