Những ý tưởng kinh doanh hàng Nhật lợi nhuận cao, vốn ít và vừa

Những sản phẩm đồ dùng gia đình Nhật Bản nhập khẩu trở thành những mặt hàng hót bán chạy khi kinh doanh tại Việt Nam.

Theo sau sự đổ bộ mạnh mẽ của vô số chủng loại hàng Nhật nội địa vào thị trường Việt Nam, các nhà kinh doanh trong nước nhận ra rằng thời điểm này chính là lúc cần phải nắm bắt ngay cơ hội “vàng” để làm giàu từ ngành nhập khẩu. Những ý tưởng kinh doanh và chiến lược phát triển thương hiệu, độc quyền thương hiệu Nhật tại thị trường Việt Nam cũng bắt đầu nở rộ không ngừng. Tuy nhiên, với số vốn ít và vừa, nhà kinh doanh có thể có những ý tưởng kinh doanh nào để đầu tư không nhiều nhưng vẫn đạt được lợi nhuận “khủng”?

1, Kinh doanh mỹ phẩm Nhật Bản: Nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong thời gian tới

Không chỉ Hàn Quốc mà Nhật Bản cũng là một “mỏ vàng” vô cùng hấp dẫn với các nhà kinh doanh Việt đang mong muốn dẫn đầu thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam. Những sản phẩm xuất sắc được nhập khẩu từ Nhật Bản như các loại kem dưỡng da, dưỡng tóc, tinh dầu chiếm đến 70% thị trường bán lẻ truyền thống bởi độ thu hút ngày càng lớn hơn tại Việt Nam.




BYTUONG-chuyên trang trên 95.000+ ý tưởng kiếm tiền, kinh doanh, ý tưởng tạo giá trị, lợi ích

—–hoặc—–

***

Tìm hiểu thêm

>> Hàng Nhật đổ bộ Việt Nam, cơ hội kinh doanh làm giàu đã đến!

Người tiêu dùng đặc biệt ưa chuộng lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm Nhật Bản, thậm chí như các nhà kinh tế hàng đầu trong khu vực dự đoán thì khả năng cao mỹ phẩm của nước này còn tạo lực hút nhiều hơn cả mỹ phẩm Hàn Quốc, vốn là Quốc gia “hot” nhất trong ngành. Kinh doanh mỹ phẩm Nhật Bản, bạn cần chuẩn bị số vốn khoảng 20-30 triệu đồng. Đây là một số tiền không quá lớn nếu bạn kinh doanh online hay offline với các dòng mỹ phẩm chất lượng cao, từ những thương hiệu “xịn” từ Nhật Bản. Đồng thời, với sức hút lớn đối với khách hàng Việt, bạn có thể đạt được mức lời lớn gấp nhiều lần số vốn bỏ ra, thậm chí lên đến 100 – 300 triệu đồng/tháng nếu chiến lược truyền thông và kinh doanh của bạn nhắm đúng thị trường mục tiêu, tạo hướng đi dài hạn vững chắc.

2, Kinh doanh quần áo Nhật Bản: Thị trường thời trang may mặc Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết

Cùng với dòng chảy không ngừng nghỉ của những thương hiệu thời trang lớn trên Thế giới vào thị trường Việt Nam trong những năm gần đây, các sản phẩm may mặc và thiết kế xuất sắc của thời trang Nhật Bản cũng nhanh chóng đổ bộ Việt Nam. Từ cơn sốt Uniqlo, các shop quần áo nhập khẩu từ Nhật tại Việt Nam cũng là mô hình đem đến lợi nhuận lớn của nhà kinh doanh. Nếu bạn nắm được xu hướng thời trang của tệp khách hàng mục tiêu mà nhãn hàng muốn chạm tới, đồng thời biết cách dung hoà giữa dòng chảy của hàng Việt và hàng Nhật nội địa thì lợi nhuận có thể lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm, với số vốn khởi nghiệp ban đầu khoảng dưới 80 triệu đồng.

3, Kinh doanh các dòng sữa “xách tay” từ Nhật: Thu hút đông đảo khách hàng với bài toán dinh dưỡng

Trào lưu mua sữa bột nhập khẩu từ Nhật Bản đã và đang trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam và nhận được sự tin dùng của đông đảo các bà mẹ. Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa bột Nhật Bản đặc biệt phù hợp và tốt cho cơ địa của trẻ em Việt, đồng thời cung cấp DHA, Canxi cùng nhiều dưỡng chất khác, bổ sung để trẻ phát triển toàn diện.

Kinh doanh mặt hàng sữa bột, việc bạn cần làm đầu tiên là tìm nguồn hàng chính thống thực sự uy tín, và đặc biệt không cần nhiều vốn, chỉ cần bỏ ra khoảng 10 triệu đồng và nhận đơn đặt hàng trước từ khách. Lợi nhuận thu được từ thị trường sữa bột sẽ là cấp số nhân theo thời gian nếu bạn thu hút được đông đảo khách hàng tin tưởng sử dụng, có thể lên đến 400 triệu đồng chỉ trong vòng 3 tháng đầu tiên kinh doanh.

4, Kinh doanh bánh kẹo Nhật Bản: Hành vi người tiêu dùng 2018 đang chuyển dịch mạnh mẽ

Đây là sản phẩm thường được nhiều đơn vị kinh doanh vừa và nhỏ lựa chọn bởi tính phổ biến của nguồn hàng cũng như số vốn cần chuẩn bị không quá khó để họ có thể đáp ứng. Thực tế chỉ ra rằng người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng và lựa chọn nhiều các sản phẩm bánh kẹo Hàn Quốc, Thái Lan và Nhật Bản nhiều gấp 4 lần các sản phẩm trong nước bởi sự đa dạng, mới lạ của chủng loại và chất lượng, mẫu mã cũng như giá cả hết sức hợp lý.

