“Tay Gà mờ” bán hàng, mới vào nghề làm thế nào bán tốt?

Nhân viên bán hàng mới vào nghề làm thế nào để bán tốt? Tay nghề non làm thế nào để buôn may bán đắt?

Dưới đây là 6 rào cản lớn mà những người nhân viên bán hàng mới vào nghề thường gặp phải. Hy vọng các phương án hóa giải đi kèm sẽ giúp bạn phần nào giải tỏa áp lực để làm tốt công việc của mình.

1, Trở ngại kiến thức

Biểu hiện:  Thiếu kiến thức có liên quan tới sản phẩm. Không biết cách nắm bắt học hỏi các khâu chuyên môn quan trọng.

Đào tạo kiến thức có liên quan tới sản phẩm bán hàng là cơ sở để đàm phán. Trong quá trình trao đổi, nói chuyện, khách hàng có thể sẽ đưa ra một số câu hỏi chuyên môn. Hay một số vấn đề chiều sâu có liên quan tới quy trình phục vụ.

Nếu nhân viên bán hàng không có câu trả lời phù hợp. Hoặc hỏi gì cũng không biết, chắc chắn sẽ dập tắt nhiệt huyết mua hàng sôi sục của khách hàng.

Phương pháp hóa giải: Tiếp nhận đào tạo và tự học hỏi. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. Trong quá trình học tập phải nắm bắt, hiểu hết những kiến thức chuyên môn và các khâu quan trọng.

Tuyệt đối không được nói với khách hàng rằng “tôi không biết”. Nếu thực sự không biết có thể nói khéo với khách hàng. Hỏi chuyên gia rồi mới đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

2, Trở ngại tâm lý

Biểu hiện: Lo lắng trước kết quả xấu, hoảng sợ hoặc không dám hành động.

Nhút nhát, sợ bị từ chối là những chướng ngại tâm lý thường gặp của nhân viên bán hàng mới. Biểu hiện thường thấy đó là:

  • Đi thăm hỏi lại sợ gặp phải khách hàng.
  • Không biết phải nói chuyện và trao đổi với khách hàng như thế nào
  • Không dám gọi điện thoại cho khách hàng, lo sợ khách hàng không đón nhận.

Thành công trong bán hàng là ở việc rút ngắn khoảng cách với khách hàng. Loại bỏ sự nghi ngại của khách hàng bằng việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.

Nếu như không thể chủ động nói chuyện hoặc trao đổi với khách hàng. Đồng nghĩa với việc mất đi cơ hội bán hàng thành công.

Phương pháp hóa giải: Nâng cao sự tự tin, tự mình cổ vũ khích lệ mình. Hoặc cũng có thể thử suy nghĩ vấn đề bằng một góc độ, chiều hướng khác.

Mục đích của bán hàng là để thực hiện giá trị của bản thân trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Mang lại lợi ích và giá trị cho khách hàng.

Dù bị từ chối cũng không sao. Nếu khách hàng thực sự không cần dĩ nhiên họ có quyền được từ chối. Nếu khách hàng có nhu cầu lại không muốn mua. Vậy thì có thể nhân cơ hội đó để tìm hiểu nguyên nhân vì sao khách hàng lại không mua. Đây chắc chắn sẽ là nguồn thông tin có giá trị cho công tác bán hàng sau này.

3, Trở ngại tâm thái trong công tác bồi dưỡng bán hàng

Biểu hiện: Có những nhận thức sai lệch về kinh doanh bán hàng và phục vụ khách hàng.

Một số người coi khinh ngành nghề kinh doanh bán hàng. Họ cho rằng đây là nghề không có địa vị cao. Bán hàng nhiều khi không biết phải làm sao, cảm giác rất ấm ức. Nên không thể niềm nở và đầy nhiệt huyết khi đối mặt với khách hàng. Do đó cũng không thể khuấy động nhiệt huyết mua sắm của khách hàng.

Phương pháp hóa giải: Nhận thức đúng về chính bản thân mình và ngành nghề kinh doanh bán hàng. Xác định đúng quy hoạch phát triển về mục tiêu cuộc đời và cuộc sống nghề nghiệp của bản thân.

Bán hàng là một nghề đầy tính thử thách. Người bán hàng phải không ngừng xây dựng mục tiêu cho riêng mình. Đồng thời thực hiện và hoàn thành mục tiêu bằng sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân. Để gặt hái thành công.

Bán hàng là một nghề cần phải có kiến thức sâu rộng. Chỉ khi có đầy đủ những kiến thức phong phú về sản phẩm, kiến thức chuyên ngành bán hàng, kiến thức xã hội…Mới có thể nắm bắt được mạch đập của thị trường một cách chính xác.

>> Bán hàng làm thế nào để khách hàng không có cảm giác khoảng cách với người bán

4, Trở ngại về kỹ năng trong công tác bồi dưỡng bán hàng

Biểu hiện: Không quen thuộc với cả quy trình bán hàng. Kỹ năng kiểm soát trong quá trình khách hàng mua sắm không được áp dụng một cách thành thục.

