Dùng phương pháp này, tỷ lệ chốt đơn khách hàng tăng 5 lần

Bạn đã từng gặp phải trường hợp như thế này bao giờ chưa?

Bạn sử dụng rất nhiều phương pháp thu hút, khách hàng khó khăn lắm khách hàng mới đến cửa hàng của bạn. Nhưng bạn chợt phát hiện ra rằng, khách hàng ngắm nghía rất lâu nhưng cuối cùng lại không mua gì cả.

Nghĩa là tỷ lệ chốt đơn sau khi khách hàng đến cửa hàng là rất thấp.

Nếu tỷ lệ này luôn duy trì ở mức thấp thì những chi phí mà chúng ta phải bỏ ra để thu hút khách hàng trước đó sẽ bị mất đi một cách vô nghĩa, nói gì đến lợi nhuận.

Tôi tin rằng, dù là thương mại điện tử online hay là kinh doanh cửa hàng thực thể offline, rất nhiều các cửa hàng kinh doanh thường gặp phải vấn đề này. Vậy làm thế nào để nâng cao tỷ lệ chốt đơn của khách hàng?

Cách làm mà nhiều các doanh nghiệp hoặc cửa hàng kinh doanh thường áp dụng đó là hạ giá, rồi lại hạ giá, hoặc tặng đủ các món đồ ưu đãi khác nhau. Nhưng tỷ lệ chốt đơn của khách hàng vẫn rất thấp thì phải làm thế nào?

Có rất nhiều phương pháp nâng cao tỷ lệ chốt đơn. Trong đó có một phương pháp vừa đơn giản lại rất có hiệu quả đó là thiết kế lộ trình giao dịch của khách hàng

Đây là quá trình xuất phát kể từ khi khách hàng nhìn thấy thương hiệu của bạn cho tới khi hoàn thành trải nghiệm và công việc mà bạn cần phải làm đó là giúp khách hàng thiết kế từng khâu công đoạn từng bước đi trong quá trình đó.

Phải khiến khách hàng một khi đã đến với cửa hàng của bạn sẽ phải đi hết theo lộ trình mà bạn đã thiết kế, sau đó để khách hàng chủ động hoàn thành công tác chốt đơn.

Giảm giá chỉ là cách khuyến khích khách hàng một cách đơn phương, chưa thực sự kích thích được khát vọng mua sắm của khách hàng.

Hơn nữa còn khiến khách hàng có cảm giác bị cưỡng chế, rất dễ gây phản cảm. Do vậy, phương pháp tốt nhất vẫn là để khách hàng chủ động chốt đơn hàng.

Để đạt được hiệu quả này, chúng ta cần phải giúp khách hàng thiết kế một cách hoàn chỉnh toàn bộ quá trình kể từ khi khách hàng bước vào cửa cho tới khi khách hàng rời đi.

Một khi khách hàng đã bị cuốn vào lộ trình mà chúng ta đã thiết kế hoàn chỉnh kia, tự nhiên sẽ chủ động trở thành hội viên của chúng ta.

Dưới đây là phương pháp tiến hành thiết kế lộ trình giao dịch của khách hàng trong ngành dịch vụ ăn uống

1, Chúng ta đều biết rằng, dịch vụ ăn uống là một ngành nghề có nhu cầu ổn định và quy mô lớn

Theo số liệu thống kế năm 2017, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 494.7 nghìn tỷ đồng, chiếm 12.6% tổng mức và tăng 11.9% so với cùng kỳ (rất nhiều ngành khác có mức tăng trưởng dưới 10%).

Thế nhưng đại đa số các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống lại phải chịu cảnh thua lỗ hoặc kinh doanh không có lãi.

Để tránh sự cạnh tranh cùng chiều trong nhiều thương hiệu với nhau. Nhiều nhà hàng ăn uống đã áp dụng chính sách hội viên đặc biệt. Biến doanh nghiệp từ mô hình lợi nhuận đơn nhất sang mô hình lợi nhuận phức hợp.

Nghĩa là không chỉ kiếm tiền từ doanh thu bán hàng mà còn kiếm tiền từ chi phí hội viên và các chi phí khác.

Đây cũng chính mà một trong những nguyên nhân vì sao mà giá bán sản phẩm trông có vẻ thấp hơn so với cùng kỳ nhưng kinh doanh vẫn có lãi.

Nhà hàng mới của bạn tôi cũng áp dụng chế độ hội viên nhưng không được hoàn chỉnh, nên tỷ lệ chốt đơn cao nhất không vượt quá 10%.

Sau đó, bạn tôi áp dụng phương pháp thiết kế lộ trình giao dịch khách hàng và điều chỉnh thêm ở các phương diện khác khiến tỷ lệ chốt đơn hàng từ 10% lên tới 60% mỗi ngày, tăng thêm 50% tỷ lệ chốt đơn.

Làm thế nào để có được điều này vậy?

2, Thiết kế toàn bộ quá trình, lộ trình cho khách hàng

Khách hàng đến với cửa hàng của bạn, chính là lúc bạn bắt đầu nắm bắt tỷ lệ chốt đơn. Chúng ta phải làm sao để có được hiệu quả “khách hàng một khi đã đến, sẽ không muốn rời đi khi chưa chốt đơn”?

Đầu tiên chúng ta cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của ngành dịch vụ ăn uống, chia lộ trình của khách hàng thành những nút điểm khác nhau.

Sau khi đã xác định xong các lộ trình tiến tới chốt đơn, chúng ta cần phải bắt đầu bước tiếp theo của công việc. Kích thích khách hàng từ nhiều mặt khác nhau để khách hàng chủ động trở thành hội viên.

