Người nghèo rất muốn giàu có, nhưng tại sao họ rất khó để thành công. Một trong số các nguyên nhân là ham muốn làm giàu của người nghèo ít hơn người nhiều tiền. Thế nên khoảng cách giữa người nghèo và người giàu cứ thế kéo xa dần.
Kinh tế thị trường hội nhập ngày nay đang mở ra vô vàn cơ hội kinh doanh cho cả người nghèo và người giàu, nhưng tại sao khi người giàu kinh doanh họ lại dễ dàng đạt được sự thành công còn người nghèo thì rất khó khăn mới có thể bước chân vào chốn thượng lưu.
Những tỷ phú như Bill Gate, ông chủ Facebook cho rằng tiền không phải là yếu tố quan trọng đóng góp vào sự thành công, và họ quan niệm thành công là khi bạn mang niềm hạnh phúc cho người khác và nhờ đó bạn cảm thấy mình vui vẻ, yêu cuộc sống hơn.
Những lý do khiến người nghèo khó thành công
1, Sợ bị người khác lợi dụng
Không chịu ra ngoài tìm hiểu, nhưng lại mặc định nếu tham gia làm ăn với người khác trong xã hội thì chắc chắn sẽ bị họ lừa và lợi dụng.
Thử hỏi xem trên người chúng ta có gì để người khác lừa ? Bạn có tiền để người ta lừa không, hay người ta sẽ lừa công sức và trí tuệ của mình ? Hiện tại chúng ta vẫn đang nghèo, vì vậy không nên sợ rằng bản thân sẽ mất mát điều gì mà phải mong muốn để được người khác tận dụng, càng tham gia vào cuộc sống xã hội nhiều hơn bạn mới khôn ngoan hơn.
2, Cứ “bình tĩnh để suy nghĩ cho kỹ lưỡng”
Thị trường kinh doanh và cuộc sống ngoài kia đang diễn ra rất nhanh chóng, đến mức mà khi người ta kiếm được cả trăm nghìn đồng trong vài ba phút thì bạn vẫn chưa kiếm được nghìn nào. Nếu cứ chậm trễ để suy nghĩ rồi mới quyết định trong khi bản thân chưa đủ khả năng để nghĩ thấu đáo đến cùng thì bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội.
> 5 đặc điểm của người kinh doanh trong tương lai sẽ thành công
Điều này tương tự khi bạn mua 1 chiếc áo, hôm nay bạn cảm thấy chiếc áo rất đẹp và muốn mua nhưng bạn cảm thấy giá bán đắt và suy nghĩ đắn đo, nghĩ đến vài ngày sau quay trở lại thì chiếc áo đó cũng chẳng còn để bạn mua, và bạn cảm thấy trong lòng hụt hẫng, buồn, tiếc nuối.
3, Hỏi tư vấn không đúng người, hỏi người đã bị thất bại
Tức là khi bạn mang chuyện quan trọng của mình để xin ý kiến tư vấn không đúng người, muốn kinh doanh bàn ghế nhưng lại đi hỏi cửa hàng bán thời trang, chị chủ tiệm quần áo sẽ khuyên bạn bỏ bàn ghế mà bán thời trang.
Muốn mở cửa hàng buôn bán thời trang nhưng lại đi hỏi người đã từng phải đóng cửa tiệm quần áo, vậy thì kết quả là bạn vẫn sẽ chẳng thu được lời ích nào, vẫn là câu chuyện thất bại năm đó. Muốn thành công hãy đi hỏi người đã kiếm được tiền và thành công trong lĩnh vực/sản phẩm của bạn.
4, “Người khác nói thế nên tôi làm thế”
Bạn kinh doanh hay là người khác kinh doanh mà phải nghe theo người ta ? Bạn bỏ tiền để đầu tư buôn bán hay là người ta bỏ tiền cho bạn làm ? Chẳng có ai giúp bạn, chỉ có một mình bạn tự quyết định vấn đề của mình mà thôi. Bởi vậy khi đã tham khảo đủ ý kiến thì việc quan trọng là tìm ra hướng đi riêng cho bản thân mình, đó là điểm khác biệt bạn cần làm trong kinh doanh.
