10 câu nói mà người EQ cao nhất định không được nói ra

Nhiều nghiên cứu tâm lý học chỉ ra, những người kinh doanh giỏi thường có EQ cao, và họ không bao giờ nói ra 10 câu nói này. Trong chủ đề Lương sẽ chia sẻ với bạn những câu nói nên tránh khi quá trình giao tiếp khách hàng, và trong cuộc sống.

Trong cuộc sống phức tạp, tôi biết bạn và tôi giống nhau, đều kỳ vọng 1 cuộc sống dễ chịu, đơn giản. Tôi tin bạn là người lương thiện, bạn luôn hướng tới những cái đẹp, bạn luôn cố gắng đi tìm kiếm giá trị của hạnh phúc.

Nhưng trước khi muốn thay đổi thế giới và cuộc sống quanh bạn, bạn cần phải là người giỏi hay khác biệt đã. Và những người có EQ( trí tuệ cảm xúc) thường làm kinh doanh rất giỏi, họ sở hữu tài năng thuyết phục người khác, bạn cũng có thể học và trở thành người EQ cao, bởi ngày nay người hiện đại ít chuộng IQ ( trí tuệ thông minh).

10 CÂU NÓI NGƯỜI EQ CAO KHÔNG BAO GIỜ NÓI RA

1, “Tôi đã nói với anh trước rồi mà”

Những người có EQ cao, họ sẽ không thể nói ra những câu nói tương tự như thế: ① Không phải tôi đã nói trước với anh rồi à, ② không nghe thì chịu thiệt thôi, ③ nếu nghe tôi sớm thì đã tốt rồi”.

Người thích nói theo cách này thường làm việc bộp chộp, có tư duy sống ở cấp thấp nhất trong xã hội. Nhớ kỹ một điều, làm lúc nào cũng quan trọng hơn nói.

Có mốt số cách nói khác như: “Nói rồi mà, không làm cơ”, người nói câu này có EQ rất thấp; “Thất bại rồi, nghĩ đi”, người nói câu này có EQ âm, hậu quả sẽ đặc biệt nghiêm trọng.

2, “Tôi không thích Idol của chị lắm đâu”

Bạn bè chơi thân, cuối cùng cũng sẽ nói với bạn của mình “ Tôi không thích thần tượng của chị cho lắm”. Những người nói câu này thường rất hậu đậu trong giao tiếp. Mục đích của việc hạ thấp thần tượng đối phương, nhằm khẳng định quan điểm của mình. Người có EQ cao không trực tiếp đánh giá về thần tượng, họ sẽ dùng những kỹ xảo để chuyển dịch ý muốn nói.

Không công kích những điều người khác thích, không phải là giải dối với cảm xúc của mình, mà đó là người có EQ cao. Nếu bạn đang thao thao bất tuyệt, hào hứng nói về cuốn sách, bản nhạc, bộ phim yêu thích của mình, ngay lập tức đối phương phán 1 câu : “ Chán thế”. Bạn sẽ cảm nhận thế nào về trong trường hợp này ?

3, Nói chuyện với cậu chẳng vui chút nào

Những câu nói tương tự như: ① Vui lên xem nào, ② sao cứ buồn hoài vậy, ③ sao cậu không thích món ăn này nhỉ, ④ học kinh tế sau này sẽ không có việc đâu.[the_ad id=”382″]

Những câu nói như thế này, thường có ý nghĩa công kích đối phương. Tôi hiểu ý bạn đang muốn gây không nói cho cuộc trò chuyện, tuy nhiên tạo không khí nói chuyện và công kích đối phương là 2 chuyện khác nhau.

Người có thể trọng lớn thường không thích bạn nói anh ta béo, người có thể hình không cao cũng không thích bạn nói họ thấp. Mỗi người đều có những khuyết điểm và điểm yếu nhất, và người EQ thấp thường chỉ nói đến những vấn đề hiện hữu mà không liệu đến những hệ quả phía sau.

Khi bạn khiến ai đó giận dỗi, bạn không nên nói như vậy: “ Mới trêu tí thôi mà, người đâu nhỏ mọn thế”.

Người có EQ cao, họ thường tán dương và đề cao ưu điểm, những điểm tốt đẹp của đối phương. Hầu hết mỗi người đều muốn nhận được những điều tốt đẹp cho chính mình, vì thế khi đầu tôi đã nói Bạn cũng giống tôi ở nhiều khía cạnh chính là vì lý do này.