Cố gắng hết sức để khiến khách hàng một khi đã bước vào thì sẽ không thể bước ra được.

>> Nâng cao tỷ lệ chốt đơn hàng

3, Tìm kiếm nút điểm chốt đơn hàng trong lộ trình

Căn cứ và tình hình thực tế của nhà hàng, tìm kiếm nút điểm dễ chốt đơn hàng nhất trong lộ trình.

Theo như kết quả quan sát và thử nghiệm, khách hàng sẽ dễ chốt đơn hàng nhất ở trong hai khâu một là ở quầy lễ tân và hai là dịch vụ trong bữa ăn.

Sau khi đã xác định xong, sẽ tập trung sức lực trên hai phương diện này, dĩ nhiên cũng không thể được bỏ qua các phương diện hay nút điểm khác.

Có thể, có người sẽ thắc mắc mà hỏi rằng, toàn bộ quá trình đều chỉ khuyến khích khách hàng dùng bữa chốt đơn hàng trở thành hội viên, khách hàng không cảm thấy phiền phức sao?

Thực ra, điều này cần phải xem cách bạn khuyến khích, thúc đẩy khách hàng như thế nào?

Yêu cầu của chúng tôi là, tuyệt đối không được tiếp thị trong khi dùng bữa, phải để khách hàng chủ động nói rằng họ muốn trở thành hội viên, chủ động chốt đơn.

Lý do là như tôi đã nói ở trên, tiếp thị mang tính cưỡng chế sẽ khiến khách hàng cảm thấy họ đang bị tiếp thị, ảnh hưởng tới trải nghiệm dùng bữa, có thể sau này họ sẽ không đến nhà hàng của bạn nữa.

Vậy phải làm thế nào để khách hàng chủ động chốt đơn hàng? Căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi nhà hàng khác nhau thúc đẩy khách hàng muốn trở thành hội viên từ nhiều khía cạnh khác nhau.

Ví dụ, chúng tôi sẽ tạo ra rất nhiều khâu tương tác giữa nhân viên phục vụ với khách hàng trong lộ trình thiết kế. Nhân viên phục vụ sẽ được đào tào các nội dung đàm thoại nhất định để có thể giới thiệu tới khách hàng về thông tin hội viên trong các khâu tương tác đó.

Tại bàn ăn mà khách hàng dùng bữa cũng sẽ có các vật dụng hãy công cụ tương tác có liên quan để dẫn dắt khách hàng chủ động xin từ vấn từ nhân viên phục vụ về các thông tin có liên quan tới hội viên.

Ngoài ra còn có có chế độ phân biệt giữa hội viên và phi hội viên trong việc thưởng thức các món ăn được nếm thử miễn phí, khiến khách hàng cảm thấy tò mò.

Thậm chí đơn giản như việc mua giấy ăn chúng tôi cũng sẽ thiết kế khâu tương tác để thúc đẩy khách hàng trở thành hội viên.

Tóm lại, dù trước quầy lễ tiếp khách hàng chưa muốn chốt đơn, những các khâu thiết kế tiếp theo kể từ khi khách hàng bước vào cửa hàng đều sẽ thúc đẩy, khuyến khích khách hàng chủ động muốn trở thành hội viên của chúng tôi.

Thậm chí, có những khách hàng sau khi đã bước ra khỏi cửa hàng chưa kịp chốt đơn, chúng tôi cũng có thiết kế những khâu tương tác cuối cùng.

Đó là mời khách hàng tham gia fanpage hoặc website của nhà hàng để sau này sẽ dần dần khuyến khích khách hàng chốt đơn.

Do vậy, trong toàn bộ lộ trình này, chúng ta không cần phải cố ý tiếp thị, khách hàng sẽ tự động chốt đơn với tỷ lệ cao bình quân là 60% (bạn cần phải biết rằng, tỷ lệ chốt đơn cao tới 20% đã là rất xuất sắc rồi).

4, Những điều cần phải lưu ý

Tôi tin rằng, sau khi viết xong bài viết này sẽ có rất nhiều người mô phỏng theo để nâng cao tỷ lệ chốt đơn hàng, dù là tỷ lệ chốt đơn hàng trong quá trình bán hàng hay các mô hình kinh doanh dịch vụ khác.

Nhưng điều mà bạn cần phải chú ý ở đây đó là: Nếu điều kiện cơ sở trong cửa hàng của bạn không đủ đáp ứng nhu cầu, thì thiết kế lộ trình có tốt đến mấy cũng đều là vô nghĩa.

Điều kiện cơ sở ở đây đó là chất lượng sản phẩm, môi trường ăn uống, trình độ phục vụ và định vị thương hiệu…

Cộng thêm tình trạng kinh tế hiện nay đó là thu nhập tổng thể và chi phí tiêu dùng không tỷ lệ thuận với nhau. Người tiêu dùng ngày càng thông minh, họ biết cách quản lý chặt chẽ túi tiền của mình hơn.

Do vậy, tiếp thị mang tính cưỡng chế truyền thống trước đây sẽ không còn được coi là một phương pháp tốt nữa.

Điều mà chúng ta cần phải suy nghĩ ở đây đó là làm thế nào để khách hàng ngay từ giây phút đầu tiên khi nhìn thấy thương hiệu sản phẩm của chúng ta không những đồng ý chốt đơn mà còn chủ động trở thành người tuyên truyền quảng bá cho thương hiệu sản phẩm của chúng ta.

Cách thiết kế lộ trình giao dịch của khách hàng mà hôm nay tôi chia sẻ tới các bạn để nâng cao tỷ lệ chốt đơn, bạn đã tiếp nhận được chưa?

Trả lời