Chợ đầu mối là một trong những nơi nhập hàng lớn của các cửa hàng về các sản phẩm. Chúng ta luôn đến các chợ đầu mối để nhập những mặt hàng như quần áo, giày dép, đồ điện tử, đồ gia dụng…để về kinh doanh. Liệu bạn có thắc mắc hoạt động kinh doanh buôn bán ở các khu chợ đầu mối như thế nào không?
Trong chủ đề hôm nay, để hiểu rõ hơn về ngày hoạt động buôn bán tại chợ đầu mối, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 1 Ngày kinh nghiệm bán quần áo ở Chợ lớn nhất Việt Nam, cùng nhau tìm xem có những kinh nghiệm buôn bán nào cần ghi nhớ và cách bán quần áo ở chợ đầu mối, chợ lớn nhất Việt Nam có gì khác so với bán quần áo ở các cửa hàng shop quần áo thời trang. Mời các bạn cùng đón đọc.
Chúng ta có rất nhiều chợ đầu mối lớn trải dài từ Bắc đến Nam. Chúng ta có thể kể đến một số khu chợ nổi tiếng được nhiều người lên nhập hàng về kinh doanh ví dụ như chợ Thủ Đức – Bình Tây – Bình Điền – An Đông ở thành phố Hồ Chí Minh, chợ Đồng Xuân – Văn Quán ở Hà Nội, hay chợ Sơn Trà ở Đà Nẵng. Đây là những chợ đầu mối lớn chuyên cung cấp các mặt hàng sỉ và lẻ khác nhau. Bán quần áo ở những khu chợ này thì cần có những kinh nghiệm gì? Chúng ta hãy cùng theo dõi tiếp bài phân tích này.
Kinh nghiệm bán quần áo ở chợ lớn nhất Việt Nam – Kỹ năng bán hàng
Nhắc đến chợ chúng ta sẽ nghĩ đến ngay một mô hình kinh doanh với quy mô lớn, bên trong sẽ gồm nhiều tiểu thương cùng chia nhau hoạt động. Chính vì vậy, với quy mô của chợ đầu mối thì sẽ có rất tiểu thương, gian hàng cùng bán quần áo nên mức độ cạnh tranh sẽ rất gay gắt. Trong chợ đầu mối sẽ được chia ra từng khu theo từng mặt hàng khác nhau. Quần áo cũng tương tự vậy. Sẽ có một khu lớn riêng biệt toàn các gian hàng bán quần áo nằm san sát nhau nên khi khách hàng đến có thể thoải mái lựa chọn ở nhiều gian hàng khác nhau. Một trong những yếu tố để thu hút khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh đó chính là kỹ năng bán hàng.
Nhiều người nghĩ rằng chợ đầu mối, mua đồ ở chợ thì giá sẽ rẻ nhưng thật ra giá bán ở đây không hề rẻ và thường được nói khống lên. Một trong những lý do nhiều khách hàng không dám đến chợ mua hàng đó là khi trả giá sẽ bị chửi, người bán rất khó tính và hùng hặc.. Nhiều shop quần áo mở ra, kênh bán quần áo online cũng trở nên rất phát triển, cạnh tranh rất nhiều với chợ truyền thống. Vì vậy, kỹ năng bán hàng cần được xem trọng hơn để tạo lợi thế và thu hút khách hàng. Người bán ở đây đã biết cách mời gọi, chiều lòng khách hàng và thái độ phục vụ khách hàng tốt hơn.
Có rất nhiều gian hàng bán quần áo nằm cạnh nhau nên khách hàng có quyền lựa chọn hơn. Nếu thái độ phục vụ, cách bán hàng không tốt sẽ khiến khách hàng bỏ đi và không mua hàng ở đây nữa.
Bán quần áo ở chợ đầu mối lớn cần lưu ý gì? – Đánh giá khách hàng trước khi ra giá
Khách hàng đến đây thuộc rất nhiều đối tượng ví dụ như học sinh, sinh viên, công nhân, người lao động, nhân viên văn phòng và đa số là người mua sỉ. Các mặt hàng quần áo ở đây không có quy định mức giá cụ thể mà người bán sẽ linh động thay đổi các mức giá khác nhau tùy theo đối tượng khách hàng đó là ai. Họ sẽ thường quan sát, đánh giá khách hàng trước khi ra giá như: khách hàng này có khó tính hay không, là đối tượng khách hàng có thu nhập thấp hay cao, là người có am hiểu về thời trang hay không, họ đang mua vội hay chỉ dạo qua xem, họ quan trọng về chất lượng hơn hay giá cả hơn,… Dựa vào những thông tin quan sát được sẽ là cơ sở để họ ra giá bán. Nên bạn đừng bao giờ nghĩ mua hàng ở chợ đầu mối sẽ được giá rẻ nhất nhé!
