Nhờ đâu KFC, HighLand lần lượt thắng trận trên thị trường ở Việt Nam?

Nhờ đâu KFC, HighLand lần lượt thắng trận trên thị trường ở Việt Nam?

Starbucks định vị mình ở phân khúc cao cấp hơn, trong khi KFC và HighLand ban đầu cũng đã từng định vị theo cách không giống như hiện tại ở Việt Nam, tuy nhiên 2 ông lớn thức ăn nhanh và cafe này đã nhanh chóng thay đổi và thích nghi với thị trường trong nước.

Starbucks bán Cafe, sản phẩm cùng loại với HighLand, chỉ khác rằng họ định vị thương hiệu cao cấp hơn và vẫn mong muốn duy trì định vị này tại thị trường nước ta.

KFC và HighLand và KFC đã chuyển mình, và làm thế nào tồn tại trên thị trường Việt Nam đến nay? Liệu có thể áp dụng cách họ làm vào cửa hàng, mô hình kinh doanh của Boss như thế nào?

KFC, hãng Gà rán nổi tiếng thế giới vào Việt Nam từ năm 1997, Gà rán ăn nhanh vốn là thức ăn và đồ uống của người Phương Tây, tuy nhiên thị trường Việt Nam lại là thị trường người phương Đông truyền thống, vì vậy thói quen đồ ăn nhanh rất hạn chế => Khác biệt về cảm nhận và khẩu vị giữa người Phương Đông với đồ ăn của người Phương Tây chính là rào cản lớn nhất, hãng gà rán vấp phải.

Cho đến nay năm 2019, thói quen tiêu dùng đồ ăn nhanh của người Việt Nam đã cải thiện và thay đổi rất tích cực, phù hợp với xu thế hội nhập, mặc dù vậy thói quen dùng bữa và ăn cơm bên gia đình của người tiêu dùng Việt không thay đổi lớn mà vẫn giữ bản sắc văn hóa thưởng thức ẩm thực truyền thống của người Việt Nam.

Bữa sáng của bạn có thể ở nhà bằng 1 gói Mỳ tôm, Có vợ xinh đẹp nấu bữa sáng, hoặc ra hàng ăn Phở, một tô hủ tiếu, hoặc một chiếc bánh mỳ kẹp thịt, một đĩa bánh cuốn, bữa sáng kết thúc và KFC không kiếm được gì từ túi của bạn nếu bạn ăn sáng theo những cách này.

Bữa trưa của bạn ăn cơm văn phòng, mang cơm đến công ty, ra quán gần chỗ làm mua 1 bát phở, 1 bát bún, và đương nhiên lựa Cơm bình dân cũng là một lựa chọn. Nếu bạn ăn trưa theo cách này, KFC cũng không kiếm được đồng nào từ túi của bạn.

Bữa tối, về nhà nấu cơm và chung vui đầm ấm bên người vợ xinh đẹp, gia đình yêu thương. Nếu bạn ăn tối theo cách này, KFC cũng không kiếm được cắc nào từ túi bạn.

Bữa sáng, bữa trưa, và bữa tối của bạn có phải diễn ra theo cách như thế ? Nếu 1 tuần bạn ra ngoài ăn hàng 1-2 lần, và bạn chọn KFC, họ sẽ kiếm được tiền từ bạn trong 1-2 lần này, và tất nhiên những khách hàng khác tần suất mua Gà rán của KFC có thể tới 4 lần/tuần, thậm chí 1/3 số bữa ăn trong 1 tuần họ sử dụng sản phẩm của KFC.

>> Cà Phê Highlands có gì đặc biệt, học kinh doanh từ họ

Để đạt được kết quả này, KFC đã vất vả từ năm 1997, họ đưa ra các chiến lược và không ngừng thay đổi công thức nấu, khẩu vị món ăn để phù hợp với thị trường truyền thống Việt Nam. Bằng chứng đó là, khi bạn đến KFC ở Việt Nam, bạn đã có thể mua được cơm, nhưng bạn sẽ không thể mua được cơm nếu ngồi ăn ở quán KFC Mỹ, Châu Âu…

Sự thay đổi bản thân KFC kết hợp sự tiến bộ trong văn hóa người Việt đã dần thuyết phục người tiêu  dùng “ hãy mua đồ ăn nhanh”.

Câu chuyện của HighLand cũng tương tự như câu chuyện KFC. HighLand bán cafe, ban đầu định hướng đối tượng khách hàng là doanh nhân, dân văn phòng, tuy nhiên hiện nay nếu bạn đến Highland, bạn sẽ thấy đối tượng khách hàng chủ yếu là giới trẻ, thậm chí có cả học sinh và sinh viên, đây là bước chuyển mình sáng suốt của HighLand, chuyển đổi đối tượng khách hàng.

Trong khi đó Starbucks vẫn định vị thương hiệu hướng đến khách hàng là người nước ngoài, người có thu nhập và tầng lớp sống ở mức cao. Sản phẩm họ bán đặc biệt kén khách, do thu nhập của người Việt Nam phần đông vẫn rất hạn chế, mặc dù trong một vài năm trở lại đây, kinh tế đất nước phát triển và thói quen tiêu dùng hàng hiệu, hàng cao cấp, thức ăn-đồ uống “sang-chảnh” đã được người dùng Việt quan tâm. Song thói quen sử dụng hàng bình dân, hàng phổ thông chiếm đại đa số, và đây là lý do tôi nói Starbucks họ rất bán sản phẩm kén khách.

Tạm kết: Sự thay đổi để phù hợp với đối tượng khách hàng tiềm năng đã giúp KFC, HighLand phát triển mô hình kinh doanh hiệu quả hơn, không cố chấp đi theo hướng duy ý chí.

Trả lời