Tìm mô hình kinh doanh ít vốn – số vốn đầu tư 200 triệu

xin chào .

Tôi có số vốn khoảng hơn 200tr có thể tìm đến mô hình kinh doanh nào để sinh lời

[Chuyên gia tư vấn]-làm kinh doanh 

Chào bạn  A cáp! Trong môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh như hiện nay, để có thể thành công bạn không những phải chọn đúng sản phẩm, chọn đúng phân khúc thị trường mà còn cần phải năng động, sáng tạo, đổi mới tư duy. Bạn không những phải làm cho khách hàng biết, khách hàng hiểu mà còn phải khiến khách hàng tin, khách hàng yêu và sẵn sàng bỏ tiền để mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ mà bạn cung cấp, đây không phải chuyện dễ dàng.

Tư vấn mô hình kinh doanh vốn ít chỉ 200 triệu đồng

Mô hình kinh doanh mở đại lý, cộng tác viên

Nếu muốn hạn chế những rủi ro có thể gặp phải trong kinh doanh bạn có thể nghĩ đến những mô hình kinh doanh kiểu: trở thành đại lý, trở thành cộng tác viên… của một doanh nghiệp nào đó. Bạn có thể nhận hàng của họ về bán và hưởng tiền hoa hồng trên mỗi sản phẩm bán được. Khi không ôm hàng, nhận được sự hỗ trợ từ phía nhà cung cấp, đối tác kinh doanh bạn sẽ hạn chế được những rủi ro, những khó khăn có thể gặp phải. Tuy nhiên, với hình thức kinh doanh này, bạn không có thương hiệu riêng, không có sản phẩm riêng và phải phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp hàng hóa.

>> Vốn 200 triệu kinh doanh gì để tạo thu nhập 15 triệu/ tháng

Mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hình thức kinh doanh mà trong đó bên nhượng quyền sẽ cho phép bên nhận quyền tự tiến hành các hoạt động mua bán, hàng hóa dưới những quyền kiện, những quy định và chịu sự kiểm soát của họ. Bên nhượng quyền sẽ gắn nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm, gắn tên thương hiệu lên cửa hàng nhượng quyền, chuyển gia những bí quyết, những công nghệ cho bên nhận quyền. Đồng thời, bên nhượng quyền cũng giúp bên nhận quyền trong việc điều hành hoạt động kinh doanh, Marketing, quảng cáo.

Với hình thức nhượng quyền thương mại, bạn có thể sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu của một công ty, một doanh nghiệp lớn đã có sẵn khách hàng. Bạn cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ phía bên nhượng quyền. Tuy nhiên, hình thức này cũng có một số hạn chế như:

  • Bạn sẽ bị phụ thuộc quá nhiều vào bên nhượng quyền
  • Nếu sản phẩm, thương hiệu của bên nhượng quyền có “vấn đề” hoạt động kinh doanh của bạn sẽ bị ảnh hưởng theo.
  • Không tạo dựng được thương hiệu cho doanh nghiệp

Tự kinh doanh

Hình thức tự kinh doanh mang đến rất nhiều rủi ro cho bạn, bởi lẽ bạn sẽ phải tự điều hành doanh nghiệp, tự chịu trách nhiệm về sản phẩm, hàng hóa, quảng bá, xúc tiến thương hiệu… nhưng về lâu về dài đây lại là hình thức được rất nhiều người quan tâm, lựa chọn.

Để mở một doanh nghiệp, kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ nào đó, trước tiên bạn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường:

  • Nghiên cứu về nhu cầu thị trường
  • Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh
  • Nghiên cứu về xu hướng trong kinh doanh, phát triển sản phẩm
  • Nghiên cứu về những quy định của nhà nước, chính phủ, chính quyền địa phương trong việc kinh doanh sản phẩm, dịch vụ…

Đồng thời, bạn cũng nên nhìn nhận khả năng, năng lực của bản thân trong việc:

  • Vay mượn, huy động tiền bạc
  • Những điểm mạnh về nguồn hàng, điểm mạnh về quản lý, điều hành doanh nghiệp
  • Những mối quan hệ trong kinh doanh
  • Khả năng áp dụng những yếu tố, những thành tựu công nghệ
  • Những điểm yếu của bản thân, doanh nghiệp: điểm yếu về vốn, sáng tạo, nắm bắt xu hướng…

Dựa vào những nghiên cứu thị trường, năng lực của bản thân bạn có thể chọn những sản phẩm kinh doanh phù hợp.

Chúc bạn thành công!

 

Trả lời