Đầu tư kinh doanh Sữa có lời không-Kinh nghiệm mở cửa hàng Sữa

Đầu tư kinh doanh Sữa có lời không-Kinh nghiệm mở cửa hàng Sữa

Việt Nam là một nước có mật độ dân số trẻ, với hơn 30% dân số dưới tuổi lao động và gần 60% dân số trong độ tuổi lao động theo số liệu của Liên Hợp Quốc tính đến cuối năm 2018. Trung bình một ngày có hơn 4.000 trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam, cho thấy tỷ lệ sinh ở nước ta khá cao. Đây là một lợi thế để khai thác phát triển các ý tưởng kinh doanh liên quan đến trẻ em.

Sữa là thực phẩm gần như không thể thiếu cho nhu cầu ăn uống hằng ngày của trẻ nhỏ. Với mức sống ngày càng cao, các bậc phụ huynh luôn mong muốn chăm sóc cho cuộc sống của con mình đầy đủ và chu đáo nhất. Nhận thấy nhu cầu khách hàng ngày càng cao, nhiều cơ sở đã bắt tay vào việc mở cửa hàng kinh doanh sữa. Kinh doanh cửa hàng sữa có dễ dàng? Rủi ro khi kinh doanh sữa là gì? Muốn mở cửa hàng bán sữa thì cần chuẩn bị những gì? Lợi nhuận từ kinh doanh sữa là bao nhiêu? Để có thể giải đáp những câu hỏi này, chúng ta hãy cùng nhau theo dõi và phân tích bài viết Đầu tư kinh doanh Sữa có lời không-Kinh nghiệm mở cửa hàng Sữa của bytuong.com nhé!

Khảo sát thị trường, tìm hiểu về thị trường tiêu thụ sữa trong khu vực và trong cả nước

Trước khi bắt đầu ý tưởng kinh doanh sữa,  chúng ta phải cùng nhau nghiên cứu và tìm hiểu thị trường tiêu thụ sữa hiện nay tại Việt Nam và trong khu vực mà mình sẽ kinh doanh. Việc khảo sát giúp chúng ta nắm bắt được những thông tin như: thương hiệu sữa nào đang bán chạy, nhu cầu khách hàng thường tìm mua những loại sữa nào? Có nhiều đối thủ cạnh tranh trong khu vực mình sẽ kinh doanh không? Tình hình kinh doanh của những cửa hàng sữa khác như thế nào?

Biết được những thông tin về nhu cầu của khách hàng, mặt hàng sữa nào đang bán chạy sẽ giúp chúng ta cân nhắc và lựa chọn được sản phẩm sữa kinh doanh phù hợp. Và một vấn đề cần lưu ý nữa đó chính là: chúng ta không nên nhập những thương hiệu sữa nổi tiếng, thuộc top trên thị trường sữa Việt Nam, vì có thể ở khu vực mình kinh doanh khách hàng không ưa chuộng sử dụng những sản phẩm đó. Do vậy, nghiên cứu nhu cầu khách hàng trong khu vực sẽ kinh doanh vẫn là quan trọng nhất.

Lựa chọn mặt bằng, vị trí kinh doanh

Để tăng khả năng tiếp cận khách hàng, chúng ta nên lựa chọn vị trí đặt cửa hàng ở một số địa điểm như là gần chợ, gần khu đông dân cư, gần các chung cư… Thường đối tượng khách hàng đi mua sữa cho con là các bà, các mẹ nên chúng ta có thể chọn vị trí ở những khu vực mà đối tượng này thường xuyên xuất hiện – chợ là một trong những vị trí đó.

Vì sữa là sản phẩm rất được chú trọng về chất lượng, bảo quản và hạn sử dụng nên cửa hàng cần đặt ở nơi có không gian sạch sẽ, thoáng mát, có đủ điều kiện để bảo quản tốt.

Cần tìm nguồn hàng sữa? Nguồn hàng ở đâu?

Đối với sản phẩm sữa, chúng ta có thể nhập hàng từ các nguồn như:

+ Từ công ty sữa chính hãng: đối với nhà cung cấp này, chúng ta sẽ được nhập hàng với giá rẻ hơn, đảm bảo uy tín và chất lượng. Nhưng nhược điểm đó là chúng ta phải nhập hàng với số lượng lớn. Điều này yêu cầu chúng ta phải có một số lượng vốn lớn và phải chấp nhận rủi ro nếu không bán được hết hàng. Nhà cung cấp này phù hợp với các cửa hàng kinh doanh sữa lớn.

+ Nhập hàng từ các đại lý: đối với nhà cung cấp này, chúng ta sẽ không bị hạn chế về số lượng nhập hàng, có thể chủ động trong việc nhập nhiều loại sữa khác nhau với số lượng tùy theo mong muốn. Nhập càng nhiều sẽ được chiết khấu càng cao. Hình thức này phù hợp với các cửa hàng kinh doanh sữa nhỏ lẻ.

Mô hình cửa hàng sữa: nhập hàng bao nhiêu thì đủ? Vốn để mở cửa hàng kinh doanh sữa?

