Kinh doanh quần áo là một lĩnh vực kinh doanh phổ biến, chỉ xếp sau mặt hàng ăn uống. Đối với những sản phẩm quần áo nói riêng và thời trang nói chung, lượng khách hàng có nhu cầu tiêu thụ rất thường xuyên.
Chúng ta có thể thấy có rất nhiều shop, cửa hàng quần áo thời trang được mở ra. Có khi đi trên một tuyến đường khoảng 500m mà đâu cũng thấy cửa hàng quần áo. Có thể thấy sức hấp dẫn của mô hình kinh doanh này đối với các nhà đầu tư.
Vì sao nhiều người lại lựa chọn kiếm tiền, làm giàu từ kinh doanh buôn bán quần áo? Kinh doanh quần áo có lãi không? Chi phí mở shop quần áo nhỏ là bao nhiêu? Kinh doanh quần áo cần bao nhiêu vốn?
Có rất nhiều câu hỏi đặt ra cho chúng ta về ý tưởng kinh doanh này. Đây không phải là một ý tưởng kinh doanh mới, nhưng bạn có nhận thấy có rất nhiều người vẫn quyết định lựa chọn ý tưởng, sản phẩm quần áo để kinh doanh buôn bán. Số lượng người tham gia vào hoạt động buôn bán quần áo là rất nhiều. Điều đó có nghĩa đối thủ cạnh tranh rất lớn. Nhưng vẫn có nhiều người không ngại mà nhảy vào.
Trong chủ đề bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao mặt hàng này lại thu hút sự tham gia mua bán của mọi người đến vậy. Hãy cùng bytuong.com theo dõi bài viết hôm nay với chủ đề Mở shop quần áo có lãi không-Cần bao nhiêu vốn?
Với chủ đề này, chúng ta sẽ chia làm hai phần lớn. Phần thứ nhất chúng ta sẽ cùng nhau phân tích để trả lời câu hỏi “Kinh doanh quần áo có lãi không”. Phần thứ hai sẽ giải đáp thắc mắc của mọi người về kinh doanh quần áo cần bao nhiêu vốn.
Phần thứ nhất: Kinh doanh quần áo có lãi không? Có thật sẽ kiếm được nhiều tiền từ kinh doanh buôn bán quần áo
Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ kinh doanh quần áo phải lời rất nhiều vì có rất nhiều người nhảy vào kinh doanh mặt hàng này. Phải có lời mới kinh doanh chứ lỗ thì ai lại làm đúng không nào! Để biết được nhận định này có đúng hay không, chúng ta hãy thử phân tích một số ý sau trong chủ đề bài viết này nhé!
Đối với mặt hàng quần áo, chúng ta sẽ không phải lo về nguồn hàng. Có rất nhiều nguồn hàng để chúng ta có thể nhập về kinh doanh với những mức giá, chất lượng, chất liệu sản phẩm khác nhau…Trong khi đó nhu cầu khách hàng là rất nhiều. Mỗi đối tượng khách hàng sẽ có những yêu cầu khi mua hàng khác nhau. Đó có thể là khách hàng ưa chuộng sử dụng hàng giá rẻ nhưng vẫn hợp xu hướng. Đó thường là những khách hàng có thu nhập thấp như công nhân, học sinh, sinh viên. Hoặc có những khách hàng chỉ quan tâm đến chất lượng và thương hiệu sản phẩm. Đây là những khách hàng có thu nhập cao, ở tầng thượng lưu. Thường thì kinh doanh các sản phẩm có giá cao, thương hiệu dành cho khách hàng có thu nhập cao sẽ lời nhiều hơn. Vì họ không quan tâm đến giá cả nhiều. Đây được đánh giá là một mảnh đất kinh doanh hấp dẫn
Vì sao chúng ta lại nói nhu cầu mua quần áo từ phía khách hàng là rất nhiều? Nhìn vào thực tế, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra nhu cầu này nhiều đến mức nào. Theo một số thống kê, người tiêu dùng thường có xu hướng chi tiêu vào quần áo khoảng 10% – 15% thu nhập mỗi tháng của họ. Nhu cầu khách hàng rất thường xuyên nên chúng ta sẽ không phải lo về việc sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào chất lượng, giá cả và tính thẩm mỹ về thời trang của sản phẩm nữa. Nếu bạn kinh doanh buôn bán những sản phẩm kém chất lượng, mẫu mã xấu thì hiển nhiên không thể thu hút được khách hàng rồi.
