Kinh doanh thời trang có lợi nhuận bao nhiêu, vốn bao nhiêu?

Trong 2 năm gần đây, kinh doanh thời trang đã trở thành một xu hướng “nóng” mà nhiều người sẵn sàng đầu tư vốn, lập kế hoạch và nhanh chóng triển khai, vận hành. Nhiều mô hình cửa hàng quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang với những ưu điểm riêng biệt cũng ngày càng phát triển nở rộ, tạo bước đà vô cùng quan trọng cho ngành thời trang Việt Nam trong tương lai. Đứng trước trào lưu kinh doanh và cơ hội lớn này chắc hẳn bạn sẽ đặt câu hỏi đầu tiên là: Kinh doanh thời trang thì cần một số vốn bao nhiêu, có quá lớn không? Lợi nhuận có thể đạt được như thế nào?

I, Kinh doanh thời trang – Cơ hội và thách thức

Cơ hội

Song hành cùng sự phát triển không ngừng của các xu hướng thời trang xuất sắc trên Thế giới, mang theo hơi thở hoà quyện của nhiều nền văn hoá, các thiết kế trang phục, phụ kiện cũng trở nên độc đáo và đậm bản sắc hơn, tạo môi trường kinh doanh thời trang nóng bỏng hơn bao giờ hết.

Tại thị trường Việt Nam, các thương hiệu thời trang trong nước đang ngày càng khẳng định vị thế rất riêng của mình qua từng sản phẩm được khách hàng ưa chuộng, tin tưởng lựa chọn. Từ việc cập nhật xu hếướng, mẫu mã, thiết kế, công nghệ dệt may và cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng đều được các nhà kinh doanh Việt chú trọng đầu tư, và kết quả tích cực là điều mà tất cả chúng ta đều có thể thấy rõ. Các cửa hàng thời trang lớn, nhỏ “mọc” lên nhiều hơn bao giờ hết, ra sức thể hiện lợi thế cạnh tranh của mình, “ghi điểm” trong mắt khách hàng.

Song hành với đó là sự hỗ trợ đắc lực của các công cụ quảng cáo, Truyền thông – Marketing, kỹ năng quản lý và kinh doanh ngành thời trang, tay nghề của nhà thiết kế, thợ may tại Việt Nam đã vươn lên xứng tầm với các thương hiệu lớn tại nước ngoài.

Thách thức

Kinh doanh thời trang trong nước vẫn phải chịu sức ép tương đối lớn từ sự đổ bộ của các thương hiệu “xịn” từ nước ngoài như Zara, H&M, Mango,…

Doanh nghiệp thời trang tại Việt Nam đa số vẫn đi theo lối mòn là sản xuất hàng loạt, nhập hàng loạt, bán hàng loạt mà chưa chú trọng tìm ra bản sắc riêng, phong cách riêng cho thương hiệu thời trang của mình nên vẫn chưa thu hút được đông đảo khách hàng.

II, Mô hình kinh doanh thời trang online

Với mô hình kinh doanh thời trang online, số vốn ban đầu mà bạn cần trang bị sẽ rơi vào khoảng 10.000.000đ – 25.000.000đ, tuỳ thuộc vào số lượng, chủng loại, nhãn hiệu của các mặt hàng bạn nhập vào cùng sự cân đối chi phí cho nhân sự, quảng cáo, vận chuyển,… Nhìn chung, hình thức kinh doanh online luôn tiết kiệm hơn rất nhiều so với với mô hình cửa hàng truyền thống.

Lợi nhuận mà bạn có thể đạt được sau một thời gian kinh doanh ổn định lên đến 40.000.000đ – 60.000.000đ/ tháng, quả là một con số không hề nhỏ! “Mách nhỏ” bạn bí kíp kinh doanh thời trang online thành công”:

  1. Phát triển tối đa kênh hình ảnh nhằm thu hút khách hàng, đồng thời đẩy mạnh quảng cáo trên các kênh truyền thông website, mạng xã hội quy tụ nhiều người dùng.
  2. Kết hợp hệ thống shipping (đặc biệt là ship COD) để đáp ứng nhu cầu nhận hàng chuyển phát nhanh của khách hàng toàn quốc.
  3. Xác định phong cách thời trang riêng cho shop của bạn.
  4. Đẩy mạnh các chương trình ưu đãi thường kỳ, chú trọng dịch vụ chăm sóc khách hàng để xây dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện, chuyên nghiệp.

III, Mô hình kinh doanh thời trang truyền thống

Khá khác biệt so với mô hình kinh online, kinh doanh thời trang truyền thống không “nhanh – gọn – nhẹ” mà đòi hỏi một lượng vốn khá cao (dao động trong khoảng từ 50.000.000 – 100.000.000đ) nhưng đổi lại hiệu quả kinh tế cũng vô cùng cao, lợi nhuận mà bạn có thể đạt được sẽ gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần lượng vốn đầu tư ban đầu, chỉ trong vòng 2-3 tháng. Mô hình này cũng có lợi thế là bạn có thể thu hút các khách “vãng lai” và tận dụng điểm nổi bật về không gian, kiến trúc, cách sắp đặt để gây chú ý, ấn tượng, đăc biệt là xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách trực tiếp.

  1. Bạn có thể sử dụng triệt để chiến lược Trade Marketing để PR mạnh mẽ cho cửa hàng của mình
  2. Bạn có thể kết hợp bán hàng tại cửa hàng và bán hàng online để nâng cao hiệu quả Truyền thông – bán hàng.
  3. Nên đa dạng các mặt hàng: Quần áo, giày dép, phụ kiện,… và bán theo set để khách hàng dễ lựa chọn và có tâm lý muốn mua nhiều đồ cùng lúc.

Trên đây là những kinh nghiệm mà Bytuong muốn chia sẻ với bạn về việc xây dựng mô hình kinh doanh thời trang. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn, chúc bạn thành công!

Trả lời