Mỗi người kinh doanh cần tập trung nhất vào đâu để thành công?

Trước nay tôi luôn suy nghĩ một vài vấn đề đại loại như: Điều gì khiến công ty, doanh nghiệp trở nên phát triển hơn? Điều gì khiến công ty, doanh nghiệp luôn phát triển bền vững? Điều gì khiến công ty, doanh nghiệp không thể phát triển được nữa?

Tolstoy đã từng nói: “Yếu tố để khiến các công ty, doanh nghiệp trở nên phát triển và lớn mạnh hơn về cơ bản đều tương đối giống nhau, nhưng với những công ty thất bại thì mỗi công ty lại có những nguyên nhân thất bại khác nhau”.

Con đường dẫn tới thành công của các doanh nghiệp, công ty đại khái là có chiến lược đúng đắn, nắm bắt được cơ hội, tạo dựng ưu thế cạnh tranh rồi sau đó giành được thành công. Thế nhưng sau khi thành công phải làm thế nào để đảm bảo công ty hay doanh nghiệp của bạn có thể phát triển một cách bền vững và lâu dài đây? Đây là một vấn đề mang tầm cỡ thế giới. Jim Collins trong cuốn “Build to Last” (Xây dựng để trường tồn) đã nêu ra một số nguyên tắc nhưng tôi lại có một số suy nghĩ riêng của mình.

Sự kiện ZTE ( một công ty điện thoại của Trung Quốc chịu sự tác động đầu tiên của chiến tranh Mỹ-Trung Quốc xảy ra năm 2018) đã chứng minh cho chúng ta thấy. Theo như cách nhìn nhận và suy nghĩ của tôi thì dù không có cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc thì ZTE vẫn có thể bị công ty khác thay thế. Vụ việc ZTE thực ra là do thiếu sự tập trung vào một trọng tâm nhất định. Xét cho cùng nguyên nhân gây ra sự việc đó chính là thiếu sự tập trung vào công nghệ kỹ thuật và sự thiếu tôn trọng các quy tắc, nguyên tắc.

Trọng tâm ở đây là gì? Trọng tâm là các nhân tố về công nghệ kỹ thuật, giá trị quan, mô hình lợi nhuận, chiến lược kinh doanh, mô hình quản lý…có tác dụng quan trọng trong việc phát triển công ty hoặc doanh nghiệp. Tập trung vào những yếu tố trọng tâm là vấn đề chiến lược của mỗi công ty, doanh nghiệp, là vấn đề mà mỗi người quản lý cần phải xem xét và quan tâm hàng đầu.

>> 30 Chiến lược Marketing mới nhất cho sản phẩm và doanh nghiệp

Vậy đâu là trọng tâm của công ty? Mỗi ngành nghề đều có những yếu tố trọng tâm riêng và những yếu tố này không giống nhau. Ví dụ, trước đây tôi từng làm trong ngành sản xuất giấy sinh hoạt và tổng kết được yếu tố trọng tâm của ngành nghề này.

Nhìn cả chuỗi cung ứng tổng thể, trong thời đại giấy sinh hoạt đồng hóa như hiện nay thì cạnh tranh chi phí là yếu tố trọng tâm để doanh nghiệp giành thắng lợi, cũng có nghĩa là yếu tố chi phí mới là yếu tố trọng tâm đáng được quan tâm nhất. Chi phí là trọng tâm nhưng chi phí nguyên vật liệu chiếm tới 80% trong tổng số chi phí. Vậy nên yếu tố trọng tâm thực sự của chúng ta đó là chi phí nguyên vật liệu.

Chi phí nguyên liệu tăng hay giảm là yếu tố trọng tâm quan trọng mà mỗi doanh nghiệp sản xuất giấy sinh hoạt cần phải quan tâm mọi lúc mọi nơi. Bởi vậy, tôi luôn nhấn mạnh rằng giá đầu vào của bột giấy tăng hay giảm luôn giữ vai trò quan trọng. Năm 2003 tôi đã mạnh dạn đề bạt với tổng giám đốc của mình rằng tốt nhất hãy nên mua lại xưởng sản xuất bột giấy, trồng cây gây rừng, để kiểm soát nguồn đầu vào.

Trọng tâm thứ hai là kênh phân phối đầu ra. Tại sao lại là kênh phân phối đầu ra? Giấy sinh hoạt là ngành sản phẩm tiêu thụ nhanh, thuộc tính ngành nghề quyết định yếu tố trọng tâm của nó. Sản phẩm tiêu thụ nhanh phải có kênh phân phối đầu ra rộng mở để khiến khách hàng có thể nhìn thấy hay mua được mọi lúc mọi nơi, như vậy mới đạt được mục tiêu bán hàng nhanh, nếu không dù bạn có sản phẩm ưu việt nhất, giá bán ưu đãi nhất cũng không thể là đối thủ của đối thủ cạnh tranh được.

Nắm bắt được hai yếu tố trọng tâm trên thì bạn hoàn toàn có thể tạo dựng được ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp hoặc công ty của bạn. Bạn không cần phải lo lắng không bán được hàng và cũng không cần phải lo lắng mình đi sai đường. Có người nói, tiểu tiết quyết định thành bại.

Tôi luôn nhắc nhở các chủ doanh nghiệp đã từng nhờ tôi tư vấn rằng trọng tâm mới là yếu tố có sức mạnh nhất để quyết định thành bại của doanh nghiệp. Con người không sợ sai ở tiểu tiết mà sợ đi sai đường, đi nhầm hướng. Bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều về việc sử dụng công cụ gì để lên đường hay sử dụng công cụ gì để thao tác tiến hành bởi sớm muộn gì thì bạn cũng sẽ đạt được mục tiêu. Nhưng nếu đi sai đường thì bạn sẽ rất khó đạt được mục tiêu.

Nếu đã biết trọng tâm là gì thì bạn hoàn toàn có thể đối chiếu công việc của mình mọi lúc mọi nơi, đối chiếu để xem công việc mà bạn đang làm có liên quan tới trọng tâm hay không? Nếu như bạn đã làm quá nhiều công việc mà không liên quan tới trọng tâm thì bạn cần phải điều chỉnh lại hướng đi của mình. Nếu cấp dưới của bạn lệch khỏi quỹ đạo trọng tâm thì bạn cần phải nhắc nhở họ quay lại quỹ đạo trọng tâm.

Lệch khỏi quỹ đạo trọng tâm là điều hết sức nguy hiểm, lệch khỏi trọng tâm là sự sai lầm của chiến lược. Người lãnh đạo cấp cao phải luôn không ngừng quan tâm tới trọng tâm, đừng để những chuyện phức tạp hay nhỏ nhặt khiến bạn quên đi hoặc lơ là trọng tâm. Và cũng đừng như ZTE để thắng lợi làm cho u mê đầu óc mà quên mất mình là ai và quên luôn việc mình đã sớm bị người khác bắt được thóp.

Thưa các vị lãnh đạo, các nhà quản lý, mong các vị sau này hãy quan tâm nhiều hơn tới trọng tâm của công ty hoặc doanh nghiệp, dù làm việc hay đi du lịch cũng đều phải nhớ đến nó, quan tâm tới nó, tuyệt đối không thể quên.

Bởi trọng tâm mới là mạch máu của công ty hoặc doanh nghiệp!

Trả lời