Biểu hiện cụ thể: Thiếu phương pháp và tư duy rõ ràng mạch lạc trong quá trình giới thiệu sản phẩm. Không thể nói rõ trọng tâm vấn đề. Không thể truyền đạt lợi ích sản phẩm tới khách hàng một cách chính xác nhất.

Thiếu tính chính xác trong việc phán đoán tâm lý và động cơ mua sắm của khách hàng. Không thể nắm bắt tín hiệu mua sắm của khách hàng một cách chính xác. Nên luôn đánh mất cơ hội chốt đơn thành công tốt nhất.

Chỉ thấy cái lợi trước mắt, thiếu phương pháp trong việc quản lý khách hàng. Không thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những khách hàng có nhu cầu.

Phương pháp hóa giải: Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng một cách đầy đủ. Tìm kiếm những sản phẩm hoặc giá trị sản phẩm có thể mang lại lợi ích cho khách hàng.

Thường xuyên thỉnh giáo kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước. Tìm hiểu tín hiệu để chốt đơn thành công và áp dụng các biện pháp tương ứng.

Học cách quản lý thời gian, phân loại khách hàng. Đầu tư nhiều thời gian vào những khách hàng có tỷ lệ chốt đơn cao.

Nếu không thể nắm bắt tâm lý và động cơ mua sắm của khách hàng một cách chính xác. Bạn có thể báo cáo với quản lý cấp trên, nhờ họ đưa ra suy đoán và hướng giải quyết.

5, Trở ngại thói quen

Biểu biện: Những hành vi thói quen đã tích lũy trước đây không có lợi trong sự phát triển ngành nghề.

Thói quen xấu cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến khách hàng không chốt đơn. Một số nhân viên bán hàng có thói quen ngôn ngữ và thái độ cứng nhắc. Khiến khách hàng cảm thấy mình không được tôn trọng.

Một số nhân viên bán hàng không biết mỉm cười hoặc có thói quen trông mặt bắt hình dong. Phán đoán phân loại khách hàng bằng trực giác chủ quan của mình. Đồng thời sử dụng ngôn ngữ cử chỉ không phù hợp. Có thể phán đoán của họ là đúng. Nhưng làm như vậy sẽ gây ra tiếng nói dư luận xấu và đánh mất khách hàng tiềm năng.

Phương pháp hóa giải: Giữ thái độ tích cực, tôn trọng khách hàng. Làm tốt công tác ghi chép và phân tích khách hàng. Phát hiện, tổng kết và sửa đổi những thói quen không tốt của bản thân. Khiến khách hàng cảm thấy vui khi nói chuyện và trao đổi với bạn.

Quá trình trao đổi giữa nhân viên bán hàng và khách hàng là khâu quan trọng để khách hàng trải nghiệm sản phẩm. Cũng là một phần trải nghiệm tình cảm của người tiêu dùng.

Khách hàng muốn tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm để làm căn cứ quyết sách. Thái độ giảng giải chi tiết cụ thể về sản phẩm của nhân viên bán hàng có ảnh hưởng rất lớn trong việc khách hàng đưa ra quyết sách.

Cử chỉ hành vi của nhân viên bán hàng sẽ ảnh hưởng tới nhận thức của khách hàng về sản phẩm và thương hiệu. Đây cũng là vấn đề mấu chốt trong việc bán hàng và thể hiện thương hiệu.

6, Trở ngại môi trường

Biểu hiện: Dễ bị ảnh hưởng bởi người hoặc vật xung quanh

Do thiếu sự lý giải và nhận thức đúng đắn về ngành nghề kinh doanh bán hàng. Thiên về việc mô phỏng phương pháp và tác phong làm việc của những đồng nghiệp khác. Mà quên mất việc học hỏi cách thu hút ưu điểm và sở trường của người khác từ đồng nghiệp.

Đã từng có nhân viên bán hàng, thuở đầu đến công ty rất nhiệt tình niềm nở. Nhưng sau này do bị ảnh hưởng của một số nhân viên bán hàng cũ, làm việc chểnh mảng. Không yêu cầu nghiêm khắc với bản thân.

Ngoài ra còn có một số nhân viên bán hàng không thể hòa nhập vào tập thể. Bạn nên biết rằng, xa rời tập thể sẽ không có lợi trong việc phát triển bản thân.

Phương pháp hóa giải: Phân biệt rõ thị phi, trắng đen. Tôn trọng đồng nghiệp. Xây dựng những mối quan hệ xã giao tốt đẹp bằng thái độ niềm nở. Lấy những người có thành tích bán hàng xuất sắc làm tấm gương. Học hỏi ưu điểm và kinh nghiệm của họ.

Đối chiếu với 6 trở ngại trên, liệt kê những điểm yếu còn thiếu xót của bản thân. Sau đó lập kế hoạch giải quyết tương ứng. Đây là điều mà những người nhân viên bán hàng mới vào nghề cần phải lập tức bắt tay vào làm. Để nhanh chóng nâng cao năng lực bản thân và thích nghi tốt với đặc thù ngành nghề, công việc.

Trả lời