Ngoài ra, chúng ta thấy có rất nhiều cửa hàng, shop quần áo sử dụng kênh online để kinh doanh. Việc kinh doanh online một phần giúp tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên, một phần giúp tăng khả năng tiếp cận với khách hàng nhiều hơn. Đối với những trang phục, sản phẩm bán online thường không tạo được lòng tin với khách hàng nhiều. Chúng ta cũng thường thấy những bài bóc phốt mua hàng trên mạng ảnh thực tế với ảnh trên mạng. Nó khiến khách hàng cảm thấy không an tâm. Tuy nhiên, không vì thế mà kênh bán hàng này giảm đi độ nhiệt của nó. Khi nhập hàng với số lượng lớn, chúng ta sẽ nhận được giá sỉ rất rẻ so với mua lẻ. Nếu nhập khoảng 100 chiếc váy, giá nhập là khoảng 100.000đ. Khi bán ra trên mạng, người bán thường đề mức giá là 300.000đ – 400.000đ. Có thể thấy lợi nhuận thu lại gấp 3 – 4 lần.
Đối với kênh bán hàng truyền thống thì không lời nhiều được như vậy, vì phải chi trả cho nhiều chi phí như nhân viên, thuê mặt bằng, trang trí cửa hàng, điện,… Đối với kênh bán hàng truyền thống, thường chỉ lời gấp 1 lần so với giá nhập.
Tuy nhiên, không phải ai kinh doanh buôn bán quần áo cũng có thể thu được lời. Lời lãi hay không còn phụ thuộc vào cách bán hàng và chiến lược kinh doanh.
+ Nên nghiên cứu thị trường, tìm cho mình một ngách thị trường ít ai tham gia nhưng nhu cầu khách hàng lớn như thị trường bán đồ vintage, đồ theo phòng cách nhật bản,…
+ Lựa chọn những sản phẩm độc đáo, hợp thời trang
+ Luôn đa dạng mẫu mã, kiểu dáng theo xu hướng thẩm mỹ thời trang của thế giới
+ Tìm ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp, chiến lược giá và cung cấp những dịch vụ, chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng
+ Nên kết hợp cả hai kênh bán hàng truyền thống và online để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ngày nay, có rất nhiều người tham gia vào thị trường kinh doanh quần áo, nên đối thủ rất nhiều, người bán phải hạ giá để cạnh tranh. Mặc dù những sản phẩm bán ra mang lại lợi nhuận nhiều nhưng không thể tránh khỏi tình trạng tồn hàng. Nên lợi nhuận thu lại cũng không quá nhiều như nhiều người ảo tưởng.
>> Mở shop quần áo cần chuẩn bị những gì? Bán quần áo lãi bao nhiêu?
Phần thứ hai: Chi phí mở shop quần áo? Cần bao nhiêu vốn để mở shop quần áo?
Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu xem chi phí để mở một shop quần áo là bao nhiêu.
Tùy theo quy mô, diện tích và chất lượng, giá cả sản phẩm mà biết được bạn cần bao nhiêu vốn để kinh doanh.
Chi phí để đầu tư cho mặt bằng: cửa hàng bán quần áo nên đặt ở trung tâm thành phố, và như vậy chi phí thuê sẽ mắc hơn. Một tháng khoảng 7 triệu – 10 triệu. Nhưng thời gian đầu cần đặt cọc là thuê dài. Có thể là 3 tháng hoặc 6 tháng.
Chi phí thiết kế, trang trí cửa hàng rơi vào khoảng 30 triệu – 40 triệu cho việc sơn sửa lại shop, mua giá treo đồ, các đồ nội thất bên trong…
Chi phí marketing: các chương trình giảm giá, lập website, chạy quảng cáo… Chi phí khoảng 20 triệu cho tháng đầu tiên.
Tiền thuê nhân viên bán hàng: thời gian đầu chỉ nên thuê 1 nhân viên bán hàng, mức lương là 3 -4 triệu/tháng
Còn về chi phí nhập hàng: nếu bạn kinh doanh buôn bán những sản phẩm quần áo giá rẻ hướng đến đối tượng khách hàng là những người có thu nhập thấp thì chi phí nhập hàng khoảng 40 triệu – 50 triệu. Nếu hướng đến đối tượng khách hàng là những người sành điệu có thu nhập cao và sản phẩm có thương hiệu thì chi phí nhập hàng sẽ từ 100 triệu – 150 triệu cho thời gian đầu.