Bạn có bao giờ nghĩ rằng việc khai thác rác thải mà đa số mọi người vứt bỏ lại khiến bạn nhanh chóng trở thành một tỷ phú thực thụ chưa? Nghe chừng có vẻ khó tin, thế nhưng đây hoàn toàn là một “giấc mơ có thật” nếu bạn có nhận thức đúng đắn về môi trường, đồng thời nuôi dưỡng những ý tưởng để biến rác thành hàng vạn tờ đô-la.
1, Ý tưởng kinh doanh từ… rác? Không hề “điên dồ” chút nào đâu nhé!
Thoạt đầu khi mới nghe đến ý tưởng kinh doanh từ rác, chắc hẳn ai cũng sẽ ngỡ ngàng và cho rằng đó là một điều hết sức phi lý. Chính vì vậy nên đa phần mọi người đều bỏ qua giá trị bên trong của những sản phẩm này, đồng thời bỏ lỡ cơ hội thành công, cơ hội làm giàu từ rác.
a, Kinh doanh rác vẫn còn rất mới ở Việt Nam – Bạn có muốn trở thành người tiên phong?
Những mô hình doanh nghiệp như tái chế rác điện tử với công nghệ hiện đại, công ty xử lý xác thải, quản lý rác thải hay sản xuất các đồ tái chế nhằm mục đíc bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là xu hướng phát triển vô cùng mạnh mẽ tại các nước lớn như Hoa Kỳ, Canada, Anh và Nhật Bản. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những ý tưởng kinh doanh như vậy còn chưa nhiều và chưa phổ biến, bởi vốn kiến thức cũng như hiểu biết của những người bước đầu làm kinh tế về các vấn đề môi trường nói chung và rác thải nói riêng chưa nhiều.
“Kinh doanh rác” ở một nước đang phát triển như Việt Nam thực sự không phải một bài toán đơn giản. Nếu như bạn có đam mê, có tố chất và sự liều lĩnh, bạn chỉ có thể thành công được 30% ban đầu. Việc khai thác, tận dụng tối đa “tài nguyên” của ngành này cần xuất phát từ sự tích luỹ dày dặn kiến thức môi trường, những quan sát tinh tế, nhạy bén và đôi khi là nhiều nghiên cứu về khoa học kỹ thuật.
Nhiều bạn trẻ những tưởng rằng kinh doanh rác là một khái niệm mơ hồ và khó thực hiện, thế nhưng, đã rất nhiều người trẻ ở Việt Nam bắt đầu khởi nghiệp chỉ từ những mảnh vải vụn tạo thành các sản phẩm handmade xinh xắn, hay sử dụng vỏ trứng, bẹ dừa để làm nên những tác phẩm nghệ thuật – những bức tranh vô cùng ấn tượng. Đặc biệt hơn nữa, sức sáng tạo của những người trẻ khởi nghiệp từ rác còn được thể hiện ở rất nhiều phát minh không đụng hàng như chiếc xe hình đầu trâu bằng gỗ có động cơ, xe vespa “sơn” bằng sọ dừa chẻ nhỏ, vỏ điện thoại di động bằng gỗ và da cá đuối kiếm được nhiều nhiều hợp đồng bạc tỷ.
b, Có thể bạn chưa biết: Nhiều người thành công trong hành trình trở thành tỷ phú nhờ vào rác
Thần đồng hơn người bình thường nhờ việc họ “ở lại” với một vấn đề lâu hơn. Nhà kinh doanh thành công hơn nhà kinh doanh thất bại ở sự quan sát và khả năng phán đoán. Đó cũng là chân lý phát triển sự nghiệp của những tỷ phú kinh doanh rác. Bạn đừng quá ngạc nhiên nếu những nhà kinh doanh rác lại trở thành tỷ phú, chỉ bằng việc họ nhìn thấu được giá trị của những vật dụng thường bị con người vứt bỏ.
– Sidney Torres IV là một trùm bất động sản nổi danh, sau đó không lâu lại được biết đến với biệt danh thú vị là vua rác New Orleans. Nhà kinh doanh Louisiana đã sớm quyết định thành lập SDT Waste & Debris Services với mục đích ban đầu là thu dọn hậu quả của cơn bão Katrina. Torres đã hoạch địch chiến lược và đem về lợi nhuận lớn từ hoạt động dọn vệ sinh môi trường và bán công ty này và thu về hàng triệu USD chỉ vỏn vẹn trong năm 2011.
– Doanh nhân tái chế rác và đồng thời là nhà từ thiện, Chen Guangbiao đã dồn hết tâm huyết với cộng đồng và môi trường của mình để thành lập công ty xử lý phế thải xây dựng tại Giang Tô. Thành tự mà công ty này đạt được thực sự là một con số đáng mơ ước: 2 tỷ USD chỉ trong một năm hoạt động (2009), trước sự ngưỡng mộ của nhiều nhà kinh doanh lớn.
– Zhang Yin, một người phụ nữ từng được gọi với cái tên là “nữ hoàng rác” đã cho ra mắt Ying Gang Shen, một công ty tái chế giấy vào năm 1985, từ toàn bộ số tiền tiết kiệm 3.800 của mình. Sau khi đã có đủ tiềm lực tài chính, bà thành lập Nine Dragons Paper Holdings vào năm 1995 và tham gia thị trường bằng cách nhập giấy phế liệu từ Mỹ rồi biến nó thành những chiếc hộp các-tông vô cùng tiện dụng trong sản xuất, đóng gói và cả trong cuộc sống sinh hoạt. Từ đây, công ty đã trở thành một đơn vị “triệu đô” ở Trung Quốc với doanh thu “khủng” hàng trăm triệu USD mỗi năm.