5, Kinh doanh khó so với năng lực bản thân
Ý tưởng kinh doanh trở thành cơ hội kiếm tiền đều là bởi vì bạn nắm bắt được ý tưởng sớm hơn người khác, thế tức là chưa có ai làm và bạn là người đầu tiên hoặc người thứ 2, bạn sẽ phải tự mình làm tất cả để thành công, kể cả khi bạn phải vận chuyển hàng hóa nặng nhọc hay khi phải căng mình ra để hoàn thành bản báo cáo tài chính, lập kế hoạch chiến lược.
Bạn chưa từng trải qua những việc phải làm thì nhiệm vụ đó là khó khăn và bạn chỉ muốn “ đi chết đây” nhưng hãy kiên trì thực hiện và kết quả thành công đang chờ bạn ở phía trước. Đừng quên rằng thành công là một quá trình chứ không phải điểm dừng, vì thế hãy chấp nhận sự khó khăn trong suốt cuộc đời.
6, Quan niệm 2 việc tương tự nhau là giống nhau
Những người chưa có khái niệm về kinh doanh cũng như kinh nghiệm trong nghề sẽ đánh giá mọi việc đều giống nhau, nhưng bản chất những công việc này hoàn toàn khác nhau.
Thực sự mà nói, người đã chết và người còn sống đang ngủ chẳng khác nhau điều gì, có phải chỉ khác bởi vì người sống đang thở ? Không phải vậy, người chết và người đang ngủ khác nhau bộ trang phục họ mặc, chẳng ai đi ngủ mặc trang phục trịnh trọng nhưng người chết sẽ mặc trang phục đẹp hơn cả.
Chẳng hạn cùng là kinh doanh 1 chiếc váy màu xanh nhưng cửa hàng A lại không có đường viền ren ở đuôi váy, trong khi đó cửa hàng B được đính thêm 1 đường viền ren nhỏ phía dưới đuôi váy giúp số lượng bán ra của cửa hàng B nhiều hơn so với cửa hàng A.
Tuy nhiên người chưa kinh doanh chẳng thể hiểu sự khác biệt này, họ đánh đồng những việc khác nhau là một và nghiễm nhiên kết quả kinh doanh của họ chẳng tốt chút nào.
7, Chỉ nghĩ đến lợi nhuận mà không muốn mang giá trị tốt cho người tiêu dùng.
Có rất nhiều người muốn làm giàu và thành công nhưng lại không hiểu trọn nghĩa thế nào là làm giàu, thế nào là thành công. Họ nghĩ rằng có nhiều tiền là thành công và cố gắng bằng mọi cách có được tiền, đến khi có được tiền họ lại buồn bã vì chẳng thể sinh con cũng chẳng còn người thân ở bên cạnh họ, không được ai công nhận sự thành công trong xã hội, có lẽ đó là điều tồi tệ nhất với người sở hữu nhiều tiền.
Khi bán sản phẩm có giá trị tốt cho người tiêu dùng, họ cảm kích và biết ơn bạn bởi vì bạn không lừa họ bán những mặt hàng kém chất lượng và không an toàn đối với sức khỏe, đương nhiên tiền sẽ chảy về túi bạn nhiều hơn do số lượng khách hàng tăng dần theo thời gian.
Trái lại khi bạn cố gắng tiêu thụ những hàng hóa kém chất lượng nhưng giá thấp, ừ thì sẽ được khách hàng sấn vào để tham khảo và mua hàng nhưng có thể công ty sẽ phải đóng cửa vào này mai hay ngày kia. Nếu cứ lừa và dối trá khách hàng như vậy thì mệt lắm, vất vả lắm, khổ lắm.
Thành công không phải là có nhiều tiền, mà đó là một quá trình bạn cảm thấy hạnh phúc với những gì mình đang có, sắp có, đã có. Nhưng hạnh phúc là gì, chắc chắn có nhiều người còn chưa cắt nghĩa được thế nào là niềm vui hạnh phúc, chỉ khi nào hiểu đủ đầy 2 chữ này thì bạn mới trân quý những gì đang diễn ra trong cuộc sống của mình.
8, Không biết dùng người để giàu có
Bản chất của đầu tư kinh doanh phải biết dùng người giúp mình thực hiện những nhiệm vụ mà bạn không làm được, hoặc nếu làm sẽ mất nhiều thời gian. Điều đó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh trong toàn quá trình.