Các bước xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả

Các bước xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả

Để đánh giá hay lựa chọn đầu tư vào một công ty, doanh nghiệp bạn cần tìm hiểu xem mô hình kinh doanh của doanh nghiệp đó như thế nào, nó có hiệu quả và mang lại lợi nhuận hay không? Dựa vào mô hình kinh doanh chúng ta có thể biết được nhiều thứ của một doanh nghiệp. Vậy mô hình kinh doanh là gì? Làm sao để xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả.

Mô hình kinh doanh là gì?

Có rất nhiều khái niệm về mô hình kinh doanh được nhiều nhà kinh tế học trên thế giới phân tích. Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng: Mô hình kinh doanh là mô hình kiếm tiền của doanh nghiệp, nhìn vào mô hình kinh doanh giúp ta có cái nhìn tổng quát hơn về cách thức hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp đó.




BYTUONG-chuyên trang trên 95.000+ ý tưởng kiếm tiền, kinh doanh, ý tưởng tạo giá trị, lợi ích

—–hoặc—–

***

Tìm hiểu thêm

Mô hình kinh doanh giúp chúng ta trả lời những câu hỏi: Doanh nghiệp này kinh doanh sản phẩm gì, họ bán những sản phẩm đó cho ai, làm thế nào để họ sản xuất được những sản phẩm như vậy và phân phối chúng bằng cách nào?

Chỉ có mỗi ý tưởng và tiền không thể giúp doanh nghiệp hoạt động thành công được. Vì vậy, khi bắt đầu các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một mô hình kinh doanh cụ thể, rõ ràng để có thể vận hành mọi hoạt động một cách suôn sẻ.

Làm thế nào để xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả? Các bước xây dựng mô hình kinh doanh.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách xây dựng mô hình kinh doanh riêng để đạt hiệu quả và phù hợp nhất với doanh nghiệp mình. Dưới đây là những đúc kết của Bytuong.com từ những kinh nghiệm của những doanh nghiệp đi trước về việc xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả

1, Tìm hiểu, đánh giá, xác định nhu cầu khách hàng

Để bắt đầu nghĩ về một ý tưởng kinh doanh, chúng ta cần biết đối tượng khách hàng mục tiêu mình hướng đến đang thiếu gì và họ cần thỏa mãn nhu cầu gì, hoặc với đối tượng khách hàng đó thì chúng ta cần làm gì để thu hút sự chú ý và tạo ra nhu cầu sử dụng sản phẩm ở họ.

Việc xác định nhu cầu của khách hàng rất quan trọng, nó là cơ sở để chúng ta vạch ra những ý tưởng và hướng đi cho hoạt động của doanh nghiệp. Chúng ta cần phải biết sản phẩm mình làm ra với mục đích gì thì mới mang lại hiệu quả cao cho cả doanh nghiệp và cho người sử dụng.

2, Lên ý tưởng cho sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Sau khi đã tìm ra nhu cầu của khách hàng, chúng ta cần nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu đó của khách hàng một cách tốt nhất.

Lúc này, doanh nghiệp sẽ bắt tay vào việc nghiên cứu, tạo ra sản phẩm thỏa mãn cả về chất lượng, mẫu mã, giá cả. Sự cạnh tranh trên thương trường rất khốc liệt vì vậy, doanh nghiệp cần tạo ra những sản phẩm có sự khác biệt mạnh mẽ, lợi thế hơn đối thủ nhưng vẫn thỏa mãn được nhu cầu khách hàng.

Những sản phẩm của doanh nghiệp bạn phải khiến khách hàng sẵn sàng mua và họ cảm thấy xứng đáng khi chi tiêu cho sản phẩm đó. Hãy khiến cho khách hàng luôn luôn có suy nghĩ: “Tại sao phải mua sản phẩm của bạn mà không phải là của một doanh nghiệp khác?” Vì: “Sản phẩm của bạn tốt nhất và giá trị nhất”. Giá trị ở đây là về chất lượng, giá trị sử dụng cũng như giá tiền của sản phẩm đó.

