Chào a Lương,
Em ước gì em biết đến a sớm hơn có lẽ e sẽ không phải nuối tiếc như bây giờ
Đầu năm năm e có số vốn 300tr để làm ăn, e đầu tư cơ sở vật chất hết 100tr, 200tr còn lại dùng làm vốn hoạt động và duy trì công ty đến nay đã cạn hết.
Hiện tại em đang mắc nợ 200tr vì không kiếm soát được lưu lượng tiền của mình, và e muốn nhờ a chia sẻ giúp vài con đường kinh doanh sắp tới để e thoát nợ, cũng như 1 số kỹ năng kiểm soát tài chính trong kinh doanh để e có thể nắm chắc con đường kinh doanh của mình ạ
Em rất mong nhận được phản hồi từ a
Cảm ơn a nhiều !
[Chuyên gia tư vấn]-làm kinh doanh
Chào bạn có Tên mạng PT. Hiện tại Bytuong.com được quản lý bởi thương hiệu “làm kinh doanh” và các chuyên gia kinh doanh, mặc dù Adam Lương không còn quản lý trực tiếp của Bytuong.com, tuy nhiên Adam Lương vẫn theo dõi website và hỗ trợ chúng tôi khi chúng tôi đề nghị được Adam Lương định hướng trong một số vấn đề nội bộ . Những nội dung tư vấn đến người khởi nghiệp được các chuyên gia kinh doanh của chúng tôi phân tích, đánh giá và tư vấn.
Đối với vấn đề kinh doanh không hiệu quả dẫn đến thất bại, chuyên gia chúng tôi định hướng cho bạn như sau
Có nhiều lý do khác nhau khiến dự án kinh doanh bể bại, tuy nhiên lý do quan trọng và cũng là nguyên nhân phổ thông khiến các Startup thất bại trên thị trường là: Định hướng sai và hành động thiếu kế hoạch đúng đắn. Trong câu hỏi kinh doanh bạn đề nghị chuyên gia tư vấn, bạn chưa đề cập đến quá trình vận hành kinh doanh của mình, do vậy chuyên gia chưa có cơ sở để nắm bắt vấn đề then chốt dẫn đến thất bại dự án kinh doanh trước đó, và tham vấn cho bạn.
Đối với vấn đề chọn lựa định hướng kinh doanh cho dự án mới
Trước mắt có thể khẳng định bạn là 1 Startup hoàn toàn chưa có định vị trên thị trường, trong khi chúng ta đang gặp khó khăn về vốn, vì vậy từng bước đi cần được tính toán chặt chẽ, chúng tôi khuyến nghị bạn dành một khoảng thời gian đủ dài nhằm suy xét và đánh giá lại vấn đề trước khi bắt đầu 1 dự án mới.
Vấn đề đánh giá là toàn bộ quy trình, kế hoạch, chiến lược, bước đi của dự án kinh doanh trước đó. Cần thiết có thể liệt kê và viết thành tập giấy những điểm then chốt quan trọng của dự án cũ, làm nền tảng và kinh nghiệm cho dự án mới. Bạn có khoảng thời gian từ 15 ngày-1 tháng để làm nhiệm vụ này, có thể kéo dài từ 2-3 tháng trước khi bắt đầu phương án kinh doanh khác.
Sau khi đã đánh giá, phân tích những sai lầm của dự án, rút kinh nghiệm cho kế hoạch mới, chúng ta chọn lựa 1 ngành nghề kinh doanh để bắt đầu lại, sau khi chọn ngành nghề kinh doanh thì tiến hành chọn ý tưởng, có thể chọn lại ngành nghề. Và chúng tôi khuyến nghị bạn xem xét chọn lại ý tưởng kinh doanh cũ trong trường hợp thị trường vẫn còn tiềm năng. Nếu chọn lựa 1 ý tưởng mới hoàn toàn, bạn sẽ phải bắt đầu lại từ số 0, tuy nhiên bắt đầu lại ý tưởng cũ bạn sẽ không xuất phát điểm từ số 0, chúng ta đã đi được đoạn đường dài, và bạn thất bại tại đó, mục đích Startup là lợi nhuận, nếu có thể rút ngăn khoảng cách và thời gian đạt được lợi nhuận, không có lý do gì để chọn lại ý tưởng kinh doanh cũ.
Nếu quyết định lựa chọn ý tưởng kinh doanh mới, bạn có thể chọn lựa trong một số ngành nghề như sau: Ngành Giáo dục; ngành vật liệu công nghệ; ngành ứng dụng di động; ngành công nghệ cao; ngành nông nghiệp; ngành trò chơi giải trí; lĩnh vực cây cảnh tự nhiên; lĩnh vực In ấn 3D… Đây là những ngành nghề có tiềm năng phát triển cao, thị trường mở rộng, bạn có thể tham gia. Bạn có thể tham khảo một số định hướng kinh doanh khách ở chủ đề 18 Mô hình kinh doanh mới nhỏ và lớn là xu hướng trong 10 năm tới, mà chúng tôi đã hướng dẫn.
Đối với vấn đề quản lý tài chính doanh nghiệp
Nhiệm vụ người quản lý tài chính doanh nghiệp là làm cho hiệu số [Doanh Thu- Chi Phí] > [N] luôn dương và càng lớn. Ở mô hình kinh doanh bạn đã thực hiện và thất bại trước đó, có thể chúng ta gặp khó khăn trong khâu quản lý và kiếm soát chi phí, vì vậy từ đầu năm đến nay, bạn đã mất đi khoản tiền bằng 500 triệu ( trong đó 300 là vốn có từ trước; 200 triệu hiện đang ứ đọng nợ).
Sử dụng dòng tiền không đúng mục đích, không tạo ra lợi ích/vốn là lý do chính dẫn đến thất bại trong kiểm soát nguồn tiền, và cuối cùng dẫn đến dự án kinh doanh không thành.
Đối với dự án kinh doanh bất kỳ ( nhỏ hoặc lớn) cần có những kế hoạch tài chính, hoạch định rõ ràng các khoản tiền được phép sử dụng, chỉ sử dụng tiền trong khuôn khổ của kế hoạch đã xác lập, trường hợp khoản tài chính chi tiêu vượt kế hoạch đã dự trù, cần có đánh giá lợi ích trước khi quyết định xuất hóa đơn.
Ngoài ra bạn cần đặc biệt chú trọng các khoản tiền nhỏ chi tiêu hàng ngày, hàng tháng. Chi tiêu những khoản tiền lớn sẽ gặp các khó khăn, vì vậy những khoản tiền lớn không dễ dàng mất đi mà thiếu lý do; trong khi đó các khoản tài chính nhỏ hơn luôn sẵn sàng bị chi tiêu mà không cần lý do, nhiều khoản tài chính nhỏ tích trữ thành các khoản tài chính lớn. Sự dễ dãi trong chi tiêu những khoản tài chính nhỏ là nguyên nhân khiến chủ doanh nghiệp đưa ra những quyết định tài chính ở quy mô lớn một cách táo bạo, cuối cùng dẫn đến thất bại vì hết tiền duy trì kinh doanh.
Khi bắt tay thực hiện 1 dự án kinh doanh mới, bạn có thể gửi cho chuyên gia của chúng tôi những câu hỏi cụ thể hơn. Chúc bạn kinh doanh thành công.