Ngành thẩm mỹ kiếm tiền giàu nhanh chóng-Những chiêu PR này càng giúp họ thành công hơn

Đầu năm 2018 đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của ngành thẩm mỹ cho năm 2019, khi đạt ngưỡng 3,4% so với cùng kỳ 2 năm trước, đồng thời thu hút vốn đầu tư khổng lồ của các doanh nghiệp lớn đến từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Đứng trước mảnh đất màu mỡ này, các nhà kinh doanh Việt Nam không thể nào thờ ơ mà thay vào đó là nhanh chóng xây dựng ý tưởng và kế hoạch tạo lập thương hiệu với những chiến lược riêng. Tuy nhiên, song song cùng lợi nhuận “khủng” của ngành, nhà kinh doanh cũng luôn phải thể hiện bản lĩnh của mình qua những “chiêu” PR – Marketing và nắm bắt ưu thế cạnh tranh.

1, Ngành thẩm mỹ lên ngôi, nhà kinh doanh nhanh chóng “đón đầu” xu hướng

Được “mở đường” bởi xu hướng toàn cầu hoá và sự nở rộ của công nghệ 4.0, ngành thẩm mỹ ngay lập tức trở thành “mảnh đất màu mỡ” dành cho các nhà kinh doanh từ năm 2016 tới nay, hứa hẹn mức lợi nhuận khổng lồ, lọt top các ngành kinh doanh thu nhập cao nhất tại Việt Nam.

Hàng loạt thương hiệu thẩm mỹ “tên tuổi” đổ bộ, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, nhanh chóng tạo sự thu hút mạnh mẽ với khách hàng bởi những lợi thế và uy tín của mình trong khu vực cũng như trên Thế giới. Từ những dòng mỹ phẩm cao cấp cho đến công nghệ làm đẹp đa phần được nhập khẩu từ các Quốc gia nổi danh trong ngành thẩm mỹ như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh mỹ phẩm, vận hành spa, thẩm mỹ viện hay phòng tập thể hình đã và đang được sáng tạo, đổi mới, nâng cao chất lượng không ngừng nhằm đem tới cho khách hàng Việt những trải nghiệm “đẹp từng centimet”.

Nhu cầu của người dùng đối với các sản phẩm và dịch vụ làm đẹp cũng ngày càng tăng lên mạnh mẽ, đồng thời kỳ vọng của họ về chất lượng và hiệu quả sử dụng những sản phẩm, dịch vụ đó cũng ngày một đạt một đỉnh cao mới. Đứng trước cơ hội “làm giàu” từ thị trường thẩm mỹ vô cùng sôi động, nhiều nhà kinh doanh đã nhanh chóng “đón đầu”, tìm ra hướng đi khác biệt, tối ưu nhất cho thương hiệu của mình để có thể cạnh tranh với vô số đối thủ trên thị trường cực “nóng” này.

2, Để khác biệt hoá thương hiệu, doanh nghiệp thẩm mỹ nhất thiết cần “nhấn” vào PR

>> Tất cả về kinh doanh mỹ phẩm

Chiến lược PR – Marketing thông minh, cải tiến và “đúng người, đúng thời điểm” chính là chiếc chìa khoá vàng để doanh nghiệp thẩm mỹ bứt phá giới hạn, tận dụng ưu thế cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường, lôi cuốn đông đảo các đối tượng khách hàng. Đối với từng ngạch nhỏ trong kinh doanh thẩm mỹ, làm đẹp, “công thức” PR – Marketing lại có những điểm chung và “mánh” riêng rất đặc trưng. Để trở nên thành công hơn trong thị trường mới đầy sôi động này, nhà kinh doanh thẩm mỹ, làm đẹp cần xây dựng chiến lược Marketing ngay hôm nay:

a, Nhờ đâu để các spa và thẩm mỹ viện trở thành “đế chế” mới và là “ổ vàng” của nhà kinh doanh?

Mô hình spa và thẩm mỹ viện trong 2 năm gần đây đã và đang trở thành xu hướng “nóng”, trào lưu kinh doanh sinh lãi “khủng” cho chủ đầu tư. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ chủ yếu như massage trọn gói, chăm sóc da, trị liệu da, trị liệu giảm béo, triệt lông, phẫu thuật thẩm mỹ toàn diện,…, các spa và thẩm mỹ viện luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng, đặc biệt là đối tượng nữ phổ rộng trong độ tuổi từ 24-45.

Để trở thành người dẫn đầu và tăng sức cạnh tranh với số đông các đối thủ hiện nay, chiến lược PR – Marketing chính mà nhà kinh doanh cần xây dựng cho thẩm mỹ viện, spa của mình là Quảng cáo (Google Ads, Facebook Ads, Zalo Ads) và Content Marketing. Trước hết, Quảng cáo là công cụ chính để các thẩm mỹ viện, spa tìm kiếm, thu hút khách hàng dựa trên những nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng, đồng thời quảng bá rộng rãi hình ảnh thương hiệu, cung cấp thông tin dịch vụ và tạo ra doanh số thực.

