Hướng dẫn làm Sale và tố chất người làm Sale-Kinh nghiệm tiếp thị

Hướng dẫn làm Sale và tố chất người làm Sale-Kinh nghiệm tiếp thị

Sale hay còn gọi là nhân viên kinh doanh, là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, mang lại doanh thu cho công ty, doanh nghiệp. Nghề sale đã dần trở nên rất phổ biến và là một trong những nghề kiếm được nhiều tiền. Có phải cứ ai làm sale sẽ nhanh giàu, kiếm được nhiều tiền hay không? Chúng ta thường nghe có những người được gọi là best seller, đó là những người bán được nhiều hàng nhất. Vậy làm sao để họ có thể giỏi và thành công như vậy?

Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nghề sale – nhân viên kinh doanh, và tìm xem làm sao để trở thành một best seller thành công với nội dung phân tích Hướng dẫn làm Sale và tố chất người làm Sale-Kinh nghiệm tiếp thị.

Bài phân tích hôm nay chúng ta sẽ chia làm hai nội dung chính đó là:

+ Phần thứ nhất: Hướng dẫn làm Sale và tố chất người làm Sale

+ Phần thứ hai: Kinh nghiệm tiếp thị hiệu quả

Mời các bạn cùng đón đọc.

Phần thứ nhất: Hướng dẫn làm sale và tố chất người làm sale

Nhân viên kinh doanh – saler phải là những người có sự nhạy bén, linh hoạt trong cách làm việc

Để trở thành một nhân viên best seller, bạn cần có sự nhạy bén, linh hoạt trong cách làm việc của mình. Luôn quan sát biểu cảm, thái độ và tâm lý của người mua hàng để nắm bắt tình huống và kịp thời thay đổi cách tư vấn, hay chuyển sang một sản phẩm khác. Yếu tố này không phải cứ học là có được, mà nó được đúc kết từ kinh nghiệm bán hàng qua nhiều thời gian của mỗi cá nhân. Mỗi người sẽ có một cách làm việc khác nhau nên bạn sẽ không thể cố gắng giống những nhân viên sale khác được.

Có kiến thức đầy đủ về sản phẩm, lĩnh vực mình tham gia là điều cơ bản cần có

Đây là điều cơ bản để trở thành một nhân viên kinh doanh. Nhân viên sale là những người sẽ chịu trách nhiệm trong việc tư vấn, hỗ trợ và giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Vì vậy, phải có kiến thức đầy đủ về sản phẩm, lĩnh vực mình tham gia để tư vấn  đầy đủ những thông tin cần thiết cho khách hàng. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp tạo được sự tin tưởng với khách hàng hơn. Nếu bạn không biết gì về sản phẩm mà lại đi tư vấn thì chắc chắn sẽ không ai tin và không mua hàng của bạn rồi. Vì vậy, đừng bỏ quên điều cơ bản này nếu muốn trở thành một nhân viên chốt sale giỏi.

Kỹ năng giao tiếp và đàm phán

Kỹ năng giao tiếp và đàm phán là một trong những kỹ năng quan trọng trong bất cứ ngành nghề nào, đặc biệt là nghề sale. Bạn phải ngoại giao tốt, nói chuyện thu hút và gây được thiện cảm với người đối diện. Sau đó bằng những kiến thức và kỹ năng của mình để tư vấn, thuyết phục khách hàng mua hàng nhiều hơn. Khách hàng tất nhiên sẽ đòi hỏi mình được hưởng nhiều quyền lợi hơn, nên trong quá trình trao đổi bạn phải linh động và đàm phán hiệu quả nhất để chốt được đơn hàng.

Có vốn hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực, đa ngành nghề

Ngoài kiến thức chỉ về lĩnh vực mình tham gia, bytuong.com nghĩ rằng một nhân viên sale giỏi cũng cần có những kiến thức về những lĩnh vực khác, sản phẩm khác và các vấn đề trong xã hội, kinh tế, chính trị để có thể hỗ trợ và tư vấn tốt cho khách hàng. Ngoài ra, việc có hiểu biết rộng giúp bạn có thể bắt đầu nhiều chủ đề nói chuyện tạo sự gần gũi với khách hàng hơn. Nên đây cũng là một gợi ý tốt mà bạn nên tham khảo.

Khả năng chịu áp lực tốt – bản lĩnh cá nhân

Nhân viên sale là một trong những ngành nghề có áp lực công việc rất lớn khi bạn phải chạy chỉ tiêu doanh số, bị khách hàng từ chối liên tục, không thể chốt đơn hàng. Vì vậy, có rất nhiều người vì không chịu nổi áp lực doanh số và không thuyết phục được khách hàng nên đã từ bỏ. Cho thấy nghề sale không phải là một nghề dễ làm. Những người trụ lại trong nghề này thường là những người rất bản lĩnh, chịu áp lực tốt và có kinh nghiệm, kỹ năng tốt trong nghề sale.

