Cách lấy lại duyên bán hàng-Làm sao để buôn bán đông khách

Cách lấy lại duyên bán hàng-Làm sao để buôn bán đông khách

Trong thời buổi cạnh tranh kinh tế khó khăn, có rất nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ giống nhau. Họ luôn tìm cách lôi kéo và thu hút khách hàng hơn so với đối thủ. Một trong những chiếc chìa khóa tạo sự khác biệt, cạnh tranh tốt mà các doanh nghiệp ngày nay đang sử dụng đó chính là nghệ thuật bán hàng mà chúng ta hay gọi nó bằng một cái tên dân dã hơn là “duyên bán hàng”.

Nhiều người kinh doanh thất bại thường nêu lý do rằng mình không có duyên bán hàng, mình không giao tiếp được với khách hàng. Và họ luôn quan niệm rằng duyên bán hàng bẩm sinh mới có, những ai may mắn sinh ra có duyên bán hàng sẽ làm ăn, kinh doanh tốt. Liệu đó có phải là suy nghĩ đúng của một bộ phận những người đang tham gia kinh doanh hay không? Trong bài viết Cách lấy lại duyên bán hàng-Làm sao để buôn bán đông khách này, Bytuong.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu về duyên bán hàng, thế nào là duyên bán hàng và cách để thu hút khách, tạo lợi thế cạnh tranh từ duyên bán hàng như thế nào. Hãy cùng lướt xuống dưới và đọc bài viết này nhé!

Duyên bán hàng có phải là bẩm sinh?

Duyên bán hàng nói theo ngôn ngữ kinh tế đó chính là nghệ thuật giao tiếp với khách hàng. Để có thể giao tiếp và phục vụ khách hàng tốt, mỗi nhân viên bán hàng đều cần trải qua quá trình được đào tạo, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm. Vì vậy, duyên bán hàng không phải là bẩm sinh như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Với thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc có thể duy trì sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp mình được đặt lên hàng đầu. Và nghệ thuật giao tiếp với khách hàng, nghệ thuật bán hàng chính là một trong những chìa khóa giúp doanh nghiệp làm được việc đó. Đối thủ đang ngày càng lớn mạnh, nhu cầu khách hàng ngày càng cao khiến cho những người lãnh đạo đau đầu tìm cách để nâng cao chất lượng phục vụ, kỹ năng giao tiếp bán hàng của đội ngũ nhân viên. Giờ đây, cuộc chiến trên thương trường là để cạnh tranh xem nghệ thuật bán hàng của ai tốt hơn.

Khi đi mua hàng, đi chợ, theo tâm lý muốn được phục vụ và tôn trọng, chúng ta luôn luôn tìm đến những người bán hàng vui tính, thân thiện và niềm nở. Dù giá cả những sản phẩm của họ có cao nhưng chúng ta vẫn không ngại việc ghé đến những cửa hàng này. Và dĩ nhiên chúng ta sẽ không muốn mua hàng ở những cửa hàng có nhân viên bán hàng hoặc người bán khó chịu, không tôn trọng khách hàng.

Vậy làm sao để trở thành một người có duyên bán hàng? Những đức tính nào cần có ở người bán hàng có duyên đây?

Để cạnh tranh trên thương trường, các nhà lãnh đạo luôn cố gắng đào tạo và mở các lớp học chuyên về nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên mình. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy một vài khóa học dạy về nghệ thuật giao tiếp bán hàng nếu chịu khó tìm kiếm trên google. Mỗi giáo viên đều có những cách truyền tải và kinh nghiệm chia sẻ về kỹ năng bán hàng riêng, nhưng có lẽ tất cả đều mong muốn học viên của mình đạt được những điều sau:

Đức tính của người bán hàng tóm gọn trong 6 chữ:  Smiling, Smart, Speed, Sincerity, Safety và Saving

Đây là 6 đức tính mà người bán hàng cần có được chia sẻ trong thuyết Marketing hiện đại. Trong thuyết Marketing hiện đại đã đề cập đến vai trò quan trọng của những người bán hàng mà trước giờ các doanh nghiệp đã bỏ qua. Người bán hàng tuy chỉ là một vị trí nhỏ trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nhưng lại chính là chìa khóa vàng để giúp doanh nghiệp thành công. Thuyết Marketing đã giải thích ý nghĩa của 6 chữ này đối với một nhân viên bán hàng như sau:

Smiling: Luôn luôn mỉm cười. Nụ cười giúp chúng ta vui vẻ, gần gũi nhau hơn. Với một khách hàng khó tính, không có nhu cầu mua hàng nhưng khi đi ngang qua một cửa hàng thấy nhân viên vui vẻ, cười chào thân thiện sẽ cảm thấy được tôn trọng và đột nhiên muốn ghé đến của hàng xem thử. Nụ cười trong suốt buổi trò truyện sẽ giúp chúng ta tạo thiện cảm và giữ chân được khách hàng. Dù khách hàng không mua, nhưng vẫn không nên tỏ thái độ khó chịu mà thay vào đó cười cảm ơn. Đối với mỗi đối tượng khách hàng chúng ta sẽ có những cách đón tiếp khác nhau chứ không khuôn rập một kiểu cười xã giao. Nụ cười phải xuất phát từ tấm lòng của người bán hàng.

