2 Con đường phát triển nghề nghiệp: Làm Chuyên gia, hay làm Quản lý

Người ta thường nói rằng: một người lính không muốn trở thành tướng thì không phải là một người lính giỏi, thời đại nay người ta lại nói: Khi bạn lựa chọn một nơi làm việc và trở thành một nhân viên ở đó bạn buộc phải giữ lấy mục tiêu trở thành một người quản lý. Tuy nhiên, nhà quản lý thường chỉ là con số rất ít, muốn trở thành một người quản lý có trình độ thật là điều không dễ dàng.

Trước đây cấp dưới của tôi có một người đã từng viết đơn xin từ chức, thực tế trước đó tôi và chủ quản của anh ta đã dự liệu đến trường hợp này, theo quy định của công ty tôi vẫn phải thực hiện một cuộc phỏng vấn trước khi anh ta từ chức.

Anh ta đưa ra lý do từ chức đó là trong quá trình phát triển sự nghiệp của anh ta đã gặp phải một số vấn đề khúc mắc. Bởi vì anh ta gần 30 tuổi rồi mà vẫn là một nhân viên bình thường, cộng thêm vì thời gian mới vào làm anh ta không bắt kịp với cách làm việc và chuyên môn của công ty nên không có khả năng để thăng tiến, dẫn tới thu nhập không đáng kể, áp lực chồng chéo và tăng lên gấp nhiều lần.

Lý do này thực sự không đủ thuyết phục, có vẻ như mức lương của công ty trả cho anh ta hiện tại không cao, lại không thể cho anh ta một không gian để phát triển sự nghiệp, vì vậy lựa chọn rời đi là cách thích hợp nhất.

Thế nhưng sự thật của tình trạng này là gì? Anh ta đã chuyển đến một công ty tốt hơn, muốn đãi ngộ nhất định phải được cải thiện nhưng chức vụ vẫn là một nhân viên bình thường.

Đối với anh ta, anh ta tin rằng những gì mình làm hiện tại sẽ tốt cho phát triển sự nghiệp của anh ta, muốn trở thành một người quản lý lại không có cơ hội mà phải bắt đầu từ chính năng lực của mình để đi lên. Trên thực tế, anh ta không phải là người có biểu hiện xuất sắc, và có bất cứ khả năng làm việc nổi bật nào.

Thế nhưng anh ta lại là người rất ít khi có những sáng kiến, khi tất cả mọi người vì dự án mà làm việc tăng ca ngày đêm thì anh ta không bao giờ xuất hiện, trong công ty thường xuyên có những trạng thái tiêu cực làm ảnh hưởng đến nhiều đồng nghiệp. Một nhân viên đến bản thân còn quản lý không tốt thì làm sao có năng lực để quản lý người khác mà trở thành người quản lý đây?

Anh ta có thể rời bỏ một công ty để đi đến một công ty tốt hơn, có thể chứng minh khả năng làm việc và biểu hiện tốt khi phỏng vấn thế nhưng, thái độ làm việc vẫn cần một thời gian dài quan sát. Trên thực tế, một nhân viên bình thường rất khó để trở thành quản lý nếu họ liên tục thay đổi công ty hay địa điểm làm việc.

Nếu một công ty muốn tìm ứng viên cho vị trí quản lý, họ sẽ không trực tiếp tuyển dụng một người mà không có một chút kinh nghiệm quản lý nào làm người quản lý của công ty họ.

>> 31 bí quyết thành công trong cuộc sống và sự nghiệp

Là một nhân viên, nếu muốn trở thành người quản lý cách tốt nhất là hoạt động tích cực và biểu hiện hết khả năng của mình ở công ty hiện tại, hơn là với hy vọng nhảy việc sẽ tìm được một công ty với vị trí quản lý. Khi bạn trở thành người quản lý, nếu muốn đổi việc bạn cũng có thể lựa chọn chức vụ quản lý để lấy lý do rời bỏ công việc hiện tại, và như vậy cơ hội thành công sẽ cao hơn.

