Tư duy người nghèo như thế nào? ( xem xong, bạn sẽ hiểu tất cả)

01

Có một câu chuyện ngụ ngôn như thế này:

Một người nghèo đến trước mặt phật tổ khóc lóc và kể lể những khó khăn gian khổ trong cuộc sống.

Người nghèo oán thán rằng: Xã hội này thật bất công bằng, tại sao người giàu ngày nào cũng nhàn nhã tự do tự tại, còn người nghèo thì phải chịu khổ chịu mệt?

Phật tổ hỏi: Vậy phải làm thế nào thì con mới cảm thấy công bằng.

Người nghèo nói: Con muốn người giàu và người nghèo giống nhau, phải làm những công việc như nhau.

Phật Tổ liền đồng ý, ngài biến một người giàu trở thành một người nghèo như người nghèo và cho họ một núi than, hàng ngày họ có thể đào than đi bán, hạn trong vòng một tháng phải đào hết núi than.

Người nghèo và người giàu cùng nhau bắt đầu đào và đào.

Người nghèo vốn đã quen làm những công việc nặng nhọc nên rất nhanh anh ta liền đào được một xe than đầy đi bán lấy tiền. Sau đó anh ta mang hết số tiền đó để đi mua đồ ăn ngon.

Người giàu chưa làm công việc nặng nhọc bao giờ nên đào mãi đến tối mới được một xe than đầy, số tiền bán than có được anh ta chỉ dám mua mấy cái bánh bao và cất số tiền còn lại đi.

Ngày thứ 2 người nghèo dậy từ rất sớm để bắt đầu đào than. Người giàu đi thuê thêm 2 người khác để đào than còn anh ta đứng bên cạnh giám sát.

Chỉ trong vòng buổi sáng người giàu đã chỉ huy hai người họ đào được mấy xe than mang đi bán rồi lại thuê thêm nhân lực….

Một tháng sắp trôi qua, người nghèo chỉ đào được một góc của núi than, số tiền kiếm được hàng ngày đều ăn uống vui chơi hết cả, không dư lấy một đồng.

Còn người giàu thì sớm đã chỉ huy công nhân đào hết núi than và kiếm được không ít tiền, anh ta dùng số tiền này để đầu tư buôn bán và nhanh chóng trở thành người giàu.

Xem hết câu chuyện này, bạn hãy thử hỏi lại mình xem bạn là người nghèo hay là người giàu trong câu chuyện?

02

Trong bộ phim “Nạn đói năm 1942” của Trung Quốc, diễn viên Trương Quốc Lập thủ vai lão địa chủ trên đường đi lánh nạn đói đã nói một câu rằng: “Tôi biết cách làm thế nào để từ người nghèo trở thành người giàu, không quá 10 năm tôi đây vẫn là địa chủ, lúc ấy chúng tôi sẽ quay trở lại…”.

Mặc dù trong bộ phim không nhắc đến việc lão địa chủ sau này có lấy lại được vị thế hay không, nhưng sự thật luôn là như vậy. Những người có điểm xuất phát giống nhau nhưng tư duy khác nhau thì kết quả không bao giờ giống nhau.

Lý do là bởi “tư duy” mới chính là thứ quyết định khoảng cách giàu nghèo thực sự.

Tôi cho rằng, muốn thoát khỏi “tư duy người nghèo”, xây dựng “tư duy người giàu” thì đầu tiên đó là bạn cần phải biết được sự khác biệt về bản chất giữa hai loại tư duy này là gì?

Trong cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo” có chỉ ra rằng: sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là ở: người nghèo làm việc vì tiền còn người giàu lại khiến tiền làm việc vì mình.

Trong cùng một điều kiện, người nghèo không ngừng làm thuê kiếm tiền rồi sau đó lại không ngừng chi tiêu, rồi lại đi làm vì tiền, dần dần sẽ rơi vào trong một vòng tuần hoàn ác tính.

Còn người giàu ngay từ lúc bắt đầu họ luôn cố gắng làm việc. Những lúc ít tiền họ biết cách tiết kiệm, sau đó sẽ dùng những đồng tiền mà họ đã tiết kiệm được để giúp họ kiếm tiền.

Đây chính là nguyên nhân cơ bản vì sao người nghèo ngày càng nghèo còn người giàu lại ngày càng giàu.

Dĩ nhiên, không phải chỉ những người nghèo rớt mồng tơi mới có “tư duy người nghèo”, ví dụ:

Làm việc vì kiếm tiền trả nợ;

Cố gắng học tập vì để kiếm được một công việc hoặc chức vụ ổn định;

Luôn sợ bị đuổi việc, sợ không đủ tiền, sợ phải bắt đầu lại…

Tất cả những biểu hiện trên thực ra đều là tư duy người nghèo mà nhiều người thường có.

Vậy, phải làm thế nào để thay đổi tư duy người nghèo, xây dựng tư duy người giàu?

03

Học thêm một số kiến thức về tài chính

Robert Toru Kiyosaki đã từng nói rằng: “Bạn muốn giàu thì phải học, học thêm các kiến thức về tài chính”.

Một trong những quy tắc đầu tiên trong đó là: Làm rõ sự khác biệt giữa nợ và tài sản sở hữu.

Đây là quy tắc đầu tiên trong làm giàu và cũng là quy tắc duy nhất.