Smart: thông minh, thanh lịch. Khi bước vào một cửa hàng, nhìn một nhân viên bán hàng lịch sự, thanh lịch và thông minh tiếp đón chúng ta sẽ tự cảm thấy hài lòng và có thiện cảm hơn.

Sincerity: trung thực. Trung thực là đức tính quan trọng cần có ở một người bán hàng. Trung thực từ việc cung cấp, tư vấn hỗ trợ những thông tin cần thiết cho khách hàng, và trung thực trong việc trách nhiệm bán hàng của mình. Không để xảy ra sai xót, mất mát tài sản của cửa hàng.

Speed: Nhanh nhẹn. Nhanh nhẹn không chỉ giúp người bán hàng tiết kiệm được thời gian mà còn là một trong những yếu tố giúp tăng độ hài lòng của khách hàng. Nếu nhân viên bán hàng chậm chạp, lề mề sẽ khiến khách hàng khó chịu và bỏ đi. Vì vậy, để phục vụ khách hàng tốt nhân viên cần có những thao tác nhanh và chính xác để không làm tốn thời gian của khách hàng.

Safety: An toàn. Nhiều người vì mục đích lợi nhuận mà bỏ qua sự an toàn của khách hàng. Trong thuyết Marketing hiện đại chỉ ra rằng: người bán hàng cần đặt sự an toàn của khách hàng lên hàng đầu. Hãy tư vấn cụ thể và chính xác những tính năng cũng như những lưu ý khi khách hàng sử dụng sản phẩm để đảm bảo rằng sẽ không xảy ra sự cố gì.

Saving: Tiết kiệm. Doanh nghiệp nào cũng đều muốn có thể tiết kiệm, hạn chế bớt chi phí trong kinh doanh. Đối với nhân viên bán hàng, việc tư vấn và bán sản phẩm phù hợp với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm những chi phí rủi ro có thể xảy ra, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức trong việc mua và sử dụng sản phẩm.

>> Nghệ thuật bán hàng: Để 90% khách hàng mua sản phẩm

Duyên bán hàng cũng cần đúc kết kinh nghiệm mà thành

Những đức tính của người bán hàng được nêu trong thuyết Marketing hiện đại như là thước đo chuẩn về một nhân viên bán hàng tốt. Nhưng mỗi người bán hàng sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu là nét “duyên” riêng trong cách bán hàng của mình. Để trở thành một người bán hàng xuất sắc chúng ta cũng cần lưu ý những kinh nghiệm như:

Lắng nghe khách hàng

Bán được nhiều hàng đúng là mục tiêu mà chúng ta mong muốn, nhưng không có nghĩa là tìm mọi cách nói thật nhiều để bán được hàng. Bán hàng là sự lắng nghe, thấu hiểu khách hàng để từ đó có thể tư vấn, và gợi ý cho khách hàng sử dụng những sản phẩm tốt nhất chứ không phải nói nhiều để bán được hàng.

Tư vấn khác quảng cáo

Nhiều người bán hàng chỉ mãi giới thiệu, PR cho sản phẩm của mình thật tốt để khách hàng mua, nhưng thực tế đó không phải là những thông tin khách hàng cần. Họ muốn mình được quan tâm và được biết về những thông tin có liên quan đến mình thay vì đến sản phẩm. Bán hàng là sự tư vấn, giúp khách hàng giải đáp những thắc mắc mà bản thân đang mắc phải để từ đó tìm ra một sản phẩm giúp thỏa mãn nhu cầu và giải quyết vấn đề đó cho khách hàng. Tư vấn khác quảng cáo, và nhân viên bán hàng cũng cần lưu ý để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn.

Khi khách hàng muốn rời đi, đừng tìm cách giữ chân họ mà hãy tìm cách để họ không muốn rời đi nữa

Sau khi đã tư vấn, hỗ trợ giải đáp những thông tin mà khách hàng cần nhưng họ vẫn cảm thấy chưa có nhu cầu mua hàng. Hãy linh động giới thiệu thêm một vài những dịch vụ kèm theo hoặc gợi ý những nhu cầu mà khách hàng chưa nghĩ ra để thuyết phục họ tìm hiểu thêm về sản phẩm. Họ có thể muốn sử dụng những sản phẩm, dịch vụ kèm theo mà không phải sử dụng sản phẩm chính. Nhưng để sử dụng sản phẩm dịch vụ kèm theo đó họ sẽ sẵn sàng bỏ tiền để mua hàng. Đây cũng là một trong những nghệ thuật bán hàng được nhiều người quan tâm học hỏi.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này đã giúp chúng ta hiểu thêm về duyên bán hàng. Duyên bán hàng không phải là bẩm sinh, mà cần phải có quá trình học tập, rèn luyện và đúc kết kinh nghiệm bản thân. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu thêm về thế nào là duyên bán hàng nhé!  Chúc bạn sẽ sớm trở thành một người bán hàng xuất sắc.

Trả lời