Khi bạn tìm được 1 sản phẩm kinh doanh và đối chiếu trên thị trường thì nhận thấy có nhiều người đã làm sản phẩm đó, trong trường hợp đó nên có giải pháp nào cho kế hoạch kinh doanh của mình.
Hầu như sản phẩm mà chúng ta tìm kiếm đều đã xuất hiện trên thị trường và đã có người kinh doanh rồi, thế nên sản phẩm của bạn không hẳn là mới tinh mà chỉ có mới ở 1 thị trường nào đó. Nếu đã có 1 đối thủ quá mạnh trên thị trường hiện tại thì bạn không nên thâm nhập vào đó nữa mà tìm kiếm 1 thị trường mới để kinh doanh dòng sản phẩm đó.
Nhưng đôi khi bạn nhận thấy thị trường khác không có tiềm hoặc không đủ lớn và bạn muốn quay lại thị trường đã có đối thủ cạnh tranh được cho là lớn. Trường hợp này là 1 bài toán khó mà chúng ta phải cẩn thận đi từng bước, Lương sẽ hướng dẫn mọi người.
Đối thủ mạnh không có nghĩa rằng họ chiếm lĩnh toàn bộ thị trường đầy tiềm năng đó, vẫn có 1 khoảng thị trường dành cho người kinh doanh nhỏ, bạn thấy rõ điều này trên thị trường Nội thất tại Việt Nam,hay thị trường Cà phê, thị trường Mì ăn liền, Thị trường Máy tính,… mỗi thị trường đó có rất nhiều các nhãn hiệu khác nhau cùng cạnh tranh để thu lợi nhuận.
> 3 quy tắc ngầm trong kinh doanh
Vậy thì bạn vẫn có chỗ đứng trên thị trường nhưng xuất phát điểm của bạn là 1 người nhỏ bé chứ không phải không thể cạnh tranh. Những người thấy sức cạnh tranh quá lớn và bỏ đi ngay không bao giờ có thể thành công vì thiếu nghị lực và sự kiên trì.
Đầu tiên bạn cần gắn thêm 1 yếu tố khác biệt cho sản phẩm hoặc khâu dịch vụ đi kèm. Gắn ở bộ phân nào trong hoạt động kinh doanh đều được nhưng điểm khác biệt đó phải thực sự mang lại hiệu quả tốt hơn và không hề giống đối thủ kinh doanh.
Thứ 2, Mọi chiến dịch Pr, Marketing, bán hàng, quảng cáo đều phải tập trung vào điểm khác biệt nhiều nhất chứ không phải những đặc tính cơ bản của sản phẩm. Vì sản phẩm đó do cùng 1 nhà sản xuất tạo ra, nếu bạn cũng nói về mặt hàng giống với đối thủ thì người tiêu dùng chẳng có lý do nào để mua hàng hóa của bạn.
Nếu có thời gian , bạn thử xem 1 đoạn quảng cáo trên Tivi và khung giờ vàng buổi trưa, cùng là điện thoại nhưng các sản phẩm họ quảng cáo không hề giống nhau. Mới đây Lương thấy có quảng của Oppo, họ nhấn mạnh vào tính năng chụp ảnh Selfie ( seo-phi), còn Samsung thì lại nhấn mạnh vào chất lượng và kiểu dáng sang trọng.
Thứ 3, Dùng kế vây Ngụy cứu Triệu
Là 1 kế sách trong 36 mưu kế, kế Vây Ngụy Cứu Triệu có nghĩa dùng sức mạnh lớn nhất của ta đánh vào chỗ yếu của đối thủ. Trên thị trường chúng ta là 1 người rất nhỏ bé so với đối thủ cạnh tranh, hơn nữa bạn lại là 1 người mới cho nên không thể cạnh tranh trực diện với đối thủ lớn mạnh mà phải tấn tiến vào chỗ yếu thế nhất của họ.
Chẳng hạn khi bạn muốn thâm nhập thị trường Hà Nội với dòng sản phẩm bàn và ghế đa năng. Hà Nội có nhiều quận huyện, những đối thủ lớn có thể chỉ tập trung vào 4-5 quận trung tâm. Chúng ta sẽ không trực diện cạnh tranh với đối thủ tại 5 quận đó mà sẽ đặt cơ sở kinh doanh tại 1 huyện hoặc 1 quận xung quanh đó, âm thầm phát triển kinh doanh và không công bố cho ai biết.
Bất chợt đối thủ phát hiện rằng bạn đã chiếm lĩnh hết thị 1 huyện hoặc 1 quận xung quanh, lúc này dù họ muốn quay trở lại thì cũng không được nữa vì bạn đang là người mạnh nhất ở thị trường nhỏ đó.
Sau một thời gian phát triển và thu lãi tại phân khúc thị trường nhỏ, chúng ta sẽ lấn sân sang 1 quận huyện khác mà đối thủ cũng không coi trọng. Cứ như vậy kinh doanh cho đến khi chúng ta thực sự mạnh ngang bằng đối thủ thì có thể chính thức nói với họ rằng bạn hoàn toàn có đủ tiềm lực để cạnh tranh.