Chia sẻ những bí quyết thành công trong cuộc sống và công việc, có những nguyên nhân nào dẫn đến thất bại mà chúng ta cần khắc phục.
Xuất phát từ quan điểm “ thất bại là mẹ thành công”, do vậy khi nói về những bí quyết thành công trong cuộc sống và công việc, Lương sẽ không nói theo chiều xuôi mà chia sẻ bí quyết thành công theo chiều ngược lại.
Trong bài viết này Lương sẽ chia sẻ với bạn 31 nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất bại, điều đó có nghĩa rằng nếu bạn nắm chắc 31 nguyên nhân thất bại này, bạn có thể tránh nó đồng thời nâng cao tỷ lệ thành công trong cuộc sống.
1, Bất lợi từ sự hạn chế bẩm sinh
Có rất nhiều người thích hợp để giao tiếp với khách hàng, nhưng có những người chỉ thích hợp để làm chiến lược, hoặc có một số người gặp hạn chế về tư duy bẩm sinh. Đối với bất lợi này không có cách nào để khắc phục, bởi vì từ khi sinh ra họ cũng đã thiệt thòi như vậy.
Trong cuộc sống nếu ai đó ở trong trường hợp này, chỉ có một cách để giải quyết, đó là tìm kiếm sự giúp đỡ từ 1 nhóm, 1 tổ chức, quyết định của họ sẽ thay thế cho quyết định của những người gặp hạn chế bẩm sinh.
2, Không xác định rõ mục tiêu cuộc sống
Những người không có mục tiêu quan trọng hoặc chưa xác định rõ mục tiêu cuộc sống, thông thường họ không có tham vọng thành công. Theo một nghiên cứu điều tra của Na-Pô-Lê-Ông- Hill ( Napoleon Hill), có 98% người được điều tra thất bại đều thuộc trường hợp không xác định rõ mục tiêu cuộc sống.
>> 5 Bước làm việc luôn luôn có trong suy nghĩ người thành công
3, Thiếu sự mạnh mẽ và dũng khí để chinh phục cuộc sống
Nhiều người thờ ơ với cuộc sống, họ sống với tâm trí qua ngày đoạn tháng, dường như họ không muốn đi tìm kiếm sự thành công. Và vì vậy họ thuộc vào kiểu người thất bại trong cuộc sống, bởi vì họ luôn thua kém người khác trong cả ý chí và hành động.
4, Không được đào tạo bài bản
Đây là điểm khác biệt giữa một cử nhân đại học và người không đi học, nếu bạn là người đã tốt nghiệp đại học, vậy thì bạn hoàn toàn yên tâm về những năm tháng học tập trên giảng đường không hề lãng phí.
Những kiến thức bạn được học trên giảng đường sẽ là nền tảng cho sự thành công, và nhờ vào những kiến thức đã được đào tạo, bạn có một tư duy hoàn thiện hơn trong cuộc sống và công việc. Những người học ít, họ không có khả năng này, và họ thất bại rất nhiều lần cho đến khi họ học đủ những kiến thức để hơn người, lúc đó người học ít mới có thể thành công.
Nhân đây thì Lương cũng chia sẻ luôn, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ và đặc biệt là các em học sinh tốt nghiệp cấp 3 nói “ đi học ra rồi thất nghiệp chứ làm gì”, những người này sai lầm ở chỗ : Họ chưa đủ kiến thức để nhận thức được rằng đi học hay không đi học, cái nào tốt hơn. Chính vì vậy mà những người này rất cần một người đi trước định hướng nghề nghiệp và hướng dẫn họ tập tễnh đi trên đường đời.
5, Thiếu kỷ luật bản thân
Nguyên nhân thất bại này Lương cũng không muốn nói thêm, chỉ muốn chia sẻ 1 câu nói kinh điển đó là: “ Nếu bạn không thể chiến thắng bản thân mình, thì sẽ bị bản thân chiến thắng”.[the_ad id=”382″]
6, Sức khỏe không tốt
Không có sức khỏe thì dù bạn có thành công cũng chẳng thể tận hưởng nó, vậy thì thành công làm gì ? Chắc hẳn bạn đã từng gặp một người không may bị bệnh, mặc dù nhà họ rất giàu nhưng lại chẳng thể tận hưởng cuộc sống giàu có đó.
