Muốn giữ chân được khách hàng cần phải biết được lý do tại sao chúng ta lại bị mất khách hàng? Tại sao khách hàng lại lựa chọn những nơi khác? Thông thường, những khách hàng không vừa lòng họ sẽ rời bạn đi mà không nói gì. Họ sẽ không cho bạn có cơ hội để giữ chân họ.
Thế nhưng, các chủ cửa hàng nên biết rằng, muốn kinh doanh tốt cửa hàng quần áo, không ngoại trừ hai việc sau:
Một là giữ được chân khách hàng cũ; Hai là không ngừng biến khách hàng mới thành khách hàng cũ.
Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ tới các bí quyết để giữ chân khách hàng cũ và cách biến khách hàng mới trở thành khách hàng cũ.
Thế nào là khách hàng cũ? Khách hàng cũ là chỉ những người đã sử dụng và khá quen thuộc với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Đồng thời có niềm tin với doanh nghiệp, sản phẩm hoặc nhân viên bán hàng ở nhiều mức độ khác nhau. Là những người có nhu cầu và hành vi mua sắm liên tục.
Dân gian định nghĩa: đó là những người mà trong danh bạ của họ có số điện thoại của tôi (nhân viên bán hàng). Là người sẽ nghĩ đến tôi đầu tiên khi mua quần áo.
Khi phục vụ, nhất là phục vụ khách hàng cũ, chúng ta phải nói cho họ biết rằng, chúng ta luôn quan tâm và để ý tới họ, luôn ở bên cạnh họ. Khiến họ cảm thấy yên tâm, thoải mái và vui vẻ.
Tóm lại, có ba bước tiếp thị khách hàng cũ đó là xây dựng mối quan hệ, thúc đẩy tiêu dùng và liên hệ thường ngày.
Nguyên tắc “khách hàng cũ”:
1, Khách hàng là nữ giới, phải đặt mình vào trong hoàn cảnh của khách hàng mới có thể thực sự khiến khách hàng động lòng và giành được sự tín nhiệm của khách hàng.
>> Thực chiến kinh nghiệm mở shop quần áo, quần áo trẻ em (2018)
2, Hãy luôn nhớ rằng: Chúng ta là người bán hàng. Gây dựng doanh thu là chức trách, bổn phận của chúng ta. Mục đích của việc chúng ta làm tất cả mọi thứ để bảo vệ khách hàng đó chính là xây dựng doanh thu, quảng bá hình tượng thương hiệu.
Nhân viên chăm sóc khách hàng phải hiểu rõ về nguyên tắc phục vụ. Rất nhiều nhân viên bán hàng hỏi gì cũng không biết, vốn không phải là gì thân thiết với cửa hàng, không hiểu gì về internet đã bắt tay vào làm việc. Tâm trạng không vui là mắng chửi khách hàng, trừng mắt với khách hàng.
Có những nhân viên nịnh hót khách hàng còn nịnh hót không đúng. Một số nhân viên bán hàng thậm chí còn chỉ biết đến Adidas hay cùng lắm là thêm Chanel. Họ còn không biết đến nhiều thương hiệu đắt đỏ tầm trung khác bằng các ông chủ bán buôn. Họ coi Zara là xa xỉ phẩm, kết quả khách hàng không những không thích họ mà còn nghi ngờ về chất lượng phục vụ và trình độ thiết kế của cửa hàng và sẽ nói cho bạn bè của họ biết.
Nhìn cửa hàng của bạn đứng trên góc độ của khách hàng. Khi bạn muốn nhờ khách hàng điền phiếu điều tra, thì trước tiên bản thân bạn và nhân viên cửa hàng cũng nên thử coi mình là khách hàng và điền vào phiếu điều tra.
Trong phiếu điều tra có liệt kê ra những vấn đề mà các bạn đều cho rằng không liên quan gì hay không? Có đề cập đến những vấn đề mà mọi người thường hay có thói quen né tránh không? Nội dung có đạt được mục đích điều tra của bạn không?
Một chủ ý khác nữa đó là mời khách hàng phát biểu ý kiến trong hội nghị của bạn. Nghe những đánh giá tốt xấu từ khách hàng còn có hiệu quả hơn là việc bạn thể hiện hình ảnh.
Muốn xây dựng độ trung thành của khách hàng còn phải điều chỉnh lại sự kỳ vọng của khách hàng về chất lượng phục vụ ưu việt. Không chỉ đáp ứng giá trị kỳ vọng mà còn phải vượt xa cả giá trị kỳ vọng.
Phải cung cấp được những sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo để khách hàng có thể ghi nhớ bạn. Một khi có khả năng sẽ cá biệt hóa và thậm chí là xây dựng dịch vụ riêng biệt. Như vậy sẽ xây dựng được mối quan hệ đối tác giữa khách hàng và cửa hàng.
Xây dựng những tư liệu khách hàng có hiệu quả. Thế nào là tư liệu khách hàng có hiệu quả? Thường xuyên giữ liên lạc, thường xuyên tương tác, duy trì công tác giao lưu tình cảm mới được gọi khách hàng có hiệu quả. Điều này yêu cầu chúng ta phải đích thân quan tâm tới những trang phục mà khách hàng mua sắm.