Nhưng chúng ta cũng phải xét đến tình huống là bất kỳ một công ty nào, một nhóm nào, người quản lý đều là số ít, người quản lý một nhóm nhỏ có thể quản lý khoảng 5 người, người quản lý một nhóm to có thể quản lý hàng chục thậm chí hàng trăm người, đây là tỷ lệ của người quản lý so với nhân viên bình thường. Người quản lý chiếm một tỷ lệ rất thấp.

Trong trường hợp này không thể thăng chức cho rất nhiều nhân viên lên làm quản lý, thông thường khi một người ở vị trí quản lý rời đi mới xuất hiện chỗ trống dành cho người quản lý, lúc này công ty mới bắt đầu tuyển dụng người mới hoặc chọn trong số những nhân viên bình thường có năng lực quản lý tốt lên làm quản lý.

Những người có khả năng trở thành người quản lý thường là những người cấp dưới của quản lý chẳng hạn như phó phòng hay trợ lý của quản lý, nếu trong thời gian thử vị trí quản lý đáp ứng được yêu cầu của công ty họ sẽ được giữ lại, nếu không sẽ phải thay thế những người khác.

Chúng ta có thể thấy rằng trong cả hai trường hợp, về cơ bản vẫn còn là một mớ hỗn độn , không có một công ty nào có thể tạo ra một đội ngũ quản lý ngay từ ban đầu. Không chỉ vậy, nhưng nhiều công ty cũng cố tình tạo ra một cơ cấu tổ chức phẳng, có ý thức cắt giảm quản lý, nếu không quá nhiều nhà quản lý sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Dựa trên sự hiểu biết này, chúng ta nên hiểu rằng thực tế phần lớn mọi người không thể chiếm được vị trí quản lý vì vậy, chúng ta vẫn thường thấy có những người độ tuổi trung niên cũng vẫn chỉ là một nhân viên bình thường, mặc dù sự thật rất tàn nhẫn nhưng đó là hiện tượng phổ biến.

Do vậy, đối với một người mới nhận chức đừng nghĩ rằng mình làm việc mấy năm rồi vẫn chưa được lên làm quản lý thì là một người thất bại và không thể trở thành quản lý được thì nghĩ rằng mình đang gặp khúc mắc trong sự nghiệp.

Trong một số công ty lớn đã có một hệ thống nhân lực hoàn chỉnh và toàn diện, họ sẽ có quy chuẩn và điều kiện thăng chức của riêng họ. Nhân viên nếu đủ điều kiện có thể đăng ký và hoàn thành việc thực hiện những điều kiện cơ bản để phát triển nghề nghiệp theo hai hướng. Một là trở thành người quản lý như đề cập ở trên và hai là trở thành chuyên gia.

Trở thành quản lý có nghĩa là quản lý nhóm và dẫn dắt nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được chỉ định bởi cấp trên trong khi trở thành chuyên gia thì chỉ duy nhất trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Nói chung nếu bạn muốn đi theo con đường trở thành người quản lý bạn phải đạt đến một mức độ chuyên môn nhất định, nếu không bạn sẽ rất khó để dẫn dắt nhóm.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên vị trí quản lý không phải lúc nào cũng trống, vì thế không nhất thiết phải đáp ứng các điều kiện trở thành quản lý ngay lúc này bởi vì cũng không thể ngay lập tức trở thành người quản lý được mà phải chờ cơ hội đến.

Hơn nữa, các ứng cử viên có thể đáp ứng yêu cầu của vị trí quản lý trong một nhóm sẽ có rất nhiều người. Một khi có vị trí tuyển dụng, số lượng người cạnh tranh cũng tăng cao hơn rất nhiều. Vì vậy cho dù ở quan điểm nào, con đường trở thành chuyên gia vẫn là lựa chọn của hầu hết mọi người.

