Hiện nay, do tình hình kinh tế không khả quan khiến áp lực bán hàng ngày càng lớn. Thực ra, dù không có khủng hoảng kinh tế. Nhưng nhiệm vụ bán hàng mỗi năm mà nhân viên bán hàng phải gánh vác chỉ tăng mà không giảm.
Lý do là bởi doanh nghiệp đối mặt với cổ đông chỉ có một con đường đó là phát triển, là đạo lý thép. Chưa nói đến mô hình quản lý tốt hay xấu. Ngay bản thân nhân viên bán hàng, nếu ở trong cương vị làm việc này. Chúng ta vẫn có rất nhiều phương diện có thể nâng cao và hoàn thiện.
Chúng ta thường phạm phải một số sai lầm bán hàng cơ bản. Những chiến lược bán hàng ngu ngốc vẫn xuất hiện thường xuyên trong kinh doanh bán hàng hiện nay.
Bậc thầy về kinh doanh bán hàng nổi tiếng người Mỹ Geoffrey James đã từng nhận được rất nhiều lá thư nhờ tư vấn về bán hàng. Họ hy vọng có thể nhận được ý kiến và sự trợ giúp từ ông.
Từ trong quá trình trải nghiệm của mình, Geoffrey James phát hiện ra rằng. Có rất nhiều sai lầm cơ bản xuất hiện trong công tác bán hàng mà ông rất quen thuộc.
Dưới đây, tôi xin chia sẻ với các bạn 10 chiến lược bán hàng ngu ngốc mà GeoffreyJames đã tổng kết. Hy vọng các bạn sẽ đọc và tránh được những chiến lược sai lầm không đáng có này.
1, Trả lời khách hàng chưa đưa ra ý kiến phản đối
Mặc dù việc dự kiến khách hàng sẽ đưa ra ý kiến phản đối và chuẩn bị sẵn câu trả lời hợp lý để đối đáp lại là chuyện tốt. Nhưng thực ra, việc đưa ra ý kiến phản đối của bạn là một suy nghĩ đáng sợ.
Lý do là bởi bạn chỉ là đưa ra một vấn đề mà có thể nó không bao giờ tồn tại. Việc bạn giải thích trước mọi điều khiến bạn trông càng có tính phòng vệ hơn. Hơn nữa cũng không dám chắc về giá trị thực sự của dịch vụ hoặc sản phẩm mà bạn cung cấp.
Cách giải quyết: Tuyệt đối không được mở đầu bằng nhưng câu nói đại loại như:
– Có thể bạn muốn tìm hiểu…
– Có thể bạn sẽ tự hỏi mình…
2, Dành “bước tiếp theo” cho khách hàng
Rất nhiều e-mail hoặc ý kiến tư vấn bán hàng thường kết thúc bằng một câu nói. Đó là “nếu bạn muốn tìm hiểu nhiều hơn….”. Hoặc “Nếu bạn có hứng thú với…”… vui lòng liên hệ với nhân viên bán hàng.
Thông thường những người gửi e-mail hoặc nêu ý kiến như trên thường hay kêu ca, oán trách rằng không nhận được bất cứ phản hồi nào.
Thực ra đây là biểu hiện của việc bạn đang để khách hàng làm công việc mà bạn phải làm.
Cách giải quyết: Phải nắm bắt được quyền kiểm soát trong tay bạn. Bạn có thể sử dụng những câu từ gần gũi hơn để thay thế. Ví dụ:
– Tôi sẽ gọi điện thoại lại cho bạn vào tuần sau. Nếu bạn có nhu cầu chúng ta có thể trao đổi sâu hơn…
3, Đặc tính của sản phẩm bán hàng chứ không phải là kết quả
Một điều khó tin đó là, một số nhân viên bán hàng tin rằng. Sở dĩ khách hàng mua hàng là do sản phẩm có những tính năng ưu việt. Thế nên, họ liệt kê ra một loạt các tính năng của sản phẩm. Hy vọng ít nhất cũng có thể tạo hứng thú cho khách hàng.
Nhưng sự thật là, khách hàng chỉ quan tâm tới kết quả. Và cách mà sản phẩm đó ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc của họ.
Cách giải quyết: Tìm hiểu lý do tại sao khách hàng lại mua hàng của bạn mà không phải là của người khác. Sau đó bán kết quả đó. Sử dụng tính năng sản phẩm để góp sức vào khả năng thực hiện kết quả đó của bạn.
4, Trả vờ thân mật
Dù có thích hay không, nhưng trong những giây phút ấy, vị trí của bạn trong trái tim của khách hàng “là một người đang bán hàng cho họ”.
Bạn đang tiến hành một cuộc đấu tranh khốc liệt để giành được sự tín nhiệm. Trong hoàn cảnh này, việc làm sai lầm lớn nhất của bạn đó là dùng những hành vi giả tình giả nghĩa để lấy lòng khách hàng.
Những cách biểu đạt thường gặp đó là một câu thăm hỏi nhẹ nhàng “hôm nay bạn cảm thấy như thế nào?”. Nếu đây là lời mở đầu cho một cuộc điện thoại e rằng sẽ khiến người khách cảm thấy buồn nôn.
Cách giải quyết: Duy trì cá tính và sự chuyên nghiệp của bạn một cách phù hợp và không quá đà. Trừ khi đã thực sự xây dựng được tình cảm hữu nghị. Nếu không ít nhất cũng phải mất vài tuần để điều chỉnh mối quan hệ.