4, Anh chưa hiểu đâu, tôi nói như thế này, hãy nghe tôi nói.

Người không tự tin vào năng lực bản thân, thông thường sẽ cố gắng công kích người khác để khiến họ tôn trọng mình, thực ra thì những người công kích người khác để nâng cao bản thân mình rất đáng thương.

Khi bạn và đối phương cùng đứng trước 1 vấn đề, sau khi nghe phương án giải quyết vấn đề của đối phương, bạn thấy không hài lòng và bạn chỉ ra những điểm đó. Rất có thể đối phương sẽ nói với bạn như thế này: “ Anh thì biết gì, tôi sẽ chứng minh cho anh và mọi người thấy”. Trên thực tế, đối phương không có nhiều thông tin và phương án giải quyết như anh tự tin, những người có EQ cao thường nói ít làm nhiều, họ biết rằng để khiến đối phương tâm phục khẩu phục, anh ta cần chỉ ra điểm sai của đối phương.

Chúng ta đều thừa nhận với nhau, khi đứng trước 1 vấn đề. Thì vấn đề không phải là ai hiểu, mà là làm thế nào để giải quyết vấn đề. Như vậy, khi đối phương nói bạn không hiểu vấn đề, chứng tỏ anh ta không tập trung vào vấn đề mà đang công kích bạn, anh ta là người đáng thương nhất. Còn bạn, trong khi đó đang rất tự tin giải quyết vấn đề thực thụ. Vì vậy, những người có EQ, không khi nào nói ra câu “ Anh chưa hiểu đâu, nghe tôi nói đây này”.

5, Tính tôi thế đấy, anh muốn làm gì tôi

Tính cách của một người có thể bộc bạch chính bản chất ẩn sâu trong con người họ. Khi họ nói: ① ờ tôi thế đấy, ② tôi cứ thích thế, ③ tôi muốn làm vậy thì sao, ④ bây giờ sao, ⑤ làm sao…cho thấy họ là những người rất đơn giản, không có chiều sâu và dễ dàng bị người khác nhận ra.[the_ad id=”382″]

Không kiểm soát cảm xúc dẫn đến hành động không đúng đắn, đôi khi họ sẽ công kích đối phương thiếu cơ sở. Cuối cùng bị đối phương nắm thóp. Trên thực tế rất nhiều phụ nữ rơi vào trường hợp này, và vì vậy họ thường dễ nghe theo lời thuyết phục người khác. Không thể trách cứ điều gì, tuy nhiên người có EQ cao có thể kiểm soát tâm trạng đối phương, khiến đối phương nghe theo, làm theo. Có rất nhiều đàn ông tán gái chỉ trong đúng 1 ngày thì cô gái đã đổ gục, kiểu người đàn ông đó chính là 1 người sở hữu EQ cao.

6, Để tôi giúp chị, nên làm như vậy sẽ tốt hơn

Đối với 1 phụ nữ độc lập, có một số người không thích hành động đối phương kéo ghế giúp họ. Bản thân họ cho rằng, họ hoàn toàn có thể làm điều đó mà không cần sự tử tế “giả dối” của bạn, họ có thể nghĩ như vậy đó ạ.

Có rất nhiều người muốn giúp anh hùng giỏi làm việc, nhưng lại không biết vị anh hùng có thể không cần đến người này. Người EQ cao sẽ hiểu điều này, anh ta là người hiểu đối phương và biết bản thân cần làm gì đúng thời điểm.

Vì vậy, những câu nói dù có ý tốt những nên đúng thời điểm, nếu sai thời điểm thì không nên nói, cho dù bạn thực sự muốn giúp đối phương.

7, Anh ta thật đáng ghét, chúng ta nên nghĩ cách hạ bệ họ

Những lời nói xấu sau lưng là dấu hiệu thể hiện rõ nhất của 1 người có EQ thấp. Kể cả khi họ nói xấu trực diện đối phương, thì họ vẫn bị liệt vào những người có EQ thấp. Lý do bao biện của họ thông thường là: “Tôi chỉ ra điểm không tốt của anh ta, sao các bạn lại trách cứ tôi”.

Người có EQ cao sẽ luôn tán dương, dành những lời khen tặng tới đối phương, nếu muốn nói lời khó nghe, họ trực tiếp phê bình. Trước đây khi Lương còn làm cho 1 công ty xuất nhập khẩu, một vị giám đốc đã nói xấu Lương với các nhân viên, chỉ sau vài ngày thì Lương nghỉ việc, đấy cũng là công ty có thời gian ngắn nhất mà Lương từng làm việc.