Mọi người ai cũng cần phải hiểu rõ về con đường phát triển nghề nghiệp của riêng mình, giống như trường hợp của nhân viên cũ được đề cập ở phía trên, anh ta cảm thấy anh ta không phải là người quản lý trong đội ngũ hiện tại. Nếu không tìm kiếm lý do từ chính bản thân mình thì sẽ tồn tại một vấn đề lớn. Bây giờ anh ta đã bước vào môi trường lớn hơn, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.

Có rất nhiều người nghĩ rằng sự thành công của một người ở nơi làm việc là trở thành một người quản lý, một vị trí quản lý cấp cao bởi vì ở cấp cao hơn người ta có thể ra lệnh và ngồi nghe báo cáo của người khác. Một vị trí nhiều người đáng ngưỡng mộ.

Người quản lý là một biểu tượng của công việc, của khả năng nhưng không phải ai cũng là đối tượng phù hợp, cũng không phải tiêu chí duy nhất cho sự thành công chuyên nghiệp bởi vì chúng ta vẫn thường thấy một ông chủ thất bại hay một CEO bị sa thải.

Một số người không phù hợp để trở thành người quản lý, bởi vì các nhà quản lý phải liên tục đưa ra những quyết định, phải chú ý đến hiệu suất làm việc của toàn nhóm, không chỉ là một mình phấn đấu mà còn quản lý toàn bộ các thành viên và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ nhân viên.

Một số người đã từng là chuyên gia về kỹ thuật, người chủ chốt trong nhóm, họ là những người có thể hoàn thiện công việc của mình một cách hoàn hảo, nhưng một khi cho họ giữ chức quản lý họ đã ngay lập tức bị choáng ngợp và không có cách nào dẫn dắt đội nhóm của mình đi lên.

Chúng tôi thường đề cập đến tình huống được gọi là không có “đổi đời” là để nói về một người rất thành thạo các kỹ năng chuyên môn của mình nhưng khi làm quản lý lại không có một con đường cụ thể hay phương thức quản lý nào phù hợp.

Tôi đã từng có một đồng nghiệp cũng gặp phải tình huống tương tự như thế, anh ta đã từng là nhân vật chủ chốt của bộ phận, các nhiệm vụ giao cho anh ta đều được hoàn thành một cách hiệu quả và xuất sắc. Hiệu suất làm việc được mọi người xung quanh thán phục, khen ngợi.

Sau đó, bởi vì cơ cấu tái tổ chức, anh ta trở thành một nhà lãnh đạo của một nhóm. Nhóm này không lớn, có một nhân viên lâu năm, hai nhân viên mới, một nhân viên thuê bên ngoài, và hai thực tập sinh. Tất cả công việc của mọi người đều do anh ta sắp xếp.

Anh ta và nhân viên lâu năm mỗi người dẫn dắt một sinh viên thực tập, vốn dĩ nghĩ rằng anh ta có thể dẫn dắt cả đội tạo ra hiệu suất tuyệt vời như khi anh ta còn là nhân vật chủ chốt ban đầu, nhưng không lâu sau đã xuất hiện rất nhiều vấn đề về quản lý.

Trước hết, hai nhân viên mới đến đã phản hồi rằng họ không học được điều gì, làm những công việc không có một chút thử thách nào, họ không hề biết mục tiêu của nhóm là gì. Thực tập sinh mà anh ta dẫn dắt không có việc gì để làm mỗi ngày, hơn nữa người hướng dẫn thì quá bận nên không có thời gian để giao lưu với họ. Nhân viên lâu năm cũng không hài lòng với cách quản lý của anh ta. Thậm chí còn có phản hồi rằng nhân viên bên ngoài vừa làm vừa chơi mỗi ngày.

Sau đó thông qua tìm hiểu mới được biết, anh ta vốn dĩ không làm tốt công việc để có thể “đổi đời”, vẫn là con đường làm nhân viên chủ chốt ngày trước tốt hơn. Một mặt bởi vì anh ta nghĩ rằng cấp dưới của mình làm việc không yên tâm, việc gì cũng muốn tự mình làm. Một mặt cũng không quản lý chặt chẽ nhân viên, nghĩ rằng nhân viên nào cũng nỗ lực làm việc giống như anh ta.

