Một trong những điểm khó của SEO là thuật toán tìm kiếm luôn thay đổi. Và thực tế là chúng ta khó có thể biết một cách chi tiết về những thay đổi thuật toán này, mỗi đợt thuật toán thay đổi mức độ khó đối với các SEOer hầu như đều tăng lên. Làm cho mục tiêu SEO trở nên di động, có khi cũng không nhìn thấy mục tiêu.
Vì vậy mà một số công ty làm SEO trên quy mô lớn, họ cố gắng thống kê lượng lớn các từ khóa và chỉ ra những đặc trưng của website ( doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh), sau đó họ cố tìm kiếm những mối liên hệ trong đó. Trong chủ đề này sẽ chia sẻ với bạn( người làm Marketing) bảng sếp hạng những yếu tố SEO website trên Google năm 2017. Cho dù năm 2018, Google tiếp tục có kế hoạch thay đổi thuật toán, thì họ cũng không thể khác biệt lập tức so với năm 2017.
Năm 2017, là một năm khủng hoảng SEO trên Google, đối với các SEOer thì đó như là một cơn ác mộng. Google không còn tính điểm SEO cho những website có backlink trên các trang web kém chất lượng, nhưng nếu bạn đặt backlink tại các web an toàn, chất lượng thì có thể Google sẽ cộng điểm SEO đưa web bạn lên top.
Nếu bạn không phải là dân SEO, bạn sẽ không thể biết cơn ác mộng ấy lớn đến như thế nào. Tin chắc hàng trăm doanh nghiệp đã tổn thất đến tỷ đồng do sự thay đổi thuật toán SEO của Google trong năm 2017. Nhưng thôi sẽ không nhắc về điều tệ hại đó nữa, bởi càng nhắc đến thì càng cảm thấy đau lòng.
1, Website an toàn ( sử dụng https)
Nếu quan sát các từ khóa chính yếu, từ khóa then chốt, bạn sẽ thấy phần lớn 3 website đầu tiên trên bảng sếp hạng kết quả tìm kiếm Google, thì có tới 66% các website có sử dụng https, mặc dù https không phải là yếu tố chính để Google xếp hạng tìm kiếm. Nhưng xu hướng sử dụng https giúp có thể giúp chúng ta tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
2, Độ dài của nội dung
Dù bạn muốn đưa vào bài viết một số lượng lớn hay ít từ khóa, thì chiều dài của nội dung có liên quan trực tiếp với kết quả tìm kiếm. Nếu mang so sánh kết quả tìm kiếm của 3 trang web đứng top đầu với website đứng top 70, bạn sẽ thấy độ dài nội dung của website top 3 dài hơn trung bình 30%, nếu như vậy thì số lượng từ khóa đưa vào bài viết cũng sẽ nhiều hơn tới 17%.
Trước đây Google, thường coi những bài viết có độ dài từ 500 chữ đến 600 chữ là đủ để xếp hạng tìm kiếm. Nhưng bây giờ Google sẽ đánh giá cao những bài viết có độ dài lớn hơn, trung bình từ 900 chữ đến 1100 chữ. Nếu bạn làm nội dung SEO, bạn nên viết những bài có độ dài từ 900 chữ-1100 chữ, bạn viết dài hơn cũng không có nhiều tác dụng. Vấn đề là chất lượng nội dung của bạn cần sự độc đáo, giúp ích khách hàng.
3,Từ khóa chính[the_ad id=”382″]
Sau cơn ác mộng SEO năm 2017, một số chuyên gia phát hiện thực tế thú vị:
Khảo sát trên nhiều website bài viết đứng top 1, top 2, top 3 thì có tới 35% tiêu đề của những web đứng top không chứa từ khóa chính. Điều này cho thấy Google đã cải tiến và thay đổi theo ý sự tiến bộ trong ý đồ tìm kiếm của người dùng, hoặc cũng có thể tiêu đề nội dung không vẫn có từ khóa chính nhưng không còn quan trọng, khi xếp hạng kết quả tìm kiếm.
Phát hiện cũng cho thấy, có rất ít những Anchor Text chứa từ khóa ( Anchor Text là một từ hoặc cụm từ có chứa link dẫn tới trang web khác). Trên các trang web đứng top thì chỉ có 9% các liên kết (Anchor Text) chứa từ khóa chính. Rất có thể Anchor Text không còn quan trọng, hoặc cũng có thể các SEOer không muốn thực hiện hoạt động này.
4, Lượng truy cập vào trang web
Các chuyên gia SEO kỹ thuật chỉ ra rằng, người dùng(khách hàng) thường quan tâm đến những nội dung được nhiều người khác cùng quan tâm, và vì vậy lưu lượng truy cập bài viết là yếu tố rất quan trọng để xếp hạng trên kết quả tìm kiếm. Và hơn nữa, trong xếp hạng kết quả thì lưu lượng truy cập trực tiếp quan trọng hơn so với lưu lượng truy cập qua tìm kiếm từ khóa.
Ví dụ lưu lượng trực tiếp: khách hàng share bài viết cho người khác, mọi người có thể trực tiếp vào website mà không phải tìm kiếm từ khóa trên Google.