Bán quần áo ở chợ đầu mối nhưng vẫn kết hợp với kinh doanh online
Thời đại công nghệ đang rất phát triển, các công cụ kinh doanh online đang nở rộ vì thế các tiểu thương buôn bán quần áo ở các khu chợ này cũng không bỏ qua việc khai thác kênh online để bán hàng. Đa số các gian hàng ở đây đều bán hàng qua mạng xã hội facebook, instagram, zalo. Họ sẽ chụp hình, thêm thông tin, giật tít và đăng lên mạng xã hội kết hợp với chạy quảng cáo để tiếp cận khách hàng.
Cách kinh doanh online này đang dần phổ biến rất nhiều tại các gian hàng ở chợ . Hành vi mua hàng của khách hàng đã thay đổi rất nhiều, họ không còn thói quen mua hàng ở chợ nhiều như trước nữa mà thay vào đó mua hàng online rất nhiều. Do đó, một trong những cách giúp duy trì hoạt động buôn bán quần áo của các tiểu thương ở đây đó chính là kết hợp kinh doanh quần áo online ở trên mạng. Nên nếu bạn là người muốn nhập hàng tại đây về kinh doanh thì có thể đến mua hàng vài lần, sau khi tạo mối quan hệ thành khách quen có thể nhập hàng online để tiết kiệm chi phí và thời gian.
>> Kinh nghiệm bán quần áo ở Chợ (Các mánh bán với người mới)
Các chiến lược cạnh tranh bán hàng gay gắt
Vì ở chợ sẽ có rất nhiều gian hàng nằm cạnh nhau tưởng chừng như là hàng xóm nhưng cạnh tranh rất gay gắt. Nếu bạn để ý có thể thấy khi bước vào chợ các gian hàng thường cạnh tranh nhau bằng việc để bảng giảm giá quần áo ở phía trước gian hàng mình nhằm thu hút khách hàng. Các chương trình giảm giá này sẽ được họ chia sẻ thêm trên mạng xã hội để bán được nhiều hàng nhất.
Khi bạn đi mua hàng tại đây thì cũng đừng nên chỉ nhìn vào mức giá để mua hàng, mà nên đi dạo trước để so sánh giá cả và chất lượng vải sau đó rồi hãy quyết định mua hàng.
Về chất lượng và giá cả các mặt hàng quần áo thời trang ở chợ đầu mối lớn
Các mặt hàng quần áo thời trang ở chợ đầu mối, các khu chợ tại Việt Nam đa số có nguồn gốc từ Quảng Châu, Trung Quốc. Có rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau với nhiều mức giá và chất lượng sản phẩm. Nên nếu bạn đến đây mua hàng thì phải hỏi rõ và kiểm tra nguồn gốc, chất lượng vải thật kỹ trước khi quyết định mua. Việc đổi trả ở đây hơi khó vì hằng ngày có rất nhiều lượt khách ghé đến, chủ cửa hàng không thể nhớ được nên nếu họ có hứa đổi trả bạn cũng nên xin thông tin liên hệ hoặc đồ vật gì đó giúp chứng minh bạn đã đến đây mua hàng, tránh trường hợp khi đến đổi hàng lại không được.
Lượng khách hàng đến mua chủ yếu là khách sỉ rất đông
Vì hành vi mua hàng của khách hàng đã thay đổi khá nhiều, họ mua hàng online nhiều hơn là tự mình ghé đến chợ. Nhiều mặt hàng trên mạng cũng có giá bán ngang với chợ nên việc lựa chọn đến chợ mua đồ đã không còn nhiều. Vì thế, khách đến đây mua quần áo chủ yếu là khách sỉ. Họ đến nhập hàng về để kinh doanh cửa hàng quần áo hoặc online. Đối với khách sỉ thì sẽ bán với mức giá thấp hơn nhưng cũng tương tự như trên đã nhắc đến, các tiểu thương sẽ đánh giá khách hàng rồi mới ra giá. Có những khách sỉ quen thì sẽ được mua hàng với giá rẻ hơn nhưng khách mới. Cho nên, nếu muốn nhập hàng thường xuyên thì nên nhập một chổ để tạo mối quan hệ và mua quần áo được giá rẻ hơn.
Trên đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm bán quần áo ở chợ. Hy vọng những thông tin trong bài phân tích này sẽ giúp bạn trong việc mở cửa hàng bán quần áo. Chúc bạn sớm thành công.