Kinh nghiệm mở quán Cafe-cách quản lý quán Cafe hiệu quả

Mở quán cà phê của riêng mình và tự mình quản lý quán cà phê? Bạn có một giấc mơ như vậy không?

Vào một buổi chiều ấm áp, bạn đang ngồi uể oải trước cửa sổ, mùi cà phê trước mặt tỏa ra thành những đám trắng, bạn nhìn vào mặt trời và nảy ra những ý tưởng về một tương lai bạn trở thành chủ quán cà phê của riêng mình.

Có thể ai đó sẽ nghĩ bạn ngây thơ, lãng mạn và viển vông. Nhưng, bạn hãy cứ tiếp tục giấc mơ của riêng mình, tiếp tục vẽ nên những trang cổ tích cuộc đời mình, câu chuyện về bạn và cà phê đi nhé.

Một câu hỏi khác là, liệu bạn có phải là người yêu thích uống cà phê hay không? Nếu có sở thích kinh doanh lại say mê hương vị của cà phê thì bạn hãy tạo ra một không gian, một phong cách hay một bản sắc của riêng bạn bằng việc trang trí quán cà phê của mình.

Ngày nay, với nhu cầu ngày càng cao về đời sống tinh thần, thị trường cà phê lại rất đa dạng ở Việt Nam, nguồn cà phê không bao giờ lo thiếu thì cơ hội kinh doanh dành cho bạn lại càng lớn hơn bao giờ hết.

Bạn có ý tưởng, bạn muốn mở một quán cà phê, bạn chưa khởi nghiejeo bao giờ, bạn không biết làm thế nào để bắt đầu thực hiện ước mơ của mình, hãy để những dẫn chứng dưới đây giúp bạn tìm ra lối thoát. Làm thế nào để mở một quán cà phê? Làm thế nào để quản lý quán cà phê của bạn hiệu quả? Chúng ta hãy cùng nhau xem các bước thực hiện nhé.

>> Làm thế nào để có khách hàng và duy trì hoạt động kinh doanh của quán cà phê 

1, Điều tra thị trường và định vị

Bạn cần xác nhận xem có đủ nhu cầu trong thị trường cà phê hiện tại của thành phố hay nơi bạn đang muốn mở quán cà phê hay không, có những loại nhu cầu nào và nhu cầu của những đối tượng như thế nào ( là doanh nhân, là các cặp tình nhân yêu nhau, là sinh viên đại học, vân vân).

Nếu bạn có thể nắ, bắt rõ những điều trên một cách mạnh mẽ trong thời gian đầu thì đó sẽ là tiền đề để sau này thành công của bạn phát triển một nửa. Một khi nhu cầu được xác định, việc xác định dân số yêu cầu là điều đương nhiên, và vị trí của quán cà phê của bạn sẽ xuất hiện.

2, Làm tốt công việc lập ngân sách và lập kế hoạch tài chính

Sau khi xem xét vị trí của quán cà phê, hoàn thành công việc sơ bộ của nghiên cứu thị trường, xác nhận chính xác rằng quán cà phê của bạn sẽ được mở, bạn cần chú ý đến bước lập kế hoạch ngân sách và tài chính.

Ngân sách cũng được ví như mài dao. Dao mài càng lâu thì càng sắc, ngân sách cũng vậy, nếu bạn có ngân sách càng tốt thì khả năng thành công của bạn càng cao. Ngân sách vốn thường là chìa khóa. Nếu bạn không có đủ số vốn lưu động thì cửa hàng của bạn rất khó để vượt qua thời gian nửa năm đầu và rất có khả năng không tồn tại được, phải đóng cửa.

Chi phí cải tại là chi phí lớn nhất trong ngân sách. Bất kể cửa hàng hay doanh nghiệp kinh doanh nào đi nữa cũng chủ yếu trích chi phí từ tổng ngân sách, sau đó lấy số ngân sách đó để thiết kế, cần bao nhiêu tiền để làm? Một nguồn ngân sách hợp lý là sử dụng một nửa chi phí trong ngân sách để trả cho việc thiết kế đó.

Cần có một kế hoạch chi tiêu rõ ràng như cải tạo đồ nội thất, mua thiết bị, vân vân, một nửa còn lại là số vốn cần lưu động. Lưu ý rằng chi phí thực tế thường lớn hơn nhiều so với ngân sách vì vậy cần phải hết sức thận trọng. Cực kỳ thận trọng! Thận trọng hơn nữa!

3, Địa điểm quán cà phê

Mọi thứ đã sẵn sàng cho sự lựa chọn địa điểm quán cà phê. Vấn đề giao thông ở địa điểm quán cần phải thuận tiện, không chỉ thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa mà còn thuận tiện cho khách hàng thường xuyên tìm đến.

Không gian của quán cà phê cần yên tĩnh và thoáng mát, nên có những cây xanh xung quanh sẽ tốt hơn. Ngoài ra quán cà phê cũng cần xem những hiệu ứng xung quanh chẳng hạn như tòa nhà văn phòng gần đó, trung tâm bất động sản quy mô lớn,trung tâm thương mại, vân vân. Lượng khách hàng ghé thăm sẽ phổ biến hơn.

