Làm thương hiệu không mất tiền cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thương hiệu là cảm giác được hình thành trong tâm trí, não bộ của mọi người đối với sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu không phải vấn đề lớn lao như chúng ta vẫn đánh giá.

Thương hiệu có thể tác động đến quyết định mua hàng của khách, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ, và cũng có thể gia tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng sinh tồn của doanh nghiệp, đóng góp lớn vào sự phát triển. Có thể nói thương hiệu quyết định vận mệnh của doanh nghiệp, mặc dù tính quan trọng của thương hiệu cao, tuy nhiên một số doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ cho rằng thương hiệu “ có hay không chưa quan trọng”, xây dựng thương hiệu là hoạt động có tính lâu dài, hiện tại cần tập trung sản xuất sản phẩm, thúc đẩy bán, quảng cáo,… thậm chí cho rằng thương hiệu chỉ nên làm khi công ty đã có quy mô nhất định, có một thị trường ổn định.

Làm thương hiệu: Một nhiệm vụ đơn giản không mất tiền

Tạo lập thương hiệu chỉ là những công việc nhỏ, không hề to lớn như cách nhiều người vẫn hiểu. Làm thương hiệu chỉ là công việc đơn giản, được thực hiện thường xuyên cùng với những hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp.

Thương hiệu của 1 công ty lớn không tự trên trời rơi xuống, cũng không phải từ 1 chiến dịch hoành tráng tạo thành, mà là một thương hiệu được tích lũy từng ngày, từng tháng. Doanh nghiệp nhỏ muốn lớn mạnh, đầu tiên phải có 1 tham vọng xa rộng, hình thành 1 mục tiêu thương hiệu chắc chắn.

Các yếu tố xây dựng 1 thương hiệu không nằm ở đâu xa xôi, tất cả đều nằm ở sản phẩm, quy trình kinh doanh, dịch vụ bán hàng, chính sách khuyến mại, công nghệ… làm theo cách đó những công việc vận hành không những đảm nhận nhiệm vụ của bản thân nó, thay vào đó còn góp phần xây dựng thương hiệu, như vậy bạn làm 1 công việc nhưng đạt 2 mục tiêu.

Có một câu chuyện về 3 người thợ đẽo đá ở thị trấn nọ. Một ngày thương nhân đi qua thị trấn, hỏi 3 người thợ “ Các ngài đang làm gì với phiến đá đó”. Người thợ đẽo đá thứ nhất trả lời: “ Tôi đang đẽo cơm”; người thợ đá thứ 2 vừa đẽo đá vừa nói “ Tôi đang đẽo viên đá tốt nhất trên thế giới này”; Người thợ đá thứ 3 mắt ngước lên trời nói: “ Tôi đang kiến tạo cho những ngôi nhà thờ lớn”.

10 năm sau, người thợ đá thứ nhất không hề thăng tiến, bị ông chủ đuổi đi; người đẽo đá thứ 2 giữ được bát cơm của mình, nhưng vẫn chỉ là một phu công đẽo đá như bao người; người đẽo đá thứ 3 thì trở thành một kiến trúc sư nổi tiếng khắp vùng.

Ông chủ của một doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tồn tại lâu dài, lớn mạnh trong tương lai, bắt buộc phải có tư duy rộng lớn hơn người thường, nếu cũng chỉ tồn tại để kiếm chút lời tạm thời, rất có thể ông chủ sẽ trở thành người thợ đá thứ nhất, hoặc mãi mãi chỉ là người thợ đá thứ 2.

Thương hiệu đại diện cho tương lai của doanh nghiệp và tư duy của ông chủ, xây dựng thương hiệu phải thực hiện từ đầu, tuyệt đối không chờ đợi. Mọi công việc đều cần tập trung xây dựng thương hiệu, đạt mục tiêu thương hiệu. Thương hiệu được xây dựng mỗi ngày, từ thái độ ứng xử khách hàng, chính sách bán hàng, chính sách đào tạo nhân viên, chiến lược, sứ mệnh, quy trình làm việc…

Xây dựng thương hiệu chỉ nằm ở 3 yếu tố bao gồm:

1, Tạo lập danh tiếng tích cực

Là việc nâng cao khả năng nhận biết thương hiệu, nâng cao danh tiếng. Nhiều người thực hiện hoạt động này bằng quảng cáo, tuy nhiên mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với thương hiệu thuộc về hoạt động Pr, Marketing sự kiện.

Các hoạt động này có thể là: Tổ chức hội thảo cộng đồng, hỗ trợ người nghèo khó, tạo dựng hình ảnh có tính chất xã hội, đồng cảm, chung tay…

>> Quảng bá sản phẩm online thế nào để 10 người xem thì 8 người tin

Có thể áp dụng quảng cáo để quảng bá, truyền tải các thông điệp của hoạt động Pr, Marketing sự kiện… Tuy vậy quảng cáo và Pr không chỉ là hoạt động duy nhất để nâng cao danh tiếng công ty. Doanh nghiệp còn có thể tận dụng nhân viên bán hàng để truyền tải thông điệp, tận dụng Content Marketing, Ngôi sao ca nhạc…

2, Đọng lại những ấn tượng

Bản chất của thương hiệu đó là xây dựng một hình ảnh trong tâm trí người tiêu dùng, cộng đồng. Hình ảnh lưu trữ trong tư duy khách hàng càng lâu, càng ấn tượng thì tư duy có thể biến thành quyết định mua hàng.

Vì lý do này mà khi bạn mua sữa đi thăm khám người bệnh, bạn chắc chắn chọn sữa VinaMilk, hoặc sữa hộp ông thọ, hoặc sữa TH Truemilk. Do tâm trí của bạn đã in sâu các hình ảnh này, thậm chí bạn biết mùa sắc đặc trưng của các thương hiệu này, bạn còn biết trên hộp sữa có in chữ gì, vị như thế nào… Ấn tượng về sản phẩm càng mạnh mẽ, quyết định mua hàng được đưa ra ngay lập tức khi mong muốn và nhu cầu xuất hiện.

3, Tạo lập quan hệ tốt

Tạo lập mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng là mục tiêu của hoạt động tạo dựng thương hiệu, mức độ trung thành là tiêu chí quan trọng của tài sản thương hiệu. Một thương hiệu có được sự trung thành của khách hàng, càng có thể phát triển lâu dài, bền vững, mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích hơn.

Một doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo dựng thương hiệu nên đặt sự trung thành lên vị trí hàng đầu, nếu doanh nghiệp chưa đủ nguồn lực để mở rộng hình ảnh thương hiệu, vậy cũng nên nuôi dưỡng sự trung thành của khách hàng đối với công ty, có vậy công ty mới có thể phát triển ổn định trong tương lai.

Tạm kết

Xây dựng thương hiệu có mục đích hỗ trợ bán hàng, nâng cao doanh thu, tăng tỷ lệ lợi nhuận. Là công việc cần thực hiện  thường xuyên mỗi ngày từng chút, từng ít. Không cần chờ đến khi doanh nghiệp có quy mô nhất định mới bắt đầu đổ tiền dồn dập làm thương hiệu.

Trả lời