Vẻ bề ngoài cần chỉnh chu, lịch sự

Ngày nay, bất cứ công việc nào cũng cần có đến vẻ bề ngoài. Khi vè bề ngoài, ngoại hình của bạn trông sáng sủa, sạch sẻ, lịch thiệp thì sẽ tạo được ấn tượng tốt và gây thiện cảm, tin tưởng nơi khách hàng hơn. Vì vậy, khi bước ra đường gặp khách hàng hay bất kỳ ai, bạn nên đầu tư một chút về ngoại hình của mình nhé!

Kiên trì, chăm chỉ là đức tính cần có của một nhân viên sale

Như ở phần chịu áp lực trong công việc đã có nhắc tới, đã có rất nhiều người từ bỏ công việc sale để chuyển sang một công việc nhàn hạ hơn mặc dù không kiếm được nhiều tiền. Vì vậy, kiên trì chăm chỉ là một đức tính cần có của một nhân viên sale để có thể trụ vững và trở thành nhân viên sale giỏi trong ngành.

>> Kỹ năng bán hàng qua điện thoại – chốt sale liên tục

Phần thứ hai: kinh nghiệm tiếp thị hiệu quả

Đừng cố bán được hàng

Một trong những kinh nghiệm tiếp thị hiệu quả mà bạn nên nhớ đó là đừng bao giờ cố bán được hàng cho bằng được. Nếu bạn cứ cố gắng thúc dục và đưa ra lý do bắt khách hàng phải mua hàng thì bạn đã thất bại rồi. Đây là không phải là điều mà một nhân viên sale nên làm. Công việc của một nhân viên sale đó là tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc và giới thiệu sản phẩm phù hợp với khách hàng. Vì vậy, bạn không cần phải cố bán hàng mà hãy khiến khách hàng tự muốn mua sản phẩm của mình thông qua cách chăm sóc, tư vấn nhiệt tình.

Luôn lắng nghe nhu cầu, chia sẻ của khách hàng

Nhiều nhân viên sale cứ cố gắng nói thật nhiều về sản phẩm, công ty trước khách hàng nhưng đó không phải là cách hay. Chúng ta cũng thường nghĩ rằng là một nhân viên kinh doanh chắc hẳn phải nói rất nhiều. Nhưng bytuong.com nghĩ rằng, bạn nên dành thời gian lắng nghe và chia sẻ những mong muốn, nhu cầu của khách hàng. Đây cũng là cách tạo sự thiện cảm, gần gũi hơn với khách hàng. Nên đừng cố nói quá nhiều, vì đó cũng có thể là con dao hai lưỡi không giúp ích gì được cho chúng ta.

Tạo ra nhu cầu cho khách hàng

Có thể khách hàng chưa có nhu cầu mua hàng, và một nhân viên kinh doanh giỏi là người biết tạo ra nhu cầu cho khách hàng và khiến họ thực sự muốn mua sản phẩm. Đó là kỹ năng gợi mở nhu cầu trong quá trình giao tiếp, tư vấn và chăm sóc khách hàng mà bạn phải dành thời gian đúc kết kinh nghiệm, học hỏi và tự tìm ra phương pháp riêng cho bản thân.

Chăm sóc khách hàng tốt trước, trong và sau khi bán

Luôn chăm sóc khách hàng mọi lúc mọi nơi là điều cần thiết để bạn tạo thiện cảm, thể hiện cho khách hàng thấy sự nhiệt tình, chu đáo của mình dù khách hàng không mua hàng đi chăng nữa. Bạn có thể gọi điện hỏi thăm, chúc sức khỏe hoặc vào những dịp đặc biệt thì gửi quà tặng, gọi điện chúc mừng… Đây là cách bạn tạo được mối quan hệ và gần gũi hơn với khách hàng.

Trong quá trình tư vấn, nên đánh trúng tâm lý khách hàng

Trước khi bắt đầu tư vấn hoặc trong quá trình tư vấn, hỗ trợ khách hàng bạn phải luôn luôn quan sát khách hàng, tìm hiểu những thông tin về khách hàng để xác định nhu cầu, những sản phẩm phù hợp, những lưu ý khi giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, khách hàng cần gì ở một sản phẩm,…để tư vấn và giới thiệu những sản phẩm tốt nhất.

Ví dụ bạn bán xe ô tô, đối tượng khách hàng đến mua là một cặp vợ chồng tầm 50 – 60 tuổi. Với khách hàng lớn tuổi, họ sẽ mong muốn tìm được một chiếc ô tô giá không quá đắt, tiết kiệm nhiên liệu, dễ đi, động cơ êm, ghế ngồi êm, lái xe an toàn,… Đấy chính là những thông tin bạn có được để lấy cơ sở tìm một sản phẩm giới thiệu phù hợp cho khách hàng.

Trả lời