Quán cà phê được lựa chọn nên hợp lý. Chẳng hạn với diện tích 70 mét vuông cho quán cà phê của bạn, bạn nên tìm một chuyên gia biết trang trí để biến ngôi nhà đó trở thành quán cà phê có không gian 100 mét vuông, điều này thực sự là điểm quan trọng cần lưu ý.

Ngoài ra, tiền thuê địa điểm cũng là một việc cần tính toán hợp lý. Thông thường một căn nhà thuê có hợp đồng từ 3 đến 5 năm, bạn nên xem xét và ước tính về việc phát triển dài hạn của quán sau đó ký hợp đồng thuê nhà.

4, Thiết kế kiểu dáng quán cà phê

Khi đã tìm được địa điểm quán cà phê tại địa phương, bạn nên có những ý tưởng về việc trang trí quán cà phê độc đáo. Quán cà phê phải mang lại cho mọi người cảm giác thoải mái và dễ chịu, tốt nhất không nên giống bất cứ quán cà phê nào trước đó.

Chủ cửa hàng nên trang trí những vị trí xung quanh theo sở thích của riêng họ. Khách hàng muốn ra ngoài uống cà phê là vì điều gì? Chìa khóa là vì quán cà phê có một bầu không khí ấm cúng, một cảm giác mới mẻ, nếu không khách hàng sẽ đi ra siêu thị mua cà phê về nhà để uống.

Do đó, không khí của quán cà phê là đặc biệt quan trọng. Hoặc là tạo cho khách hàng cảm giác thân mật, hoặc là tạo cho khách hàng cảm giác lười biếng không muốn về, hoặc là… vân vân, khách hàng chắc chắn sẽ bị ngây ngất bởi những quán cà phê có kiểu dáng đặc biệt.

Ngoài ra, chủ cửa hàng cần chắc chắn chú ý đến phong cách của quán cà phê khi trang trí đồ nội thất và thậm chí cả rèm cửa. Thậm chí đối với nhiều khách hàng họ đến quán cà phê thưởng thức là bởi vì dụng cụ pha cà phê, chiếc ghế sofa êm dịu, vân vân. Vì thế bạn cũng phải chú ý đến điều nhỏ nhặt này.

5, Vấn đề tuyển dụng nhân viên của quán cà phê

Sau khi hoàn tất việc trang trí, bạn cần phải tuyển nhân viên. Lựa chọn người phục vụ cần chú ý chọn người có tính khí tốt, một người nhân viên có thái độ tốt sẽ khiến khách hàng cảm thấy sự tôn trọng và đẳng cấp trong quán cà phê của bạn, gây ấn tượng với cách phục vụ cũng là một trong những lý do mà khách hàng sẽ quay lại lần sau.

Cũng có những quán cà phê sẽ không yêu cầu người phục vụ phải chuyên nghiệp như nhà hàng nhưng chủ cửa hàng cần phải có mặt ở cửa hàng mỗi ngày vì quản lý nhân sự là một vấn đề nan giải. Quản lý doanh nghiệp lớn đòi hỏi một hệ thống, và quản lý doanh nghiệp nhỏ cần cảm xúc, vì vậy chủ cửa hàng hãy giao tiếp với nhân viên.

6, Những hạng mục cần chú ý

Chìa khóa kinh doanh là sản phẩm phải được tinh chế. Cà phê ngon là yếu tố cuối cùng để tạo dựng một thương hiệu. Pha một tách cà phê ngon là yêu cầu cơ bản nhất để mở quán cà phê. Đây cũng là chìa khóa chính để đảm bảo chất lượng thương hiệu.

Nhưng để pha một tách cà phê ngon bạn cần có kinh nghiệm và sự học hỏi chứ không phải cứ nhìn chằm chằm vào cuốn sách rồi pha. Làm cà phê như tạo ra một nghệ thuật và đã là nghệ thuật thì muôn hình vạn trạng, mỗi người có một nét riêng. Quán cà phê được cá nhân hóa giống như một phòng trưng bày nghệ thuật. Chủ quán cà phê giống như một nghệ sĩ. Điều làm chủ quán cà phê tự tin và quyến rũ đó là pha một tách cà phê ngon.

Ngày nay có một vài quán cà phê cũng bán kèm những loại thực phẩm ăn nhanh để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, điều đó có nghĩa là các quán cà phê cũng có những đầu bếp thượng hạng.

Khách hàng là thượng đế, nắm bắt được nhu cầu khách hàng, thu hút khách hàng bằng lời nói là chìa khóa lớn nhất để hoạt động lâu dài. Nếu một chủ quán cà phê có thể quan tâm và chăm sóc cẩn thận đến từng khách, khách hàng đó có thể là một khách hàng vĩnh viễn trung thành. Dịch vụ tốt và đảm bảo chất lượng là biểu tượng của thương hiệu.

Trả lời