Đâu là thế mạnh của các cửa hàng offline trước sự bùng nổ của bán hàng online

Hình thức bán hàng online bùng nổ với nhiều tiện ích đang trở thành xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, đe dọa rất lớn đến các cửa hàng offline. Nhưng liệu hình thức online này có thể triệt tiêu offline?

Hoa Kì trước đây vẫn được xem là một trong các quốc gia có sức mua sắm thời trang cao. Nhưng khi tình trạng kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi thì riêng về các cửa hàng bán lẻ thời trang của Mỹ lại lao đao. Người ta nhìn thấy hàng loạt những doanh nghiệp thời trang phải đóng cửa. Những cửa hàng bán thời trang trực tiếp đều xuất hiện những tình trạng thưa thớt khách ghé thăm. Có nhiều ý kiến cho rằng, việc tình trạng sức mua hàng trực tiếp của khách hàng giảm đi là do sự phát triển của nhiều thương hiệu thời trang online. Nhiều người còn đổ lỗi cho Amazon vì công ty này đã góp phần làm thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Hiện nay, thương mại điện tử đang phát triển chóng mặt, khi mà chỉ cần ngồi ở nhà thông qua vài click chuột bạn cũng có thể mua được hàng. Cuộc sống với nhiều bận rộn, cách mua hàng nhanh và tiện lợi đã không ít tác động đến thói quen của người mua hàng khiến những shop bán hàng trực tiếp lâm vào khó khăn.

Thị hiếu của người tiêu dùng cũng vì thế mà thay đổi, thế hệ mới càng ngày càng thích và ưa mua sắm hàng trên mạng. Có rất nhiều hãng thương mại thời trang phục vụ cho nhu cầu giới trẻ đã bị phá sản như Aeropostale, Rue21 và American Apparel. Trong số đó, rất nhiều những hãng thời trang gặp phải lao đao và phải đệ đơn xin bảo hộ phá sản. Điển hình như thương hiệu của Anh là Topshop. Forever 21 cũng không phải là một ngoại lệ.

Được biết tình trạng hoạt động kinh doanh của Forever 21 gặp nhiều khó khăn. Forever 21 cũng có nhiều cửa hàng kinh doanh truyền thống. Phát triển cơ sở lên tới 815 nơi tại Mỹ và nhiều quốc gia khác nhau. Một hệ thống vững chắc đã phải lao đao khi tình hình đã thay đổi. Do nhu cầu mua sắm online của người dân áp đảo nên doanh thu của hãng bị sụt sụt giảm nghiêm trọng. Theo thống kê, Forever 21 bị giảm sút khoảng 24% trong quý 1 năm 2019.

Tuy nhiên, dù bán online đang lên ngôi, nhưng các cửa hàng offline vẫn tồn tại và có cơ hội phát triển là bởi nhu cầu của khách hàng vẫn là đến các showroom để có thể cảm nhận và trải nghiệm sản phẩm. Theo là lý giải của doanh nhân Lý Quí Trung thì không phải tất cả các mặt hàng đều có thể bán online được như các sản phẩm nội thất, các mặt hàng do nghệ nhân sản xuất, sử dụng kỹ thuật cao, đòi hỏi dịch vụ tư vấn nhiều, các sản phẩm cao cấp…tất cả đều cần các cửa hàng offline đi kèm.

 

 

 

 

Trả lời