1 triệu đồng, 2 gã đàn ông, 1 người nuôi sống cả gia đình, 1 người thất bại

Có bao giờ bạn tự hỏi, nếu có 1 triệu đồng trên tay bạn sẽ làm gì không? Vậy với những người đàn ông của gia đình, họ chi trả như thế nào để 1 triệu cũng đủ, nhưng 10 triệu cũng có thể thiếu. Làm sao để ở giữa cái thế giới bộn bề này họ có thể sống và sống tốt như thế, cách tiêu tiền của họ là gì?

Thử đem so sánh một người sử dụng 1 triệu đủ, 1 người sử dụng 1 triệu ngót ngét hết vèo trong ngày xem họ làm những gì?

Suy nghĩ

Người đàn ông thành công họ luôn nghĩ đồng tiền phải đẻ ra đồng tiền, họ có tiền trong tay nhưng chưa chắc chỉ có thế, vì họ nghĩ cho cả ngày mai, ngày mốt hay thậm chí một năm, mười năm sau thì sao? Chính vì thế đồng tiền thúc đẩy họ luôn phải tiến lên, tiền trong tay phải đẻ ra tiền chứ không thể để tiêu xài.

Còn người sẽ thất bại nếu chỉ nghĩ cho ngày hôm nay, có bao nhiêu xài bấy nhiêu mà không cần biết ngày mai sẽ ra sao. Họ chỉ nghĩ tiêu hết hôm nay, mai lại đi làm cho ngày mai, mốt lại đi làm cho ngày một. Vậy đồng tiền chỉ có đúng giá trị của nó trong một khoảng thời gian nhất định.

Hành động

Người thành công có 1 triệu họ sẽ đem đi đầu tư 900 nghìn, còn lại là tiết kiệm. Những người muốn thành công họ rất có máu liều. Chịu chơi lớn thì mới có thể bước chân được vào biển vàng, còn cứ sợ và khư khư ở vùng an toàn thì chỉ mãi đánh bắt cá nhỏ gần bờ thôi.[the_ad id=”382″]

Người sẽ thất bại lại khác, họ cầm 1 triệu trong tay chỉ dám ăn 100 nghìn, còn 900 nghìn sẽ gửi tiết kiếm, đồng lãi thì ì ạch mỗi ngày thêm một chút. Đồng nghĩa với việc người đó mãi chỉ dám ăn 100 nghìn mà không thể nào biết đến những món ăn ngon, cho gia đình được cuộc sống ấm no, khá giả hơn.

Tư duy “nghèo” và “giàu”:

Người có tư duy “nghèo”: thường là những người công nhân, nhân viên lương tháng ổn định… Họ có suy nghĩ là sống ngày nào biết ngày đấy, tiết kiệm ít mà không đầu tư, đã vậy có nhiêu xài nhiêu.

Bởi vậy tài chính của họ rơi vào vùng không an toàn, thậm chí là không thể nào bỏ được công việc, vì bỏ là coi như chết đói, họ phụ thuộc vào đồng tiền dù cho ngày này qua ngày khác là những chuỗi ngày nhàm chán với công việc, không đam mê, không đột phá.[the_ad id=”2599″]

Những người có tư duy nhỉnh hơn một chút thì họ có khoản tiền tiết kiệm, tuy nhiên họ vẫn tiêu xài cho những thứ xa xỉ khá nhiều, tài chính chưa vững nhưng vẫn nhà lầu, xe hơi, chơi bời và sử dụng toàn hàng hiệu trong khi vẫn đang rất phụ thuộc vào đồng tiền. Thậm chí tiền trong tài khoản không thể sống không làm gì trong vòng nửa năm.

Người có tư duy “giàu”:

Có thể hiểu là những thứ họ sử dụng, họ hao mòn đều đã có một khoản đầu tư để bù đắp vào đó, mọi thứ đều được điều chỉnh hài hòa mà thậm chí một ngày nào đó họ sụp đổ, mất việc, không thể làm được nữa thì họ vẫn sống thậm chí sống tốt vì họ có khoản tăng trưởng định kỳ.

Họ có một kế hoạch nhất định phải tuân theo. Số tiền họ có trong tay tiết kiệm từ 15-25%. Tiêu xài 40%, còn lại là để đầu tư. Lúc nào họ cũng có tư duy: kiếm tiền – tiết kiệm – đầu tư- tiêu tiền.

Họ thà đầu tư cổ phiếu, chứng khoán những thứ có thể sinh ra tiền, gặp gỡ được nhiều người giỏi, tư duy phát triển và buộc bản thân phải thay đổi để đáp ứng được nhịp sống hiện đại này thay vì vung tiền vào những thứ xa xỉ.

>>>Những cách kiếm tiền nhanh bằng sự thông minh

Vậy trả lời câu hỏi vì sao cũng là đàn ông, cũng 1 triệu người nuôi tốt gia đình người thì không?

Người đàn ông thành công họ không chỉ có 1 triệu, không chỉ là công việc 8 tiếng nơi công sở mà họ còn có các khoản đầu tư, thậm chí còn có những công việc part time là sở thích, là mánh thần tài họ có nhờ tích lũy…

Kiếm tiền chưa đủ, tiêu tiền mới là vấn đề, họ biết nên chi cái gì, mua cái gì. Nếu không biết cách tiêu tiền hợp lý, đầu ra đầu vào cân xứng và kiểm soát chặt chẽ thì tiền tỷ cũng hết.

Còn người đàn ông thất bại với 1 triệu trong tay vì họ chỉ biết tiêu xài, chỉ biết cố gắng tăng ca, làm thật nhiều và chăm chỉ để tiêu tiền cho ngày hôm nay thì vĩnh viễn họ vẫn nghèo, nghèo ở tư duy, nghèo ở cách tiêu xài đồng tiền họ làm ra.

Bạn hãy nhớ một nguyên tắc, 100% đồng tiền cần có một kế hoạch chia ra hợp lý, 70% chi tiêu thích đáng cho cá nhân, 20% tiết kiệm và 10% tái đầu tư sinh lời.

 

Trả lời