Kinh nghiệm quản lý shop quần áo hiệu quả cao

Mở shop quần áo kinh doanh, dù mặt bằng shop lớn hay nhỏ đều phải biết cách quản lý như thế nào? Giống như một công ty, doanh nghiệp vậy. Chỉ những doanh nghiệp có công tác quản lý tổ chức tốt mới có thể phát triển lâu dài và bền vững.

Shop quần áo mặc dù không có quy mô lớn, phức tạp như doanh nghiệp. Nhưng kinh nghiệm và trọng tâm quản lý tương đối giống nhau. Vậy có những kinh nghiệm quản lý shop quần áo hiệu quả cao nào?

1, Quản lý hàng hoá

Chủ yếu quản lý về các mặt như thiếu hàng, mức độ mới mẻ của hàng hoá, mức độ hao mòn của hàng hoá và tồn kho…

Thiếu hàng là một trong những kẻ địch lớn nhất của shop quần áo. Do vậy, chủ cửa hàng phải luôn nắm bắt được số lượng hàng hoá của mình. Kịp thời bổ sung hàng hoá khi phát sinh tình trạng thiếu hàng. Tránh những ảnh hưởng xấu do việc thiếu hàng mang lại.

Trong ngành kinh doanh bán lẻ, sản phẩm hàng hoá luôn có mức độ mới mẻ thức thời. Kể cả quần áo cũng không ngoại lệ. Tuyệt đối phải tuân thủ theo nguyên tắc nhập trước bán trước. Làm như vậy để tránh tình trạng sản phẩm lỗi thời.

Hao tổn hàng hoá thực chất là một số lỗ hổng trong khâu quản lý. Gây ra bởi các nguyên nhân nhập hàng không thật, hàng tồn quá nhiều, đánh sai mác giá, biến động giá… Do vậy chủ shop nhất định phải kiểm soát tốt những công tác này. Giảm thiểu hao tổn, gia tăng lợi nhuận ròng.

Tồn kho là một phần tài sản hữu hình chủ yếu trong shop quần áo. Công tác kiểm kê tồn kho thường xuyên luôn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho chủ cửa hàng. Chú trọng công tác kiểm kê tồn kho, giúp duy trì sự tỉnh táo về tài chính. Luôn nhắc nhở bản thân phải chú ý, cẩn trọng mọi lúc mọi nơi.

Nhìn thấy những sản phẩm không đáng nhập về bị tồn ứ, phải nghiêm khắc kiểm điểm chính mình. Kiểm kê tồn kho không chỉ giúp giải quyết lưu thông tiền vốn một cách kịp thời. Mà còn cung cấp cho chủ cửa hàng nguồn tài liệu tham khảo thiết thực trong công tác nhập hàng về sau.

2, Quản lý tài chính

Quản lý tài chính trong shop quần áo chủ yếu thể hiện trong việc quản lý tiền mặt. Nhất là việc quản tiền mặt ở quầy thu ngân. Những người thu ngân lão luyện, tỷ lệ sai xót trong quá trình thu ngân thường được khống chế trong khoảng 4/10000. Còn những người nhân viên thu ngân mới thường sẽ là 10/10000.

Đừng nên xem nhẹ những con số này. Bởi nhiều khi “sai một ly, đi một dặm”. Vấn đề thu ngân thường gặp đó là nhân viên thu ngân gian dối. Đây là những vấn đề quản lý trọng tâm.

Còn một khâu quan trọng nữa đó là hóa đơn nhận hàng. Đây là những giấy tờ, căn cứ quan trọng của bộ phận tài chính kế toán. Tuyệt đối đừng xem nhẹ vai trò của nó. Bởi một khi mất mát sẽ gây ra những tổn thất to lớn.

Do vậy, phải tích cực xác nhận tình trạng nhiệm thu, tránh tổn thất. Gặp phải bất cứ vấn đề gì, phải có căn cứ mới dễ ăn nói.

3, Quản lý thông tin

Quản lý thông tin ở đây thực ra là những thông tin có liên quan ở trên. Nếu như shop quần áo của bạn có quy mô tương đối, có hệ thống. Vậy thì chủ cửa hàng có thể thông qua các dữ liệu hệ thống để nắm bắt được các thông tin về tình hình vận hành. Ngoài ra còn có thể làm căn cứ thông tin tham khảo về kế hoạch quản lý, cải tiến cửa hàng.

Quản lý thông tin theo hệ thống vừa đơn giản, tiện lợi và rõ ràng. Chỉ cần có biến đổi về số liệu đều có thể thấy rõ được. Làm tốt công tác quản lý về mặt này, các vấn đề quản lý kinh doanh shop, cửa hàng coi như đã được giải quyết một nửa.

4, Quản lý con người

Đối với shop quần áo mà nói, quản lý con người ở đây chính là khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên bán hàng.