Nhà kinh doanh Việt có thể thu lãi đến 50 – 80 triệu đồng/tháng với mặt hàng bánh kẹo Nhật nhập khẩu, chỉ từ khoảng 20 – 30 triệu đồng vốn ban đầu.

5, Kinh doanh bỉm Nhật: Sản phẩm được các ông bố bà mẹ săn lùng nhiều nhất

Cũng như mặt hàng sữa bột đang cực hot tại thị trường Việt, bỉm Nhật cũng đang tiến sâu vào “sân chơi” này với lợi thế rất lớn về chất lượng và giá cả, thu hút sự quan tâm từ người tiêu dùng Việt. Theo đa số phản hồi tích cực từ các ông bố bà mẹ Việt, sản phẩm bỉm được sản xuất tại Nhật đem đến cảm giác khô thoáng và êm dịu cho trẻ nhỏ, tuyệt đối không gây kích ứng da hay mẩn ngứa như một số loại bỉm thông thường khác. Chính nhờ công nghệ sản xuất hiện đại này mà bỉm Nhật rất được ưa chuộng, chiếm ưu thế ngày càng lớn tại thị trường Việt Nam.

Các nhà kinh doanh có thể kết hợp bán bỉm Nhật để tăng thêm lợi nhuận bên cạnh các mặt hàng gia dụng dành cho mẹ và bé, kích thích hành vi của người tiêu dùng Việt thông qua sự tiện lợi trong mua sắm và chất lượng hàng hoá đứng đầu thị trường. Số vốn bạn cần chuẩn bị ước tính khoảng 20 triệu đồng ở giai đoạn khởi đầu, lãi có thể tăng 5-10% qua từng tháng nếu bạn đẩy mạnh quảng cáo đúng cách tới cộng đồng người tiêu dùng.

6, Kinh doanh sách Nhật Bản: Lan toả cách sống bền bỉ của người Nhật tới người Việt

Những câu chuyện truyền cảm hứng của người Nhật, bài học đắt giá về lối sống khoa học, kiên cường bền bỉ của họ luôn là một trong những đề tài thu hút độc giả Việt thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau. Nếu bạn là một có đam mê và hiểu biết về sách thì kinh doanh sách Nhật Bản là một ý tưởng không thể tuyệt vời hơn dành cho sự nghiệp của bạn.

Khởi đầu bán sách online qua các phương tiện thương mại điện tử, phát triển dài hạn thành một hiệu sách của riêng mình, với sản phẩm và format còn đang tương đối mới mẻ ở Việt Nam, bạn sẽ trở thành người tiên phong và dễ dàng thu hút đông đảo cộng đồng yêu đọc nói chung và những tín đồ của sách Nhật nói riêng. Với một hiệu sách chuyên bán các thể loại sách do người Nhật biên soạn, bạn cần chuẩn bị một số vốn khoảng 30 triệu đồng, còn nếu kinh doanh online thì có thể giảm số tiền này xuống đáng kể.

7, Kinh doanh đồ lưu niệm Nhật Bản – Phá cách để “chen” chân vào thị trường mới nhân 10 lần lợi nhuận

Nhìn chung, thị trường đồ lưu niệm tại Việt Nam đang chưa hẳn phát triển mạnh mẽ và ổn định như kỳ vọng của các nhà kinh doanh. Thế nhưng, với những thiết kế mới lạ từ Nhật Bản, mẫu mã của các mặt hàng lưu niệm đa dạng hơn, thu hút hơn về tính năng, bạn có thể gây ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Một cừa hàng đồ lưu niệm với các sản phẩm “đẹp – độc – lạ” được nhập khẩu từ Nhật Bản đồng thời mang phong cách riêng của thương hiệu cho bạn cùng team tạo nên chắc chắn sẽ tạo một làn sóng mới cho những khách hàng trẻ. Để triển khai kế hoạch kinh doanh này, bạn cần số vốn khoảng 40 triệu đồng và có thể thu lợi nhuận lên đến 100 triệu đồng trong vòng 1 tháng khi truyền thông thương hiệu đủ độ “chín”.

8, Kinh doanh đồ gia dụng cộp mác Nhật Bản: Vốn nhỏ sinh lãi lớn

Đồ gia dụng Nhật Bản cũng là một trong những chủng loại hàng mà người tiêu dùng Việt vô cùng tin tưởng lựa chọn, ưa chuộng sử dụng bởi chất lượng đứng đầu thị trường, giá cả hợp “túi tiền”. Tâm lý của đa số các gia đình Việt khi cần sắm đồ gia dụng sẽ nghĩ đến đặt hàng Nhật đầu tiên. Chính vì vậy, một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời cho bạn là cừa hàng chuyên bán đồ gia dụng Nhật, thuận tiện cho mua sắm của đa số người tiêu dùng.

Đồng thời, đây cũng là dòng hàng chỉ cần đầu tư một lượng vốn nhỏ nhưng lại sinh lãi lớn, thậm chí bạn có thể bắt đầu từ kinh doanh online, thu thập đơn hàng trước để tiết kiệm tối đa chi phí.

Với những ý tưởng kinh doanh này, chỉ cần một lượng vống vừa hoặc nhỏ, bạn có thể tự tin khởi nghiệp và đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hoá Nhật nội địa để sinh lãi lớn. Truyền thông, tạo niềm tin và nâng cao trải nghiệm khách hàng chính là những nhân tố cốt lõi để hiện thực hoá ý tưởng đang nảy nở trong đầu bạn. Đừng để lỡ cơ hội “vàng” từ việc kinh doanh hàng Nhật nhé!

Trả lời