Bạn thường giải quyết một sự việc dựa trên cơ sở nào ? Có phải bạn sẽ dùng tiền để giải quyết vấn đề hay không, nếu làm thế thì bạn đã sai rồi, cuộc hành trình khởi nghiệp của bạn sẽ gặp gian truân nhiều đấy.
Cách giải quyết vấn đề mà Lương vừa nói chính là 1 trong những hòn đá tảng bạn cần vượt qua trên con đường khởi nghiệp. Những người có suy nghĩ sử dụng tiền để giải quyết tất cả mọi thứ đã sai.
1, Khởi nghiệp kinh doanh không vì tiền
Bạn thấy các nhà văn ,nhà làm phim, ca sĩ không ? Cái nghề của họ rất thanh tao thế nhưng trên thực tế bạn có nhìn thấy nó đầy hương vị của tiền ?
Người nào cũng muốn làm ca sĩ chỉ để kiếm tiền thật nhiều, nổi tiếng và lại kiếm tiền,cũng không thể phủ nhận một số người vì danh vọng mà bước vào làm ca sĩ, diễn viên, nhưng không thể không nói là không vì tiền. Thế nên những người có ý nghĩ điên dại kinh doanh không muốn tiền, không vì kiếm tiền hãy dừng lại, bằng không cái “mong muốn điên” đấy sẽ ngốn hết cả đống tiền cho mà xem.
2, Không coi trọng phân bổ quyền lực
Bạn cần hiểu rằng, vì chúng ta không có nhiều tiền mới phải mời 1 người bạn bè hoặc người thân làm kinh doanh cùng, họ có nghĩa vụ bỏ vốn vào dự án kinh doanh và có quyền điều hành tương đương như bạn hoặc tương xứng với số vốn họ đầu tư, công sức họ đóng góp.
Cho dù bạn là người sáng tạo ra ý tưởng đó, nhưng hãy công bằng với đồng đội của mình, họ mới chính là người giúp bạn có thể khởi nghiệp, có thể thực hiện tham vọng. Quyền lực trong kinh doanh không được phân bổ công bằng luôn ẩn chứa những tai họa nghiêm trọng.
> Trắc nghiệm nghề nghiệp: Bạn có thích hợp với khởi nghiệp kinh doanh không ?
3, Muốn thay đổi cả ngành nghề đó khi vừa mới bắt đầu
Bạn tự tin mình sẽ thống trị ngành nghề kinh doanh dù là người đến sau, tuy nhiên hãy gác mong muốn “dở hơi” đấy vào 1 góc đã, bây giờ phải tìm cách thực hiện, phải làm, làm, làm, làm, làm….
Chỉ khi nào bạn thực hiện thì mới có thể thay đổi hiện trạng thực tế ngay bây giờ, rồi 1 tháng, 2 tháng sau mới tính tiếp xem nên làm thế nào để thay đổi ngành nghề lớn đấy.
4, Dự đoán 1 thị trường quá lạc quan, ngây ngô
Khi điều tra nghiên cứu thị trường không được nhầm lẫn Khách hàng có tiềm năng và khách hàng mua hàng thực tế. Dự đoán thị trường phải theo những số liệu thực của từng loại khách hàng, không được phép lạc quan.
Nhiều người vì quá tự tin vào khả năng của mình, dự báo thị trường phóng khoáng hoặc cho rằng thị trường đó sẽ dễ dàng bị chinh phục. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện hoạt động buôn bán thì gặp khó khăn quá nhiều và cảm thấy nhụt chí, cuối cùng là rút lui.
5, Giải quyết vấn đề khi “nước đến chân”
Một người kinh doanh như thế chẳng có kế hoạch gì cả, suốt ngày lo chơi hoặc làm những chuyện đâu đâu, hoặc chờ khi nào có việc mới làm, đây là các kiểu người không có đầu óc tính toán lâu dài.
Hãy tưởng tượng rằng khi bạn chơi Game, bạn sẽ phải tính từng bước nhỏ để vượt qua đối thủ phía trước, thậm chí bạn hiểu rõ từng chi tiết của ván Game. Kinh doanh cũng thế, chúng ta phải xây dựng 1 kế hoạch trong dài hạn, tìm hiểu công việc thật kỹ lưỡng để quản lý nhân sự của mình.
Hãy xây dựng kế hoạch làm việc cho 1 tháng, 2 tháng, II quý sau và đừng quên dành thời gian cho những việc phát sinh. Khi làm như thế bạn sẽ chủ động và kiểm soát hoạt động kinh doanh.
6, Tự tay mình làm hết
Vì bạn sợ nhân viên làm không được việc, đấy là sai lầm nghiêm trọng, bạn phải nhớ mình là 1 ông chủ mà từ đó chỉ đúng nghĩa khi bạn thuê người, thuê nhân viên làm công.
Nếu tự mình làm hết tất cả mọi thứ thì sức của bạn không còn nhiều để tìm kiếm ra những hướng đi mới cho công ty. Mà sự chuyên môn hóa lại là bản chất trong kinh doanh giữa thời kỳ hiện đai hóa.
7, Luôn cho rằng Marketing là “vị thần biết phù phép”
Marketing là bộ phận quan trọng của công ty, rất nhiều người thần thánh hóa bộ phận này vì cho rằng nó phải làm tất cả mọi thứ để tạo dựng thương hiệu, bán được hàng. Thế nhưng không phải ai làm Marketing cũng hiệu quả, có người làm tốt, có người làm dở.
Hãy kết hợp bộ phận Marketing với bộ phận kinh doanh, bộ phận thương hiệu để họ giúp bạn kiếm về nhiều tiền theo 1 cách khác thay vì chỉ phụ thuộc Marketing.