Lên tiếng mọi lúc mọi nơi: trước khi khách hàng rời khỏi cửa hàng nhất định phải nói rõ với khách hàng về những điều cần phải chú ý khi giặt giũ, cách bảo quản…
Phải bảo đảm với khách hàng rằng, với những vấn đề mà khách hàng phản ánh chúng ta sẽ kịp thời phản hồi. Ví dụ gửi danh thiếp liên hệ của cửa hàng, nói cho khách hàng biết tên và số điện thoại của nhân viên bán hàng.
Để tiện việc khách hàng có thể liên hệ trực tiếp khi xảy ra vấn đề. Không nên để khách hàng phải lo lắng hay bận tâm về bất cứ điều gì.
Hỏi thăm khách hàng: Sau khi khách hàng đã mua đồ, nên gọi điện thoại hỏi thăm một cách phù hợp. Hỏi khách hàng có thích sản phẩm đã mua không? Mặc có thoải mái không? Có vấn đề gì trong quá trình giặt giũ hay không?…
Quan tâm là hình thức tiếp thị mà khách hàng yêu thích nhất và cũng là hình thức tiếp thị tình cảm nhất. Nếu như chúng ta quan tâm tới khách hàng như khi chúng ta quan tâm tới sản phẩm của mình, khách hàng sẽ càng tin tưởng và tín nhiệm chúng ta hơn. Và họ sẽ trở thành khách hàng lâu dài của chúng ta.
Trước sau như một: Chúng ta cần phải khiến khách hàng hiểu rằng, chúng ta không những có sản phẩm chất lượng mà còn phục vụ rất tận tình chu đáo. Dù là trước trong và sau khi bán hàng, chúng ta đều trước sau như một.
Ví dụ trong toàn bộ quá trình bán hàng bài trí hợp lý, mỉm cười, phục vụ chu đáo nhưng đến cuối cùng lại nhiệt tình với khách hàng khác, vậy thì sẽ khiến khách hàng cảm thấy bị lừa. Khách hàng sẽ nghĩ rằng mục đích của chúng ta là bán hàng nên sẽ không tin tưởng chúng ta nữa.
Phục vụ phải có đầu có cuối. Trước trong và sau khi bán hàng đều phải kết hợp nhuần nhuyễn với nhau, đạt hiệu quả hài hòa và hoàn hảo.
Đầu tư tình cảm: xây dựng hiệu ứng “người một nhà”. Thường xuyên gọi điện hỏi thăm, quan tâm đặc biệt, gửi thiệp mừng nhân dịp lễ, sinh nhật, tặng quà, tổ chức liên hoan…để bày tỏ sự lòng yêu mến đối với khách hàng.
Những tấm thiệp nhỏ, những lời nhắn giản đơn sẽ trở thành sợi dây gắn kết tình cảm giữa người mua và người bán. Mối quan hệ xã giao tốt đẹp sẽ khiến nhiều khách hàng muốn hợp tác và giữ mối quan hệ lâu dài với chúng ta.
Quan tâm tới cảm nhận tâm lý của khách hàng: Cảm nhận khách hàng bằng hành động và lời nói cảm tính. Không ai từ chối sự quan tâm và sự cảm động từ tận đáy lòng cả.
Ví dụ trời đang mưa, khách hàng sau khi đã mua sắm xong chuẩn bị rời khỏi cửa hàng, thì có thể hỏi khách hàng có mang theo ô không. Nếu khách hàng không mang theo ô có thể cung cấp ô cho khách hàng với một khoản tiền đặt cọc nhỏ. Và dặn dò nếu dính nước mưa phải thay quần áo ngay, tránh bị cảm lạnh.
Sau khi khách hàng ra về, có thể gửi tin nhắn cảm ơn tới những khách hàng đã mua sắm trong ngày hôm đó. Cảm ơn khách hàng không quản ngại trời mưa gió vẫn đến để ủng hộ bạn…
Nếu chúng ta ghi nhớ khách hàng, khách hàng cũng sẽ nhớ tới chúng ta.
Chủ cửa hàng cần phải học cách xây dựng hình tượng và nâng cao bản thân. Xây dựng cửa hàng của mình thành một huyền thoại lớn mà ai cũng đều biết đến.
Xây dựng hình tượng bản thân có thể viết câu chuyện của mình trên tấm bảng chuyên dụng trong cửa hàng. Có thể chụp ảnh đường phố, có thể hướng dẫn Fanpages cách phối hợp quần áo. Nhấn mạng cá tính của mình trên website, mạng xã hội. Hoặc có thể thông qua thiết kế thời trang để nói lên tên thương hiệu.
Có hàng trăm hàng nghìn cửa hàng bán quần áo, có hàng tỷ hàng triệu trang phục thời trang, mà sở thích của khách hàng lại không ngừng thay đổi. Nhưng chỉ cần khách hàng có ấn tượng và tình cảm với bạn, thì họ chắc chắn sẽ thường xuyên ghé thăm.