Kinh doanh thời trang hiện nay đang là loại hình cực hot, với đa loại, đa mẫu mã, đa sở thích. Nhu cầu người sử dụng cũng như may mặc đang càng trở nên được chú trọng hơn chính vì thế mà hàng loạt các cửa hàng, shop… nổi lên quá nhiều. Nhưng không phải ai cũng thành công vì họ đã mắc phải những sai lầm không nên có trong 10 cái sai sau đây.
- 1, Mẫu thiết kế giống nhau
Thời trang là một loại hình cần đẹp và độc, chắc hẳn không ai muốn mang một bộ đồ giống một ai đó đi ngoài đường, hay đồ mua trong shop chẳng khác gì ngoài chợ.
Các mẫu thiết kế giống nhau đồng loạt trên thị trường dường như tối kị bạn cần né, hoặc đúng hơn là hơi giông cũng cần phải loại bỏ. Thời trang là hiện thân của sự sáng tạo, mới mẻ, độc đáo và cuốn hút cái nhìn, chính vì thế cần tạo ra cái chất riêng thì đảm bảo cửa hàng bạn sẽ có rất nhiều người ghé thăm.
- 2, Không có thương hiệu cá nhân
Thương hiệu, slogan nó được ví như cái tên của một người. Khi nhắc đến sẽ mường tượng được quy mô, chất lượng, giá thành, mẫu mã… Như các hãng nổi tiếng như Adidas, viettien… Họ tạo dựng cho mình một thương hiệu độc quyền cho sản phẩm hay kể cả đa chủng loại.
Nếu sản phẩm bạn làm ra không có thương hiệu thì sẽ bị đánh đồng như “hàng chợ” và tự bị đào thải hay gọi cách khác là tự làm mất giá trị của chính sản phẩm mình làm ra dù cho có thực sự chất lượng thì người dùng họ cũng không màng quan tâm.
- 3, Định hướng kinh doanh thiếu chiều sâu
Viettien họ tìm hiểu kỹ thị trường thực sự cần gì, hiện tại và tương lai liệu mặt hàng nào sẽ được để ý đến nhiều nhất và cần thiết nhất. Người đi làm, hay đi chơi thì đều phải ăn mặc lịch sự vậy không thể nào bỏ qua các loại đồ công sở, sơ mi cho các chàng các quý ông được.
Làm sao để một lúc nào đó, khi khách hàng mặc được trên đồ có thương hiệu của họ có thể “vênh váo’, tự tin mình đẳng cấp, đồ mình là đồ hiệu không thua kém bất kỳ ai về chất lượng, giá cả, mẫu mã… Là bạn thành công.
- Thời trang không đáp ứng xu hướng
Thời trang là phải đi đôi với xu hướng, nắm bắt xu hướng là giữ được 50% thắng lợi. Ví dụ như mùa nắng mà kinh doanh áo mưa, mùa lạnh kinh doanh áo ba lỗ là hết chuyện bàn. Phải làm sao khi tất cả mọi người đang mang quần Jean ống loe bạn phải tạo ra được luồng sóng cuồng ống túm lại và là người duy nhất đáp ứng.
- 5, Địa điểm đặt cửa hàng
Mặt bằng của một cửa hàng rất quan trong, mặc dù hiện nay thế giới kinh doanh online đang dần mạnh mẽ chiếm hữu, nhưng kinh doanh tại cơ sở theo cách truyền thống chưa bao giờ có dấu hiệu bị đào thải.
Đặt mặt bằng thời trang ở nơi ít dân, hay loại hình thời trang của bạn là giới trẻ mà đặt nơi toàn người lớn, người trung niên hay trẻ em thì coi như bỏ. Kinh doanh đồ trung niên mà mở tiệm tại các trường đại học, học sinh thì cũng vứt.
- 6, Kinh doanh trên facebook quá nhiều.
Bạn có cảm thấy khó chịu khi ngày nào, giờ nào một shop thời trang cũng update hình ảnh quá nhiều, livestream bán đồ mọi lúc mọi nơi khiến bảng tin cũng như timline của bạn kín chỗ và tràn ngập thông báo?
Đó là hiện trang kinh doanh vô tội vạ trên facebook hiện nay. Để kinh doanh được trên mạng xã hội này bạn cần có một khung giờ cố định, người thật sự quan tâm sẽ tự động quan tâm mà không thấy bực mình. Và nên chọn những khung giờ “freetime” của mọi người như sáng sớm, giờ sau bữa tối…
- 7, Hàng nhái, kém chất lượng
Kinh doanh hàng nhái theo mẫu đồ của ca sĩ, diễn viên là loại hình không khả thi, những mẫu mã lố lăng không phù hợp với cuộc sống hiện tại cũng như chất lượng kém sẽ làm giảm sút uy tín mà khách hàng khi nhìn vào tiệm có quyết định bỏ tiền hay không.
- 8, Đội ngũ nhân viên không nhiệt tình
Kinh doanh thời trang cần có sự tư vấn nhiệt tình, bán hàng có tâm chứ không phải bán cho rồi cho có trong khi món đồ đó thực sự không hợp với tạng người cũng như phong cách của họ.
>>>Hướng dẫn mở thêm cửa hàng kinh doanh thời trang
Tư vấn chu đáo và luôn niềm nở là lựa chọn được đánh giá cao khi một khách hàng lựa chọn nơi đặt niềm tin để mua.
- 9, Loại hình mẫu hàng phù hợp
Bạn cần biết nơi bạn kinh doanh là phân khúc khách hàng nào? Công nhân, công sở, người trẻ hay người già, thanh niên hay phụ nữ. Khi đó bạn sẽ có sự lựa chọn chính xác hơn cho việc lựa chọn loại hình kinh doanh mẫu mã nào tại đó.
- 10, Giá cả
Mẫu mã, phù hợp và giá cả là 3 yếu tố được cân nhắc để quyết đinh có mua một món đồ hay không. Không nên đôn giá quá cao tùy vào phân khúc khách hàng. Một khi bạn luôn cho giá cắt cổ sẽ vô hình chung làm người mua xếp sự lựa chọn vào cuối cùng.
Cho giá quá thấp lại chỉ tiếp cận được những vị khách có nhu cầu thấp cũng đồng thời không thu lại được chi phí và đánh giá thấp giá trị món hàng.