Tiếp theo, Content Marketing là bộ xương sống không thể thiếu để các spa, thẩm mỹ viện cạnh tranh với nhau bằng phong cách riêng không-đụng-hàng. Bằng ngôn ngữ hình ảnh hay câu từ đầy sức thuyết phục, uy tín, thương hiệu của bạn sẽ khiến khách hàng mục tiêu thực sự bị lôi cuốn và sẵn sàng sử dụng dịch vụ của bạn thay vì các spa hay thẩm mĩ viện khác. Bên cạnh những bài quảng cáo online hay ấn phẩm offline truyền thông về thương hiệu, giới thiệu dịch vụ thì nhà kinh doanh cần khẳng định vị thế của mình đối với niềm tin khách hàng, bằng hình thức feedback thật được xây dựng khéo léo qua hình ảnh, video clips, áp phích,…

b, Kinh doanh mỹ phẩm cần xương sống mang tên “Chiến lược Marketing cảm xúc”

Các mặt hàng mỹ phẩm xách tay từ nước ngoài hay nội địa luôn thu hút các nhà kinh doanh Việt bởi tính tự do trong quy mô từ lớn đến nhỏ, rủi ro thấp, lợi nhuận cao và nhiều cơ hội nhanh chóng phát triển mở rộng. Nhu cầu của người tiêu dùng Việt không ngừng tăng lên qua các năm với đa dạng những chủng loại mỹ phẩm như bộ sản phẩm dưỡng da, dưỡng tóc, bộ sản phẩm trang điểm,… chính vì thế nên kinh doanh mỹ phẩm trong những năm gần đây trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Các cửa hàng mỹ phẩm chính hãng, các shop mỹ phẩm online trên Instagram và Facebook mọc lên như nấm, và đó cũng là lúc mà nhà kinh doanh cần tạo sự khác biệt cho chính mình bằng chiến lược PR – Marketing.

Làm cho khách hàng cảm thấy tự tin hơn với sắc đẹp và yêu thương cuộc sống của mình hơn khi sử dụng các dòng mỹ phẩm là “chiêu” Marketing cảm xúc thông minh mà nhà kinh doanh nên áp dụng xuyên suốt trong phong cách truyền thông cùng tất cả các chương trình, chiến dịch quảng bá. Bởi nếu tìm hiểu kỹ insight thì nhà kinh doanh chắc chắn sẽ hiểu được một điều rằng phụ nữ luôn lo sợ, thậm chí là ám ảnh bởi việc già nua, lão hoá, xấu xí, thừa cân, chính vì vậy Marketing cảm xúc tích cực sẽ là kim chỉ nam cho bạn.

c, Thể dục thẩm mỹ – PR rầm rộ chưa chắc đã bằng biết cách CRM thông thái

Trong một thị trường “sục sôi” đang được tạo dựng từng ngày thì các cơ sở thể dục thẩm mỹ – thể hình đóng vai trò là một làn gió mới, với sức mạnh bất ngờ đem đến cho ngành làm đẹp, thẩm mỹ. Các thương hiệu gym, fitness, dance, yoga,… nhanh chóng phát triển nở rộ trong những năm gần đây và thu hút đông đảo khách hàng ở mọi lứa tuổi, giới tính.

“Đẹp thôi chưa đủ, còn phải khoẻ”, đó là suy nghĩ của tất cả mọi người, cùng mong muốn luôn được dẻo dai, khoẻ đẹp, sống lành mạnh và tràn đầy năng lượng. Chính vì thế, nhu cầu tập luyện tại các cơ sở gym, fitness, dance, yoga cũng tăng vọt trong nhiều năm nay. Đồng thời, mô hình kinh doanh này được dự báo sẽ tiếp tục “làm mưa làm gió” trên tương lai, với sự hoàn thiện và cải tiến đột phá trong chất lượng dịch vụ của các đơn vị thể dục thẩm mỹ, không hề “kém cạnh” các cơ sở tại nước ngoài.

Cạnh tranh “khốc liệt” về giá, quảng bá thương hiệu, hợp tác sâu rộng cùng các đơn vị thẩm mỹ khác hay những chiêu PR rầm rộ sử dụng KOLs (Key Opinion Leaders – Người nổi tiếng) thực sự vẫn chưa đủ cho bài toán kinh doanh của các đơn vị thể dục thẩm mỹ. Bởi khách hàng mục tiêu của các đơn vị này có nhu cầu cao về service và những chương trình dành riêng cho mình, để luôn cảm thấy được chăm sóc tận tình, trải nghiệm trọn vẹn dịch vụ và họ luôn có động lực muốn đến phòng tập mỗi ngày. Chính vì vậy, CRM (Customers Relationship Management – Quản trị quan hệ khách hàng) thực sự là con đường sáng giá nhất để các đơn vị thể dục thẩm mỹ thể hiện sự ưu việt cùng phong cách chuyên nghiệp của mình, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ.

Ngành thẩm mỹ lên ngôi đem đến nhiều cơ hội thành công cho các nhà kinh doanh, đồng thời cũng đặt ra bài toán PR – Marketing, khẳng định vị thế thương hiệu nhằm chiếm lĩnh thị trường, gây dựng niềm tin khách hàng để có thể vươn xa hơn nữa.

Trả lời