Thời gian đầu khi mới bắt đầu kinh doanh cửa hàng sữa, vì chỉ mới khảo sát được nhu cầu khách hàng trên địa bàn, chưa xác minh được tính thực tế của nó. Do vậy, không nên nhập ồ ạt một lúc nhiều dòng sản phẩm sữa về kinh doanh. Mà chỉ nên nhập một số dòng sữa có mức tiêu thụ cao và nhu cầu khách hàng mua nhiều để khảo sát lại tính thực tế nhu cầu của khách hàng trên địa bàn. Với việc chỉ nhập với số lượng ít ban đầu, số vốn chúng ta cần có là khoảng 100 triệu đồng.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu khách hàng chúng ta có thể kết hợp kinh doanh thêm các sản phẩm liên quan đến trẻ em như bỉm sữa, các dụng cụ pha sữa, bình sữa… Vì tâm lý khách hàng khi đi mua hàng, mua đồ cho con mình sẽ lựa chọn đến một cửa hàng có đầy đủ các sản phẩm để tiết kiệm thời gian phải đi đến nhiều cửa hàng khác.

>> Mở cửa hàng sữa bột trẻ em với số vốn 150 triệu

Cách trưng bày cửa hàng sữa? Cách trang trí cửa hàng sữa?

Để đảm bảo chất lượng sữa và tạo lòng tin nơi khách hàng, cửa hàng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, không có bụi bẩn bám trên sản phẩm hay kệ tủ, cửa kính.

Cửa hàng phải có không gian đủ rộng để trưng bày, sắp xếp sản phẩm và có không gian để khách hàng có thể dễ dàng di chuyển tìm kiếm sản phẩm mà mình muốn. Sản phẩm sữa nên được sắp xếp một cách khoa học theo dòng, theo thương hiệu và theo thứ tự độ tuổi để khách hàng có thể dễ tìm.

Nên chọn màu sơn sáng như màu trắng, màu xanh để tạo không gian rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ. Màu tối sẽ khiến khách hàng cảm thấy bí bách và cảm giác sản phẩm không được bảo quản tốt.

Trang thiết bị và cơ sở vật chất trong cửa hàng

Kệ trưng bày sữa là vật dụng không thể thiếu trong cửa hàng. Nên chọn kệ trưng bày sữa làm bằng sắt để có thể chịu được sức nặng khi chúng ta trưng bày sữa lên, nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng khi đi vào cửa hàng. Kệ nên được thiết kế sao cho dễ lau chùi và tháo lắp. Điều này, giúp tiết kiệm được thời gian dọn dẹp và chi phí khi không phải mua kệ mới mà thay vào đó có thể lắp ráp để phù hợp với không gian trong cửa hàng.

Số lượng sữa nhập về sẽ rất nhiều, bao gồm nhiều dòng, nhiều thương hiệu, và quan trọng là sữa có hạn sử dụng. Do vậy, chúng ta cần mua thêm phần mềm quản lý bán hàng để tiện cho việc thống kê số lượng sản phẩm bán ra, tồn kho và hạn sử dụng của sản phẩm.

Bảo quản sữa như hế nào?

Ngoài hạn sử dụng thì cách bảo quản sữa để không làm giảm chất lượng sữa rất đáng được quan tâm. Thường chúng ta sẽ nhập một lần sữa với số lượng nhất định, không thể đảm bảo sẽ bán hết tất cả sản phẩm trong thời gian ngắn. Cho nên chúng ta cần bảo quản sữa ở nơi khô ráo, không ẩm mốc, tránh tiếp xúc với ánh nắng trời. Để có thể kiểm soát tốt chất lượng sữa cung cấp cho khách hàng, chúng ta cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra xuất sứ, hạn sử dụng và không gian bảo quản sữa.

Lợi nhuận từ kinh doanh sữa có nhiều không?

Thị trường sữa cạnh tranh rất gay gắt, nhiều cửa hàng thực hiện chính sách giảm giá để thu hút khách hàng nên trung bình trên một hộp sữa số tiền lãi sẽ rất ít. Có thể từ vài nghìn đồng đến 10.000đ. Nếu tính tiền lãi cho một hộp sữa chúng ta thấy rất ít, nhưng nếu tính cho 100 hộp sữa thì chúng ta sẽ có lời nhiều hơn. Và còn tùy theo mức giá chiết khấu của từng thương hiệu sản phẩm. Có những thương hiệu chiết khấu cao, nếu chúng ta bán được nhiều sẽ có nhiều lợi nhuận. Hoặc có những thương hiệu chiết khấu thấp nhưng nhu cầu khách hàng tiêu thụ lại rất cao, nên chúng ta có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Tâm lý khách hàng khi mua sản phẩm sữa đó là sẽ mua ở một cửa hàng quen, cho nên nếu chúng ta xây dựng được một hệ thống khách hàng quen sẽ đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm và doanh thu hàng tháng.

Hy vọng với những gợi ý trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin để tự tin mở một cửa hàng sữa để kinh doanh nhé!

Trả lời