2, Làm sao để kiếm tiền tỷ nhờ vào kinh doanh rác?
a, Xây dựng ý thức hệ về môi trường và các vấn đề toàn cầu
Trước hết, nhà kinh doanh cần phải “Think Globally”, mở rộng suy nghĩ của mình ra quy mô toàn cầu, chứ không còn đứng dưới góc nhìn “ao làng” nữa.
Dưới góc nhìn vĩ mô này, Đại sứ môi trường Australia Patrick Suckling đã từng chia sẻ trong chuyến thăm Việt Nam mới đây: “Các quốc gia cũng có thể hướng đến giảm phát thải khí nhà kính, thay đổi hệ thống năng lượng, xây dựng đô thị, canh tác nông nghiệp, rà soát lại các chính sách y tế… để thích ứng với biến đổi khí hậu. Những hành động này cần có rất nhiều đầu tư mới, nhiều hoạt động nghiên cứu và phát triển hơn… “Tất cả những điều đó nghĩa là có thêm tăng trưởng và việc làm”, ông Patrick nói.
Thực tế Australia đã có những hành động chống lại biến đổi khí hậu từ rất nhiều năm và nhờ đó giúp tăng trưởng kinh tế thêm 50%.
Khi những vấn đề môi trường, ô nhiễm hay rác thải trở nên nổi cộm và nhức nhối trên Thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang trở thành tâm điểm của truyền thông, của chính phủ và đặc biệt là các nhà kinh tế thì người làm kinh doanh nhất thiết phải nắm bắt được những “dòng chảy” cơ bản của nó:
– Người dân sử dụng túi nilon quá nhiều, lượng túi được thải ra môi trường tăng lên 14,8% mỗi năm.
– Vấn đề tái chế chưa thực sự được quan tâm đầy đủ.
– Truyền thông về nhận thức và hành động bảo vệ môi trường còn chưa đồng bộ và đủ độ lan tỏa để đông đảo cộng đồng tham gia.
– Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước từ các loại rác thải trong môi trường sống đang tác động vô cùng tiêu cực và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.
– Từ đó, những hành động từ phía truyền thông và đầu tư kinh tế có xu hướng thế nào?
– Vấn đề về quản lý và xử lý rác thải, khí thải, hóa chất từ các hoạt động kinh tế của nhà máy, xí nghiệp, cuộc sống sinh hoạt của người dân ở các địa phương đang ngày càng được quan tâm và đầu tư nhiều hơn.
– Các đồ dùng tái chế gây ấn tượng mạnh mẽ và thu hút sự quan tâm, lựa chọn sử dụng của đông đảo cộng đồng với thiết kế, mẫu mã đẹp, tiện lợi, đa dạng tính năng và đặc biệt có giá trị thực tiễn trong bảo vệ môi trường.
– Nhiều dự án truyền thông về bảo vệ môi trường, cùng chung tay làm đồ tái chế, “tẩy chay” túi nilon, phân loại rác vì môi trường xanh, làm sạch nguồn nước tại cả các khu đô thị hay các vùng cao.
>> Hàng Nhật đổ bộ Việt Nam, cơ hội kinh doanh làm giàu đã đến!
b, Bạn cần bao nhiêu vốn để kinh doanh rác? Bạn có thể giàu lên từ đây không?
Để bắt đầu kinh doanh rác, bạn cần trang bị một số vốn khoảng từ 20 – 40 triệu đồng, tuỳ vào sản phẩm mà bạn lựa chọn kinh doanh. Đây hoàn toàn không phải là số tiền quá lớn để bắt đầu khởi nghiệp với những sản phẩm tái chế, hướng tới giá trị bền vững của môi trường và thu hút giới nghệ thuật cũng như cộng đồng yêu môi trường ở khắp nơi.
Nếu như tham vọng của bạn lớn hơn, không chỉ giới hạn doanh nghiệp của mình ở quy mô sản xuất các sản phẩm tái chế mà trực tiếp tham gia quản lý/ xử lý chất thải, được sự cho phép của các cơ quan ban ngành thì số vốn ban đầu mà bạn cần phải đầu tư là khá lơn, trung bình lên đến khoảng 300 – 600 triệu đồng.
Đầu tư một lượng chất xám và vốn không nhỏ, bạn chắc chắn cần quan tâm đẩy mạnh hoạt động của doanh nghiệp để tối đa hoá lợi nhuận. Với mô hình sản xuất và kinh doanh sản phẩm tái chế trong phạm vi thành phố, bạn có thể thu được lợi nhuận từ 400 – 500 triệu đồng/năm và tiếp tục mở rộng quy mô, hình thức kinh doanh thì doanh số của doanh nghiệp cũng từ đó tăng lên theo cấp số nhân đáng kinh ngạc.
Để đạt được những con số “siêu bự” này, hoạt động PR- Marketing là không thể thiếu. Đặc biệt, Trade Marketing, Quảng cáo đa kênh và Content Marketing là những trụ cột chính để doanh nghiệp của bạn lan toả rộng khắp và sâu sắc thông điệp của mình, từ đó kích thích hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Hãy lay động khách hàng theo cách riêng của doanh nghiệp bạn, để người tiêu dùng thấy rằng họ đang góp phần bảo vệ môi trường bằng những sản phẩm xuất sắc, tiện lợi và có tính ứng dụng cao từ doanh nghiệp của bạn.