Người thật sự thông minh, vào 3 thời điểm này họ rất điềm tĩnh!

Những người từng trải thường sẽ có tố chất tâm lý vững vàng. Trong thực tế cuộc sống, có lúc chúng ta sẽ nghe thấy ai đó đã từng trải nhiều, sành đời và rất có sức hút.

Cuộc sống rất phức tạp, nhiều lúc chúng ta thường bị đánh mất mình, nhưng những người đã từng trải một khi gặp phải những tình huống này, họ vẫn rất dễ dàng tìm được lối thoát.

Sống càng lâu chúng ta càng phát hiện ra rằng, những người thực sự thông minh sẽ càng hiểu rõ việc giữ mình, nhún nhường và không khoa trương trong 3 thời điểm sau:

1, Tiết chế bản thân khi gặp kẻ lưu manh

Rất nhiều người có lẽ đã từng nghe thấy cha mẹ mình hay căn dặn rằng: “Đi ra bên ngoài, tuyệt đối không nên vướng víu tới bọn lưu manh, không được nhìn chúng, gặp đám đánh nhau phải tránh thật xa”.

Tuổi trẻ ngôn cuồng, chúng ta thường không quan tâm tới những lời căn dặn đó của cha mẹ, thậm chí còn nghĩ rằng: “Kẻ nào dám khiêu khích và gây hấn với ta, nhất định sẽ cho chúng biết tay”.

Đợi đến khi tuổi tác đã cao mới ngộ ra rằng, nhún nhường, tiết chế trước những kẻ lưu manh là điều hết sức thông minh và trí tuệ.

Kẻ lưu manh là những kẻ có trạng thái tâm lý và quan điểm đạo đức khác hoàn toàn với mọi người, họ giống như chiếc xe rác chở đầy cảm xúc tiêu cực, rồi đổ đầy sự phẫn nộ, bất mãn và tiêu cực của họ ở khắp mọi nơi.

Chúng ta thường nghe thấy đài báo đưa tin rằng: “Chỉ vì một lời nói bất hòa, rút dao chém người”, “Chỉ vì cái nhìn mà bị đánh trọng thương”. Những người như vậy chính là những kẻ lưu manh điển hình.

Đấu đá với chúng, bạn chắc chắn sẽ thua ngay từ khi bắt đầu. Bởi chúng là những kẻ không còn gì để mất, còn bạn vẫn đang có cả một cuộc sống, tương lai tốt đẹp ở phía trước.

Do vậy, nhún nhường, tiết chế, học cách băng qua những kẻ lưu manh là chìa khóa của hạnh phúc và thành công.

>> 3 điều nếu hiểu được, có thể giúp bạn hoàn thiện và tiến bộ hơn

2, Tiết chế và kiềm chế bản thân trong lúc công thành danh toại

Khi chúng ta càng thấp hèn, có lẽ chúng ta càng phải tâng bốc bản thân, như vậy mới giúp chúng ta có thể giành được những cơ hội tiềm ẩn.

Cũng giống như vậy, khi chúng ta thành công thì chúng ta lại càng phải khiêm tốn và tiết chế bản thân. Bởi lúc này, tất cả mọi người đều đã biết thực lực của bạn, bạn không cần phải tâng bốc để thể hiện bản thân mình nữa. Nếu như lúc này bạn vẫn tiếp tục tâng bốc mình sẽ rất dễ bị người khác ghen ghét đố kỵ.

Đại đa số mọi người thường có tâm lý đố kỵ và ghen ghét. Nếu như bạn cố tình kích động họ thì bạn sẽ trở thành đối tượng bị tấn công. Thế nhưng trong thực tế cuộc sống lại có rất nhiều người làm ngược lại, tự ti lúc thấp hèn, phấn khích khi thành công, nên mới có “lúc lên voi lúc xuống chó”.

3, Khiêm tốn trong những lĩnh vực sở trường

Trong tâm lý con người có một nhược điểm bẩm sinh đó là khi đối mặt với những sự vật quen thuộc thường dễ lơ là cảnh giác, cảm xúc thái quá.

Rất nhiều người khi đối mặt với những gì chưa biết có thể sẽ rất khiêm tốn, thế nhưng một khi đề cập tới lĩnh vực sở trường liền lập tức thò cái đuôi kiêu ngạo ra bên ngoài.

Trong cuộc sống, chúng ta cũng dễ dàng thấy được có những người một khi đã có được thành tựu trong một lĩnh vực nào đó liền trở thành kẻ cố chấp, bảo thủ, vào ngạo mạn nhất. Sự thay đổi về trạng thái tâm lý này là một sự thay đổi ngầm trong bất giác.

Trước những lĩnh vực sở trường, chúng ta càng phải nên học cách kiềm chế và lý tính. Đừng để những gì là sở trường đó lại trở thành gánh nặng của chúng ta.

Sau khi đã trưởng thành về tâm lý, tuyệt đối không được khoe khoang để thỏa mãn hư vinh trong lòng. Lúc này, khiêm tốn trở thành một loại công cụ, bạn tự nhiên sẽ hiểu rõ khi nào cần khoe khoang, khi nào cần tiết chế.

Trả lời