Bán lẻ hàng qua mạng xã hội (Facebook..) Cuối cùng rồi sẽ đi về đâu

Trước khi đi vào thảo luận vấn đề này, chúng ta hãy lắng nghe câu chuyện dưới đây:

Trong khu phố nọ có một cửa hàng trái cây ở tầng dưới của tòa nhà, khoảng 40 mét vuông bán các loại trái cây phổ biến trong siêu thị. Ông chủ chịu trách nhiệm liên hệ với người bán buôn để nhập hàng hóa, bà chủ có trách nhiệm thu tiền và chăm sóc, dọn dẹp cửa hàng hàng ngày. Đây có vẻ như là một cửa hàng bình thường gọi là “cửa hàng vợ chồng”.

Tuy nhiên, có một điều bất thường trong kinh doanh đó là mỗi khi khách hàng đến mua hàng, bà chủ luôn chủ động thêm Facebook, sau đó kéo khách hàng vào trong một nhóm trên Facebook. Chiến lược kinh doanh của bà chủ thực ra không hề phức tạp. Đôi khi trong nhóm bà chủ sẽ làm một hoạt động “bạn bè trong nhóm like sẽ nhận được giá ưu đãi”, hoặc là trong danh sách bạn bè chia sẻ một số thực phẩm chức năng làm đẹp và chăm sóc da.

Nhóm Facebook này cố định 9 giờ tối thứ 7 hàng tuần tổ chức giảm giá trong khoảng thời gian giới hạn. Trái cây nhập khẩu của các cửa hàng khác có thể một ngày bán không nổi vài cân nhưng cửa hàng này nhờ vào facebook lại có thể bán được cả thùng mỗi ngày.

Có lẽ trong nhận thức của bà chủ không có khái niệm về hoạt động cộng đồng, khái niệm về phân hạch mạng xã hội, khái niệm về nền kinh tế của người hâm mộ và các khái niệm khác. Tuy nhiên, bà chủ đã thành công trong việc biến công cụ chuyển đổi lượng truy cập trên facebook thành doanh thu của cửa hàng.

Kết hợp việc chuyển đổi ngành bán lẻ ngoại tuyến từ cửa hàng cộng thêm mô hình thương mại điện tử đến mô hình bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến tạo nên một hình thức bán lẻ thông minh và được coi như một dòng chảy rõ ràng trong kinh doanh. Hiện tại, facebook có quy mô người dùng lên tới hàng triệu người dùng, nó được mệnh danh là một mỏ vàng dành cho các nhà kinh doanh bán lẻ.

Các nhà kinh doanh bán lẻ không thể bỏ lỡ cơ hội này. Mô hình bán lẻ này được gọi là hình thức “bán lẻ hàng qua mạng xã hội”.  Trên facebook, chỉ số “bán lẻ hàng qua mạng xã hội” được xác nhận như một hình thức kinh doanh, ngoài ra nó còn là phương pháp thúc đẩy chuyển đổi bán hàng  trong thời kỳ mạng xã hội đang tràn ngập.

Trong bối cảnh chi phí bán hàng trên mạng xã hội ngày càng cao, thời kỳ lợi nhuận cổ tức của thương mại điện tử đã trôi qua, “bán lẻ hàng qua mạng xã hội” được dự tính trở thành trọng tâm của chủ đề bán hàng.

Sự cám dỗ của lợi nhuận trên mạng xã hội

Mạng xã hội + bán lẻ không phải là hình thức mới, do đó trong các từ khóa tiếp thị năm 2018, phân hạch mạng xã hội được coi là lựa chọn có trọng lượng cao nhất.

Trong một chương trình trò chơi giải trí được phát trực tiếp vào hồi đầu năm 2018 có một số kênh phát trực tiếp đã tổ chức chiến lược tiếp thị bằng cách qua chương trình giới thiệu sản phẩm nổi bật của kênh mình cho người dùng, khuyến khích người dùng chia sẻ cho bạn bè trên mạng xã hội facebook sau đó nhận được một mã giảm giá và đi trực tiếp đến cửa hàng hoặc cơ sở để mua hàng với mã giảm giá đó. Điều này làm giảm chi phí tiếp thị xuống mức thấp nhất.

Tiếp theo là các khóa học trực tuyến tiếng Anh dành cho học sinh, sinh viên với giá gốc là 299 ngàn một khóa học, nếu chia sẻ với bạn bè có thể nhận được giảm giá trị giá 99 ngàn đồng, chỉ trong vòng một đêm bùng nổ số người đăng ký khóa học.

Nếu phân hạch mạng xã hội chỉ ở mức tiếp thị thì sự thu hút chắc chắn sẽ giảm đáng kể, nhưng càng ngày càng có nhiều người nhận ra rằng mạng xã hội đã sớm trở thành nơi chứa đựng lượng người truy cập trực tuyến lớn nhất, không chỉ để kéo theo người dùng mới mà dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi bán hàng nhiều hơn so với bán hàng truyền thống, và loại hình này đã được thực hiện trong một số lĩnh vực.

Highlands Coffee được sinh ra từ niềm đam mê bất tận với hạt cà phê Việt Nam. Bắt đầu với sản phẩm cà phê đóng gói tại Hà Nội vào năm 2000, Highland đã nhanh chóng phát triển và mở rộng thành thương hiệu quán cà phê nổi tiếng và không ngừng mở rộng hoạt động trong và ngoài nước từ năm 2002. Đây là chuỗi thương hiệu cà phê lớn nhất ở Việt Nam.