5, phản hồi từ người dùng
Vấn đề trải nghiệm của người được nhiều SEOer bàn tán, không chỉ ở Việt Nam, trên toàn thế giới họ cũng tranh luận gay gắt về sự ảnh hưởng của trải nghiệm, phản hồi từ người dùng tới thứ hạng trang web.[the_ad id=”382″]
Thực tế cho thấy, có hàng loạt website đứng top 10 trong thời gian dài mà không sở hữu trải nghiệm tốt, thậm chí những trang web đứng top này không có chức năng điều chỉnh kích thước website trên Mobile, tốc độ tải chậm, phản hồi ít. Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp, tuy nhiên trải nghiệm và phản hồi từ người dùng sẽ ảnh hưởng ít nhiều một cách gián tiếp đến kết quả tìm kiếm.
>> Dùng thú cưng làm khách hàng để Marketing
6, Yếu tố quan trọng nhất
Tín hiệu(phản hồi) của người dùng và lưu lượng truy cập trực tiếp có ảnh hưởng lớn tới thứ hạng website trên Google.
Nhưng đối với những bài viết được cập nhật lại nhiều lần mà không có sự thay đổi, sáng tạo cho phù hợp thực tế khách hàng, thì tầm quan trọng của tín hiệu và lưu lượng truy cập trực tiếp không có tác động lớn đến thứ hạng tìm kiếm của bài viết.
7, Backlink
Những backlink chất lượng cao vẫn có ảnh hưởng rất lớn tới thứ hạng tìm kiếm. Tuy nhiên nếu số lượng backlink này quá lớn có thể website của bạn bị Google đánh tụt thứ hạng( tính cả 2 loại liên kết Nofollow và Follow).
8, Nội dung có tính xu hướng
Đối với một số lĩnh vực như thời trang, thiết kế, giải trí, thể thao, tin tức thời sự, công nghệ thì liên tục thay đổi và phát triển. Vì vậy Google sẽ hạ thứ hạng website của bạn nếu nội dung không còn phù hợp xu hướng hiện tại, nâng thứ hạng website khác phù hợp xu hướng trong điều kiện thực tế.
Cũng vì thế mà bạn sẽ thấy rất ít website thời trang, hay website tin tức thời sự làm SEO, để làm Marketing họ sẽ phát triển theo hướng làm quảng cáo, làm Content Marketing, Marketing xã hội, tạo dựng cộng đồng…
9, Một số yếu tố phổ biến
Website có tốc độ nhanh sẽ được Google ưu tiên xếp hạng top đầu, nếu năm 2016 thời gian truy cập websit trung bình bình 7.7 giây, thì đến năm 2017 rút ngắn còn 5.7 giây.
Năm 2017, chỉ có 48% trang web đứng top đầu chứa từ khóa trong tiêu đề; năm 2016 tỷ lệ này bằng 56%; và năm 2015 thì tỷ lệ bằng 76%.
10, Đối với ngành nghề khác nhau, tiêu chí xếp hạng Google sẽ khác nhau
Tiêu chí Google xếp hạng từ khóa ngành thời trang khác với tiêu chí xếp hạng website trong lĩnh vực sức khỏe, y tế. Những nội dung có tính có xu hướng và nội dung có định hướng dài hạn, cũng được Google xếp hạng theo nhiều tiêu chí không giống nhau.
Ví dụ: Đối với lĩnh vực sản phẩm công nghệ, muốn Review một sản phẩm cần cung cấp nhiều hình ảnh, video, nếu thiếu các yếu tố này không được Google đánh giá cao. Trong khi đó đối với các lĩnh vực là truyện/văn học hay các dạng nội dung phân tích, Google dựa trên lưu lượng truy cập, mức độ phản hồi của người dùng…
11, Mức độ sâu của nội dung
Thể hiện qua giá trị cung cấp bên trong nội dụng, sự khác biệt và độc đáo của bài viết, điều này thường thấy qua phản hồi từ khác hàng. Mặc dù tín hiệu trải nghiệm của khách hàng không có tác động trực tiếp tới thứ hạng tìm kiếm của trang web.
Nhưng phản hồi lại thể hiện chất lượng nội dung, Google có những thuật toán thông minh để biết rằng phản hồi của khách hàng là tích cực hay tiêu cực. Mặc dù Google hoạt động chỉ dựa trên thuật toán lập trình sẵn, nhưng trí tuệ thông minh đã có thể giúp họ biết được nội dung trong con chữ có chất lượng hay không.
12, Đối thủ
Nếu xét riêng từng yếu tố bạn có thể làm tốt hơn đối thủ ở chất lượng nội dung, nhưng xét về tổng thể website của bạn không làm tốt hơn so với đối thủ. Google có thể hạ thấp thứ hạng website của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Điều này cho thấy Content không phải là vua như cách mà những SEOer vẫn thần thánh.
Trong kinh tế có quy luật thị trường tự do, và trong SEO Google cũng sẽ bày ra một trò chơi tuân thủ quy tắc này.