Về quản lý khách hàng: tục ngữ có câu “khách hàng là thượng đế”. Nhiều lúc chúng ta phải đứng trên góc độ của khách hàng để suy nghĩ vấn đề. Phải hiểu rõ nhu cầu thực sự của khách hàng. Làm tốt công tác điều tra thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cung cấp cho họ những dịch vụ ưu việt nhất.

Về quản lý nhà cung cấp: Cư xử trên tinh thần hợp tác lâu dài. Để có được nhiều thông tin sản phẩm hơn từ phía nhà cung cấp.

Ngoài ra còn có thể nắm được tình hình thay đổi phát triển của một loại sản phẩm hàng hóa nào đó. Hay thậm chí là tình hình của cả đối thủ cạnh tranh. Duy trì tốt mối quan hệ đôi bên. Nhiều lúc bạn sẽ có được những thu hoạch lớn hơn cả tưởng tượng.

Về quản lý nhân viên bán hàng: Chủ cửa hàng phải nắm được và hiểu rõ tình hình của nhân viên bán hàng. Ví dụ số lượng người đi làm, số lượng người nghỉ, người đi muộn. Và thậm chí là cả trạng thái tinh thần, thái độ phục vụ và tố chất cá nhân của mỗi người nhân viên. Phải tìm hiểu rõ mới không ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh tổng thể của cửa hàng.

>> Kinh nghiệm quản lý cửa hàng: Nhân viên-hàng hóa và Tiền hàng

Kinh doanh shop, cửa hàng quần áo hiện nay ngày càng khốc liệt. Bao gồm cả sự tấn công của thương mại điện tử. Áp lực ngày càng lớn. Kinh doanh ngày càng khó. Mở shop quần áo muốn buôn may bán đắt thì việc tìm kiếm bí quyết, kinh nghiệm quản lý thành công là điều không thể thiếu.

Vậy thì ngoài những kinh nghiệm quản lý trên, shop quần áo muốn kinh doanh, vận hành tốt còn cần phải chú ý đến những vấn đề gì?

1, Vị trí cửa hàng

Lựa chọn những nơi có lưu lượng người tương đối tập trung để mở shop kinh doanh. Nhất là khi mới mở cửa hàng. Địa điểm kinh doanh quan trọng hơn rất nhiều so với quy mô lớn nhỏ của cửa hàng. Do vậy, đầu tiên phải lựa chọn một địa điểm phù hợp để có một sự khởi đầu tốt đẹp.

2, Con mắt độc đáo và nguồn hàng chất lượng

Đầu tiên phải tìm hiểu nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu. Sau đó lựa chọn nguồn hàng có chất lượng, thời trang độc đáo. Nguồn hàng chất lượng thực sự rất quan trọng. Bởi đó nhân tố hàng đầu giúp cửa hàng thu hút người tiêu dùng nhanh vào hiệu quả nhất. 3, Hiệu ứng bên trong cửa hàng

Hiệu ứng bên trong cửa hàng liên quan tới các mẫu mã sản phẩm, cách trưng bày. Điều này yêu cầu chủ cửa hàng phải có con mắt thẩm mỹ nhất định. Bỏ công sức vào việc trưng bày các mẫu mã sản phẩm và trang hoàng cửa hàng.

Có thể lắp đặt một tấm gương lớn trong cửa hàng, không những tạo cảm giác không gian rộng lớn. Mà còn tiện cho khách hàng ngắm và thử đồ.

4, Trưng bày giá để hàng

Shop thời trang muốn kinh doanh ổn định, việc trưng bày hàng hợp lý là điều không thể thiếu. Nhân tố đâu tiên cần phải xem xét khi trưng bày giá để hàng đó là phải tiện cho việc đi lại của khách hàng.

Đối với những cửa hàng có kết cấu sâu vào bên trong, có thể lựa chọn thiết kế theo hình chữ S, tiến sâu vào bên trong cửa hàng. Đối với những cửa hàng hình vuông, có thể thông qua việc sắp xếp các giá để hàng. Để khách hàng có thể đi lại nhiều vòng trong shop.

5, Phục vụ ưu việt

Chỉ cần một món quà nhỏ thôi cũng đủ để khiến khách hàng vui mừng khôn xiết. Đó chính là sự kỳ diệu của tình cảm con người. Nhưng nếu mãi áp dụng một phương pháp như vậy sẽ khiến cửa hàng mất đi sức hút ban đầu. Sức kinh doanh sẽ bị giảm sút.

Do vậy, phải luôn duy trì cảm giác tươi mới. Phương pháp ổn thỏa nhất đó chính là mỉm cười, mỉm cười và mỉm cười. Hãy mỉm cười với tất cả các khách hàng của bạn. Nâng cao chất lượng phục vụ, có tác dụng rất lớn trong việc kinh doanh bán hàng.

Thực ra, việc kinh doanh shop quần áo không hề có. Chỉ cần tận tâm, làm việc bằng cả trái tim của mình, kinh doanh ắt sẽ ngày càng tốt đẹp.

Trả lời