Thế nhưng hai khái niệm này trong từ điển lại khiến người ta dễ bị nhầm lẫn. Ví dụ ngân hàng thậm chí còn coi cả những chiếc ô tô mất giá trị không phanh là một mục tài sản.

Trên thực tế định nghĩa đơn giản nhất về nợ và tài sản sở hữu như sau:

Tài sản sở hữu là thứ có thể bỏ tiền vào trong túi của bạn.

Nợ là thứ lấy tiền từ trong túi của bạn đi.

>> Quá trình từ người nghèo đến người giàu

Nói thì rất đơn giản, nếu như bạn muốn trở nên giàu có, chỉ cần liên tục mua vào tài sản sở hữu là được; Nếu bạn muốn trở thành người nghèo hoặc trở thành tầng lớp trung lưu thì chỉ cần không ngừng mua nợ.

Nhưng tình hình thực tế lại là nhiều người không biết sự khác biệt giữa nợ và tài sản sở hữu là gì?

Nhiều người sẽ lựa chọn việc sử dụng tiền lương để mua quần áo, nhà đất, xe hơi, trang sức vàng bạc…

Thế nhưng chúng đều là nợ, vì chúng sẽ mang tiền từ trong túi của bạn đi.

Còn người giàu, họ sẽ mua cổ phiếu, trái phiếu, doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán, sở hữu trí tuệ…

Nhằm vào điểm này, trong cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo” đã đưa ra một biểu đồ công cụ hết sức tối ưu đó là “biểu đồ dòng tiền” (Cash-flow diagram) để thể hiện một cách rõ nhất về sự khác biệt giữa nợ và tài sản sở hữu.

Ảnh 1: Biểu đồ dòng tiền của người nghèo

Ảnh 2: Biểu đồ dòng tiền của tầng lớp trung lưu

Ảnh 3: Biểu đồ dòng tiền của người giàu

Sau khi xem xong các hình ảnh trên, bạn đã phát hiện ra sự khác biệt rồi chứ?

Nếu bạn muốn làm giàu, xin hãy ghi nhớ những lời sau:

Người giàu mua vào tài sản;

Người nghèo chỉ chi tiêu;

Tầng lớp trung lưu thì mua nợ nhưng họ lại cho rằng đó là tài sản.

04

Quan tâm tới sự nghiệp của bạn

Trong cuộc sống, chắc hẳn bạn đã từng nghe thấy những câu nói như thế này?

-Tôi muốn tăng lương, chỉ cần tôi thăng chức là được;

-Tôi muốn đi học cao học, như vậy mới có thể tìm được một công việc tốt hơn;

-Tôi muốn xin nghỉ việc vì tôi tìm thấy một công việc có mức lương cao hơn…

Chúng ta đều cho rằng, những công việc giúp chúng ta kiếm được tiền, trả nợ đều là sự nghiệp của mình.

Nhưng trên thực tế, những suy nghĩ trong những ví dụ trên đều chỉ xoay quanh tiền lương và thu nhập, những công việc đó chỉ là nghề nghiệp chứ không phải là sự nghiệp của bạn.

Nghề nghiệp và sự nghiệp có sự khác biệt rất lớn.

Những gì thực sự thuộc về sự nghiệp của bạn phải xoay quanh tài sản chứ không phải thu nhập của bạn. Chỉ khi bạn mang thu nhập của mình đi mua những tài sản có thể sản sinh thu nhập thì bạn mới thực sự an toàn về tài chính.

Do vậy, khi chúng ta nói cần phải quan tâm tới sự nghiệp của mình, thì ý nghĩa thực sự của nó đó là xây dựng tài sản vững chãi cho riêng mình.

05

Đầu tư chính mình

Vài năm gần đây, tôi phát hiện ra rằng bên cạnh mình có rất nhiều người mua cổ phiếu.

Có người là vì được người khác giới thiệu, có người là vì thị trường theo chiều giá lên (Bull Market) ngắn ngủi vào năm ngoái và còn có những người chỉ là vì nước chảy bèo trôi…

Nhưng trong số những người này, có rất ít người được nhìn thấy báo cáo tổng kết của công ty nhất là báo cáo tài chính. Rất nhiều người thậm chí còn không biết tỷ số P/E (tỷ lệ giữa giá thị trường và lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phần của một công ty) có nghĩa là gì?

Do vậy, mặc dù cổ phiếu cũng được coi là một loại tài sản, nhưng đối với đại đa số người mà nói thì đây thực ra không phải là đầu tư mà là đang đánh canh bạc.

Chúng ta đều biết rằng, mua tài sản giúp sản sinh một dòng tiền lớn, thế nhưng tiền đề là trước đó bạn phải có đầy đủ kiến thức thì mới nhận ra và mua vào tài sản.

Do vậy, ngay từ khi bắt đầu, chúng ta chỉ có thể đầu tư vào một thứ tài sản duy nhất đó chính là “chính mình”.

Bạn có thể tích luỹ được bao nhiều tài sản trong đời không được quyết định bởi việc bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền mà là ở việc bạn đầu tư quản lý tài chính như thế nào, tiền tìm người  bao giờ cũng tốt hơn là người tìm tiền. Bạn cần phải hiểu rằng tiền vì bạn làm việc chứ không phải bạn làm việc vì tiền.

Trả lời