>> 7 lĩnh vực mô hình kinh doanh có tỷ lệ thất bại cao nếu khởi nghiệp

3, Xác định được khách hàng mục tiêu, có ý tưởng cho sản phẩm, làm sao để sản xuất

Sau khi đã hoàn thiện được ý tưởng sản phẩm, chúng ta sẽ bắt đầu lên kế hoạch cho việc sản xuất sản phẩm với chi phí thấp nhất nhưng mang lại lợi nhuận lớn nhất.

Để sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại và đầy đủ, đảm bảo năng suất sản xuất sản phẩm. Cần tìm kiếm những nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín giá cả phải chăng nhưng chất lượng vẫn đảm bảo để sản xuất. Tuyển những nhân viên có tay nghề chuyên môn vững và có tinh thần trách nhiệm với công việc.

Doanh nghiệp phải luôn theo sát quá trình sản xuất sản phẩm để chắc chắn không xảy ra sai xót hay sự cố gì khiến chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng. Để thu hút khách hàng hơn, cần thiết kế sản phẩm và bao bì thật bắt mắt và tiện sử dụng nhất.

4, Có sản phẩm rồi, làm sao đưa đến tay khách hàng?

Trong quá trình xây dựng mô hình kinh doanh, chỉ có doanh nghiệp đã biết về khách hàng, còn khách hàng vẫn chưa biết đến sản phẩm và doanh nghiệp. Vậy, làm sao để giới thiệu đến khách hàng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp?

Doanh nghiệp cần lên kế hoạch giới thiệu, quảng bá sản phẩm để khách hàng có thể biết đến sản phẩm bằng các chiến dịch, kế hoạch Marketing như tham gia hội chợ, triển lãm sản phẩm; quảng cáo bằng tờ rơi, áp phích, truyền thông đại chúng; khuyến mãi, dùng thử tại các siêu thị, trung tâm thương mại.

Khi thực hiện các kế hoạch Marketing, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến phản ứng của những khách hàng sử dụng sản phẩm đầu tiên, để rút ra những kinh nghiệm và sai sót cần khắc phục giúp cho sản phẩm hoàn thiện hơn. Đồng thời, nhờ những khách hàng này cùng giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến nhiều khách hàng khác hơn nữa. Đây là một trong những cách PR hiệu quả mà doanh nghiệp cần chú ý và khai thác.

Thiết lập những kênh phân phối hiện đại và tiết kiệm thời gian nhất để sản phẩm có thể đến tay được nhiều khách hàng nhất bằng việc mở các đại lý, cửa hàng hoặc hợp tác với các cơ sở kinh doanh tại địa phương để giới thiệu và kinh doanh sản phẩm.

5, Bắt đầu hoàn thiện mô hình kinh doanh và đi vào hoạt động

Sau khi đã phác họa thành công mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ hoạt động, chúng ta cần bắt đầu xây dựng và thực tế hóa mô hình kinh doanh đó.

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất: về công ty, văn phòng, trang thiết bị, dây truyền máy móc. Chuẩn bị đầy đủ nguồn lực cả về vốn và nhân lực. Tìm kiếm những đối tác tiềm năng và xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững lâu dài.

Huy động vốn từ các nhà đầu tư. Hãy trình bày kế hoạch, phân tích những mặt lợi của mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp bạn sẽ hoạt động để tạo sự thu hút, chú ý từ các nhà đầu tư. Dựa vào mô hình kinh doanh để chứng minh hoạt động kinh doanh sẽ hiệu quả và mang lại lợi nhuận cho họ nếu họ sẵn sàng đầu tư.

Việc xây dựng mô hình kinh doanh rất quan trọng để đảm bảo sự hoạt động liên tục và bền vững của một doanh nghiệp. Vì tính chủ quan, nên có rất nhiều startup đã thất bại chỉ sau một thời gian ngắn vì không xác định rõ cho doanh nghiệp mình một mô hình kinh doanh nào mà chỉ tập trung vào lợi nhuận để hoạt động.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy cùng chia sẻ đến mọi người. Bạn cũng có thể tìm kiến thức kinh doanh với sản phẩm hoặc ý tưởng cụ thể trong ô tìm kiếm trên Bytuong.

 

Trả lời