Trồng trọt là một trong những ngành kinh tế trụ cột của Việt Nam. Có rất nhiều người dân vẫn lấy trồng trọt làm kinh tế chính trong gia đình. Để đảm bảo năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế, một trong những công cụ để giúp các hộ dân ngăn ngừa sâu bệnh, tăng sức đề kháng và sức tăng trưởng cho cây trồng đó là việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Tại Việt Nam, với quy mô ngành trồng trọt ngày một tăng cao dẫn đến quy mô của ngành thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng theo. Theo Baomoi.com, số liệu chúng ta có thể ghi nhận tại Việt Nam về thị trường thuốc bảo vệ thực vật là: hơn 200 doanh nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, hơn 100 nhà máy đăng ký tham gia sản xuất và chế biến thuốc bảo vệ thực vật, và hơn 30.000 đại lý thuốc bảo vệ thực vật lớn nhỏ trong cả nước. Có thể thấy, thị trường kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Số lượng cửa hàng, đại lý hay các doanh nghiệp lớn kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật rất lớn. Vậy có những kinh nghiệm gì để có thể mở được một cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đạt yêu cầu và mang lại hiệu quả kinh doanh. Mời quý bạn đọc hãy cùng bytuong.com điểm qua một số kinh nghiệm về kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật được chia sẻ trong bài viết này nhé.
Phần 1: Điều kiện để kinh doanh mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật
Có thể nhiều đọc giả chưa biết, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật cũng cần tuân thủ các quy định theo Pháp Luật. Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại điều 63 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 và điều 4 Nghị định 123/2018/NĐ – CP sửa đổi bổ sung năm 2018.
Các cá nhân muốn kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải có chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và tuân thủ các quy định về nguồn gốc hàng hóa, cơ sở kinh doanh, bảo quản sản phẩm.
Với nội dung này, bytuong.com đã có một bài phân tích nhỏ về những điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm hãy thử tham khảo bài viết dưới đây nhé!
>> Kinh doanh cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật cần những điều kiện gì
Phần 2: Những kinh nghiệm mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật
Khi đã đủ điều kiện được phép kinh doanh cửa hàng bán thuốc bản vệ thực vật, chúng ta sẽ cần những kinh nghiệm gì để có thể mở một cửa hàng kinh doanh buôn bán thành công trong thị trường thuốc bảo vệ thực vật này. Chúng ta hãy cùng phân tích những ý chính dưới đây để biết thêm cách kinh doanh hiệu quả.
Nghiên cứu thị trường, đối tượng khách hàng
Trước khi quyết định địa điểm kinh doanh ở đâu, chúng ta cần nghiên cứu thị trường thuốc bảo vệ thực vật thật kỹ. Khu vực bạn dự định đặt cửa hàng tập trung phát triển kinh tế về lĩnh vực nào là chủ yếu?, có nhiều hộ dân làm kinh tế trồng trọt ở gần đây không? Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trong khu vực này, quy mô và mức độ thành công của họ ra sao. Nhu cầu khách hàng là những hộ dân xung quanh đây họ tin dùng những sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của thương hiệu nào, họ thường sử dụng sản phẩm trong nước hay sản phẩm nhập khẩu…
Việc đặt ra từng câu hỏi sẽ giúp cho chúng ta giải đáp các thắc mắc và hiểu rõ hơn về thị trường mà mình chuẩn bị đặt chân vào.
Kinh nghiệm mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật: chuẩn bị nguồn vốn
Kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật cần một nguồn vốn lớn. Chúng ta cần vốn để nhập hàng, chi phí cửa hàng, thiết bị bảo quản, trang thiết bị bán hàng, thiết bị xử lý sự cố nếu xảy ra, những chi phí phát sinh hằng ngày, trang trí, vốn dự phòng…. Nếu mở một cửa hàng với quy mô vừa đầy đủ các trang thiết bị, số vốn tối thiểu bạn cần có khoảng từ 300 triệu đến 400 triệu, trong đó bao gồm cả nguồn vốn dự phòng và vốn xoay vòng tiếp tục kinh doanh khi chưa thu được tiền hàng từ các hộ dân.
Một điều nữa mà bạn cần phải nhớ khi tham gia vào thị trường kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đó là vòng xoay vốn rất lâu. Tại sao lại như vậy? Vì trồng trọt thường theo mùa vụ. Khi người nông dân đầu tư cho trồng trọt, họ phải bỏ rất nhiều chi phí về cây giống, phân bón, thuốc, chăm sóc, nhân công,… Nên nếu phải trả hết tiền mặt ngay tại lúc mua họ sẽ không có đủ tiền để tiếp tục đầu tư. Vì vậy, khách hàng là những hộ dân trong thị trường này thường có xu hướng mua nợ vào đầu mùa và khi thu hoạch họ sẽ mang tiền đến thanh toán. Và bạn cũng hãy sẵn sàng tâm lý vì có thể có những khách hàng kéo dài số nợ của mình vì năng suất cây trồng trong mùa đó không tốt. Đó là lý do chính khiến cho vòng xoay thu hồi vốn khi kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật kéo dài.
Tìm hiểu về địa điểm kinh doanh, chọn mặt bằng
Đối tượng khách hàng mà chúng ta hướng đến chính là những người nông dân lấy trồng trọt làm kinh tế chính. Đó có thể là trồng lúa nước, trồng các loại cây hoa màu hoặc trồng cây nông sản. Vì vậy, chúng ta cần lựa chọn vị trí đặt cửa hàng bán thuốc bảo vệ ở gần khu dân cư làm trồng trọt để tăng khả năng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Cửa hàng nên đặt ngoài mặt đường, nơi giao thông thuận lợi để khách hàng có thể dễ tìm và vận chuyển sản phẩm. Vì sản phẩm cần được bảo quản và xử lý tốt nếu xảy ra sự cố nên đó cần là một vị trí sạch sẽ, thoáng mát và không được đặt gần nguồn nước, nơi chế biến thức ăn hay lương thực
Tìm nhà cung cấp uy tín chất lượng
Sau khi tìm hiểu nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách hàng, chúng ta có thể xac định được khách hàng trong khu vực tin dùng những sản phẩm của thương hiệu nào, sản phẩm trong nước hay sản phẩm nhập khẩu để quyết định tìm nhà cung cấp uy tín, chất lượng.
Cần tìm nguồn hàng có nguồn gốc, xuất sứ rõ ràng và đảm bảo đúng các tiêu chuẩn sản xuất theo quy định của Pháp Luật. Ngoài ra, các hộ dân thường sẽ có tâm lý mua sản phẩm rẻ nhưng vẫn đảm bảo công dụng, vì vậy hãy chú ý đến khâu giá cả khi nhập hàng.
Làm thế nào để thu hút khách hàng?
Đối với sản phẩm kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, chúng ta có thể cung cấp một số dịch vụ để thu hút khách hàng như:
+ Vận chuyển, giao hàng miễn phí.
+ Cho mua nợ theo mùa vụ
+ Có các chương trình tặng kèm thêm những sản phẩm khác
+ Hỗ trợ, tư vấn miễn phí
+ Cung cấp thêm dịch vụ khám bệnh cho cây trồng tại vườn.
+ Mở các buổi trao đổi, cung cấp thêm kiến thức về trồng trọt cho bà con trong vùng.
Nếu bạn đang có ý định kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, hãy thử tham khảo bài viết này nhé! Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn sớm mở cho mình một cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật thành công.