5, Vội vàng đưa ra lời khuyên mua hàng
Mặc dù lời khuyên thi thoảng sẽ mang lại cơ hội bán hàng. Nhưng trong nhiều trường hợp nó cần phải có quy trình. Tốt nhất nên phải xác định xong vấn đề và phương án giải quyết rồi mới đưa ra lời khuyên. Việc đưa ra lời khuyên cần tới thời gian và công sức.
Cách giải quyết: Chỉ đưa ra lời khuyên sau khi bạn đã nhận được thỏa thuận miệng.
>> Nâng cao năng lực và kỹ năng bán hàng thông minh
6, Nói nhiều hơn là lắng nghe
Mặc dù vấn đề này đã nói đi nói lại rất nhiều lần. Nhưng vẫn có quá nhiều người mắc phải. Khi bán hàng, bạn thường rất dễ hưng phấn và dễ bị kích thích.
Sau đó bạn sẽ nói, nói và nói để tiếp thị hoặc khuấy động nhu cầu mua hàng. Nhưng đối với khách hàng, đây là hành động khiến họ cảm thấy bực mình và phản cảm.
Cách giải quyết: Bạn cần phải tự định nghĩa trong lòng rằng, bán hàng là một hành vi bị động. Nó được hình thành bởi sự lắng nghe, suy nghĩ và hành động nói đi đôi với làm của bạn.
7, Lãng phí thời gian trên những cơ hội không có lối thoát
Khi bạn cùng một người nào đó đàm phán bán hàng. Có những lúc bạn coi nó như là một phép lạ. Khi điều này xảy ra, khả năng tiến tới thỏa thuận thành công có sức hút đến nỗi. Bạn không muốn hỏi một số câu hỏi có thể tiết lộ đây là một cơ hội sai lầm để phá hủy ước mơ của bạn.
Cách giải quyết: Trong vòng 5 phút trước khi bắt đầu đàm phán. Hãy đặt câu hỏi để cố gắng phát hiện nhu cầu thực sự của khách hàng. Và tìm hiểu túi tiền của họ có thể đáp ứng được nhu cầu đó hay không?
8, Không thể kiên trì tới cùng
Đây là một chân lý khiến người khác phải đau lòng. Nhân viên bán hàng thường có cảm giác tội lỗi với khách hàng cho tới khi được chứng thực làm rõ.
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng để dần dần xây dựng sự tín nhiệm cho tới khi khắc phục được suy nghĩ phản cảm tự nhiên của nhiều người đối với nhân viên bán hàng.
Bởi nếu bạn không thể thực hiện lời hứa, tuyệt đối không được có chút lơ là nào. Bởi nếu mất đi cơ hội này dù chỉ là một lần. Bạn sẽ vĩnh viễn bị loại ra khỏi cuộc chơi.
Cách giải quyết: Toàn tâm toàn sức với những công việc và lịch trình đặc biệt giống như là tôn giáo. Phải thực hiện 100% những điều mà bạn đã hứa với khách hàng.
9, Coi “kết thúc” là khâu cuối cùng trong quy trình
Không có điều gì xa rời chân lý hơn là việc các công ty và nhiều người coi việc “kết thúc giao dịch” đồng nghĩa với việc kết thúc hoạt động hoạt động bán hàng.
Nhưng thực tế là sau khi hoàn thành một đơn hàng nào đó. Công việc mới thực sự bắt đầu. Bởi bạn đang bắt đầu xây dựng một mối quan hệ. Thậm chí còn có thể phát sinh những nghiệp vụ khác sau này. Dĩ nhiên điều này sẽ càng dễ dàng hơn và có lợi nhuận hơn so với việc có được những mối kinh doanh mới.
Cách giải quyết: Phải luôn chú trọng tới những mối quan hệ lâu dài chứ không phải là nguồn thu nhập ngắn hạn. “Hoàn thành giao dịch” đối với quy trình mà nói không phải kết thúc mà mới chỉ là bắt đầu.
10, Không nên yêu cầu giới thiệu quá nhanh
Một số người bán hàng thường hay có thói quen nhờ khác hàng giới thiệu. Và hỏi một số câu đại loại như : “Bạn có quen những người nào khác cần tới sản phẩm của chúng tôi không?”.
Thậm chí ngay cả khi khách hàng không có hứng thú với sản phẩm của họ. Khi hoàn thành giao dịch đầu tiên với khác hàng, một số người kháccũng đặt những câu hỏi tương tự.
Cả hai cách làm trên thực sự quá ngây thơ. Bởi trong tâm thái thực sự của khách hàng, họ sẽ không mạo hiểm với danh tiếng của bạn. Để đi giới thiệu những sản phẩm mà ngay bản thân họ cũng không rõ tính năng và hiệu quả thực sự cho người khác.
Cách giải quyết: Chỉ đề xuất khách hàng giới thiệu. Khi khách hàng thực sự hài lòng về sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Xem xong 10 chiến lược bán hàng ngu ngốc nhất của GeoffreyJames. Tôi chợt thấy mình cũng nằm trong số đó. Nhiều lúc những chiến lược Marketing ngu ngốc này sẽ trở thành phản ứng đầu tiên của chúng ta.
Nhưng sau khi xem xong bài viết này. Chúng ta cần phải can dự vào hành vi và tâm lý của mình một cách có ý thức. Để không phạm phải những sai lầm trên. Hy vọng, đây sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu. Để bạn có thể biến mình trở thành người có kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp hơn.