Người quản lý, giám đốc có EQ thấp, họ sẽ không đủ năng lực để giám sát và điều nành 1 doanh nghiệp tốt hơn. Nghỉ việc ở những nơi đó và đến môi trường khác sẽ là quyết định đúng đắn hơn. Có thể sau khi đọc xong chủ đề này, bạn sẽ tìm ra rất nhiều khuyết điểm của sếp mình, và bạn cũng sẽ quyết định nghỉ việc, đừng quá lo lắng vì sẽ mất việc, đó cũng là tâm thái của 1 ông chủ(bà chủ) tiềm năng trong tương lai.

8, Anh không uống là không nể mặt em rồi

Việt Nam có văn hóa uống rượu, ăn nhậu giữa các đối tác với nhau, có rất nhiều mục đích để họ ngồi lại với nhau. Nhưng nếu có ai đó nói “ uống đi, anh không uống là không xem trọng mọi người rồi”, thì cho thấy người này là người không am hiểu cách đối nhân xử thế, chính anh ta không giữ thể diện cho bản thân.

Có 1 dự khác biệt giữa cách uống của người EQ cao và người EQ thấp: Người EQ cao uống đồ như một cách thưởng thức; trái lại người EQ thấp uống đồ theo cách hành hạ tâm hồn, bản thân mình.

9, Anh nghĩ thế, em cũng hết cách rồi

Người quản lý doanh nghiệp giỏi thường giải thích cho nhân viên hiểu, từ góc độ của nhân viên, của người khác thay vì thể hiện quan điểm của anh ta. Họ không khi nào nói ra câu “ Anh nghĩ thế, tôi cũng hết cách”.

Nếu dùng từ hoa mỹ để mô tả bản chất của câu nói này thì đó “ Vô trách nhiệm”. Người nói câu này ngay lập tạo 1 cảm giác khiến đối phương không muốn tiếp tục, và như vậy vấn đề không được giải quyết. Cho nên khi bạn nói chuyện với 2 người giám đốc, một người thất bại và một người thành công. Người giám đốc thành công, anh ta nói rất hay, hầu hết đều là những điều tích cực, trong khi đó người thất bại lại oán hận, chỉ trích đối phương.

Có 1 ví dụ rất rõ về trường hợp này. Vào ngày 14/11/2017, Đội Tuyển Bó Đá Nam Việt Nam tham gia đá vòng loại Asian Cup 2019 cùng Afghanistan. Việt Nam cần giữ điểm hòa 0-0 để vào chung kết. Kết thúc trận đấu lượt về trên sân Mỹ Đình (Hà Nội), Việt Nam bảo toàn tỷ số 0-0, tuy nhiên vị huấn luyện viên của đội Afghanistan không hài lòng với kết quả, bởi tỷ số 0-0 đồng nghĩa họ không thể vào chung kết.

>> 200 Những câu nói hay về cuộc sống và tình yêu

Trong buổi họp báo, ngay sau khi kết thúc trận đấu , vị huấn luyện viên của Afghanistan đã nói với phóng viên : “ Việt Nam không xứng đáng vào vòng chung kết Asian Cup” ( trích báo điện tử VNE). Câu chuyện mặc dù đã qua rồi, tuy nhiên Lương chỉ lấy lại ví dụ để chúng ta hiểu thêm về câu nói thứ 9 trong chủ đề này.

10, Nếu tôi là anh ta, tôi sẽ làm tốt hơn

Vấn đề của người nói câu này: họ không phải là “Anh ta”, do vậy điều người này nói không có ý nghĩa.

Nói một điều không có nghĩa, cho thấy trước khi người này nói không có suy nghĩ. Nếu trong đàm phán kinh doanh, người này liên tục thể hiện đặc điểm nói lời thiếu suy nghĩ, anh ta rất dê dàng bị đối phương bắt bài. Đây là dấu hiệu tiêu cực của người EQ thấp.

Okay, Lương vừa chia sẻ với bạn chủ đề: 10 câu nói mà người EQ cao nhất định không được nói. Gặp lại bạn trong chủ đề khác. Những vấn đề hay câu hỏi có liên quan, bạn comment trong phần bình luận.

Trả lời