Đó là đã giàu, còn nếu chưa giàu mà gặp vấn đề sức khỏe, chắc chắn họ chẳng thể đi làm tiếp và cuối cùng là thất bại.
Nhiều người nghĩ vất vả 5-10 năm kiếm tiền nhiều, nếu không may mắc bệnh thì dùng tiền đó chữa, sai lầm ở chỗ này, nếu khắc phục thì họ sẽ hạnh phúc hơn trong cuộc sống và công việc.
7, Bị tác động bởi hoàn cảnh sống tệ hại khi nhỏ
2 đứa trẻ sinh đôi, không may ba mẹ của chúng ly hôn, sau khi chia tay mỗi người nuôi 1 em bé. Người phụ nữ buồn chán và căm hận đàn ông, không nỗ lực làm việc mà chỉ an phận vậy thì những hành động của cô ta sẽ tác động tiêu cực đến tinh thần đứa trẻ. Trong khi đó em bé theo bố luôn được rèn rũa tinh thần mạnh mẽ, học cách vươn lên sẽ được nhận những giá trị tích cực.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, nhiều bậc phụ huynh rèn cho con cái mình tính tự lập chính là vì lý do này.
8, Tính cách ỳ
Đây là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến thất bại, hầu hết mọi người đều có một sức ỳ nhất định, khi có cơ hội nhưng không tận dụng mà chờ một cơ hội lớn hơn, cho nên dẫn đến thất bại.
Đừng bao giờ chờ cơ hội tốt nhất, bởi vì cơ hội đó có thể tốt vào lúc này nhưng sẽ không còn tốt vào lúc khác. Và vì thế việc tận dụng những giá trị bạn có và cơ hội hiện tại là điều quan trọng hơn.
9, Thiếu sự kiên nhẫn
Những ông chủ lớn trên thế giới hầu hết đều sở hữu bí quyết thành công này trong cuộc sống và công việc, đó là luôn giữ vững tâm trí bản thân mình trước những khó khăn, thử thách cuộc đời. Nếu biết rằng đó là cơ hội nhưng không đủ kiên nhẫn mà bỏ đi, vậy thì người khác kiên nhẫn hơn sẽ thành công thay bạn.
10, Tính cách tiêu cực
Lương đã từng gặp một người có tính cách tiêu cực như thế này, Lương không bao giờ đặt niềm tin vào người này, bởi vì họ không mang lại một sự chắc chắn nào đó trong cuộc sống cho những người xung quanh.
11, Sống bất cần
Bản chất của sự thành công là tổng hợp những giá trị theo những quy tắc nhất định, mà nếu bạn không tuân theo quy tắc đó thì thành công sẽ vượt khỏi tầm tay.
Bất cần là thái độ sống không có trách nhiệm đối với những người xung quanh, và vì vậy mỗi quyết định của anh ta không đạt được một kết quả như mong đợi.
12, Không thể kiểm soát tham vọng : “ Ngồi mát ăn bát vàng”.
Ai cũng có mong muốn làm ít hưởng nhiều, tuy nhiên sự khác biệt giữa người thành công và người thất bại từ góc độ này: Người thành công có thể kiểm soát tham vọng vô nghĩa, trong khi đó người thất bại luôn kỳ vọng sẽ được sống sung túc mà không phải làm.
13, Quyết tâm không được giữ vững lập trường
Đã quyết định thực hiện kế hoạch, tuy nhiên sau đó lại muốn thay đổi vì nghĩ ra một kế hoạch mới hoàn toàn, tương tự “ đứng núi này trông núi nọ”. Tốt nhất nếu bạn muốn có 1 thành tích nào đó sau quá trình nỗ lực, bạn cần giữ vững lập trường và quyết tâm thực hiện kế hoạch mình đã vẽ ra. Dĩ nhiên kế hoạch cũng có thể thay đổi, nhưng thay đổi theo cách hoàn thiện chứ không phải vứt kế hoạch A và thực hiện kế hoạch B.
Còn tiếp…