Tiếp đó, anh ta đã không vượt qua được bài đánh giá cho vị trí quản lý, vẫn phải quay về với vị trí nhân viên chủ chốt ban đầu. Trong thực tế, tình trạng này rất phổ biến, bởi vì không phải người quản lý nào cũng có khả năng nhanh chóng thay đổi vai trò và nhập vai vào vị trí của mình ngay giai đoạn đầu.

Là một người quản lý, điều quan trọng nhất là truyền nghị lực cho toàn đội để có thể phát huy lợi thế của tất cả các thành viên trong nhóm. Người quản lý cần phải hướng dẫn cho các thành viên trong nhóm để bảo vệ quyền lợi của họ, thậm chí chịu trách nhiệm cho họ khi cần thiết nhưng tuyệt đối không phải là tự mình làm hết mọi việc.

Trong việc lựa chọn và lưu giữ các thành viên trong nhóm, người quản lý cũng cần phải dứt khoát đưa ra phán đoán và quyết định, mọi quyết định phải lấy công ty, tổ chức ra ưu tiên. Nếu không làm được điều này thì rất khó có thể trở thành một người quản lý của tổ chức hay công ty.

Trong thực tế, mỗi người đều nên hiểu rõ bản thân mình là người như thế nào. Chẳng hạn nếu bạn không giỏi giao tiếp, không biết cách quan sát, không biết cách chăm sóc cho người khác mà vẫn chiến đấu để giành lấy vị trí quản lý, vậy thì bạn có lẽ không phải là người hành động có trách nhiệm đối với bản thân và tổ chức của mình.

Đối với hầu hết mọi người mà nói lựa chọn trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực nhất định sẽ tốt hơn, miễn là bạn tiếp tục cải thiện trong lĩnh vực kinh doanh, tích lũy kinh nghiệm làm việc, nâng cao kỹ năng, con đường phát triển sự nghiệp này đơn thuần và dễ thực hiện hơn.

Thực ra, các nhân viên được ủy quyền của các chuyên gia nước ngoài có khả năng thậm chí vượt quá các nhà quản lý, chẳng hạn lập trình viên, nhà thiết kế có thể làm việc vài thập kỷ, có kinh nghiệm làm việc như thế nên bất cứ công ty nào cũng sẵn sàng trả cho họ với mức lương cao.

Còn nếu bạn làm ở một doanh nghiệp truyền thống, nếu trong 5 năm mà bạn không trở thành một người quản lý thì có vẻ đó là một sự thất bại.

Là một người mới đến nơi làm việc, trước tiên bạn nên tập trung vào cải thiện công việc chuyên môn của mình. Nếu công ty có một hệ thống công việc hoàn hảo, bạn nên cố gắng xem chỗ nào cần cải thiện.

Trình độ chuyên môn có thể đạt được trong công ty trước đây rất hữu ích cho việc tìm kiếm việc làm trong tương lai. Đối với các công ty đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, nếu bạn có kinh nghiệm lâu năm, hệ thống tuyển dụng của họ sẽ rất công nhận và trọng dụng những người như bạn. Hoặc nếu bạn đã có một công việc với mức tương đối cao thì khả năng cạnh tranh của bạn sẽ tốt hơn.

Đối với việc muốn hay không muốn trở thành người quản lý, lấy nó làm mục tiêu cho việc phát triển sự nghiệp của mình, điều này thực sự thay đổi từ người này sang người khác và phụ thuộc vào cơ hội, vì vậy bạn không cần phải ép buộc bản thân mình.

Hãy nhớ rằng việc từ một nhân viên chủ chốt trở thành một người quản lý dễ dàng hơn nhiều so với việc xin nghỉ việc ở công ty này để đến công ty khác làm quản lý mà không hề có kinh nghiệm quản lý ở công ty cũ.

Trả lời