Highland đã từng tung ra hoạt động “Gift Cup” vào đầu năm nay, sau khi khách hàng đến mua cà phê với giá trị hóa đơn 300.000 sẽ được tặng một chiếc cốc in logo Highland, họ có thể tặng cho bạn bè thông qua Facebook trong một khoảng thời gian khá dài. Số lượng người dùng đã tăng gấp đôi đồng nghĩa với chiến dịch tiếp thị cũng Highland đã thành công, lượng doanh thu cũng tăng lên đáng kể.

Phương pháp của bà chủ cửa hàng trái cây và cách tiếp thị của Highland coffee là những phương pháp độc nhất vô nhị, trước đây họ không tổng hợp lại những phương pháp thông tin thú vị nhưng điều này cũng tiết lộ một sự thật rằng: giá trị của phân hạch mạng xã hội không phụ thuộc vào lưu lượng truy cập, lưu lượng truy cập chỉ là kết quả, có giá trị là mối quan hệ của người dùng.

Bà chủ cửa hàng trái cây không có sự hỗ trợ về mặt lý thuyết cũng tự nhiên hiểu được tầm quan trọng của việc ràng buộc chuỗi quan hệ xã hội. Sự gia tăng tần suất mua hàng của những người xung quanh họ có thể do truyền miệng và sự tin tưởng của người dùng, đồng thời tăng doanh thu sản phẩm và tồn tại được lâu dài.

Khác với các kênh lưu lượng tập trung nhiều như Shopee, Lazada,… các thương hiệu muốn tìm kiếm lưu lượng truy cập cũng là một điều khó khăn, rất có khả năng lượng truy cập đã bị những kênh khác chiếm hữu nhất là đối với tình hình chi phí quảng cáo càng ngày càng cao như hiện nay. Các kênh thương mại điện tử đã xuất hiện những thương hiệu hàng đầu để thu hút lượng truy cập.

Các hoạt động của Facebook luôn luôn có giao diện khác nhau, lưu lượng truy cập luôn là của riêng nó, tương đương với việc tự xây dựng mạng lưới truy cập cho riêng mình, biến đổi lưu lượng truy cập trực tuyến để cải thiện tỷ lệ mua lại, bên thương hiệu có quyền tự do lựa chọn.

Cũng không khó để hiểu được bản chất của lợi nhuận trên mạng xã hội, mối quan hệ trên mạng xã hội là con bài lớn nhất trong thời kỳ Internet đặc biệt đối với các nhà bán lẻ. Cốt lõi của việc thúc đẩy chuyển đổi bán hàng là việc mở chuỗi mối quan hệ trên mạng xã hội.

Tại sao lại không lạc quan?

Ngay sau khi một số thương hiệu đưa ra quyết định chuyển đổi “bán lẻ hàng qua mạng xã hội”, hầu hết thái độ của người dùng đều không lạc quan, dù biết rằng màu sắc của “bán lẻ hàng qua mạng xã hội” đã đủ phong phú.

Sự phổ biến của “bán hàng trên Facebook” cao hơn nhiều so với “bán lẻ hàng qua mạng xã hội”, phương thức hoạt động cũng tương đối trưởng thành: thêm bạn bè để thiết lập mối quan hệ trên kênh của mình, trên facebook của mình đăng hoặc phát những thông tin liên quan để tạo sản phẩm hàng hóa đang bán, sau đó chuyển cho người dùng thông qua lượng thông tin khổng lồ.

Nếu không có một chuỗi cung ứng sâu hơn, nguồn lực, mô hình phân phối, vân vân thì sẽ rất khó để hiểu sự khác biệt của khái niệm giữa doanh nghiệp vi mô và bán lẻ trên mạng xã hội.

Một số người đã thấy được giá trị của mối quan hệ trên mạng xã hội, tao ra một loạt các thuật ngữ như thương mại điện tử xã hội, nhóm thương mại điện tử trên mạng xã hội, bán lẻ hàng qua mạng xã hội, chia sẻ thương mại điện tử, vân vân, một loạt các danh từ tương tự, những thuật ngữ này đều có thể được tài trợ nguồn vốn trên thị trường.

Trong những năm gần đây, đã có một số nền tảng thương mại điện tử xã hội như Zalo, Instagram, Shopee, Sendo,… và các nền tảng thương mại điện tử xã hội khác đã tăng lên. Đồng thời những mô hình kinh doanh tương tự hoặc phiên bản nâng cấp của các kênh lâu dài đã giải quyết được vấn đề của chuỗi cung ứng hàng hóa, ở phía bán hàng đấy vẫn là mô hình kinh doanh vi mô.

Điểm mấu chốt của vấn đề là các doanh nghiệp siêu nhỏ đã đánh giá quá cao khả năng chịu đựng của người dùng trong tiếp thị trong mạng xã hội. Có rất nhiều thông điệp tiếp thị đơn giản và thô lỗ mà không có chất lượng thì nhìn lại cũng chỉ là một hình ảnh không đáng được quan tâm. Ngay cả khi một mối quan hệ trên mạng xã hội được thiếp lập cũng khó để tạo thành một hiệu ứng giao tiếp, không nói đến sự đột biến.

Trái ngược hoàn toàn với những người không coi trọng mô hình kinh doanh vi mô, mô hình đó đóng vai trò phân phối thứ cấp trong sự phổ biến của các khóa học mang tính tri thức được hiển thị và áp dụng hiện nay. Hầu hết các biểu ngữ “bán lẻ hàng qua mạng xã hội” đều đứng dưới sự tác động của kênh này, vẫn theo xu hướng kinh doanh riêng, người dùng có một tâm trí xác định vào các kênh này hơn.

Đối với những người sử dụng mạng xã hội thường xuyên, việc bán hàng và mạng lưới mối quan hệ trên mạng xã hội có giá trị hơn, vòng tròn bạn bè càng lớn họ sẽ không đánh vào tâm lý cá nhân mua hàng mà lúc này sẽ tạo ra các nhóm , bán hàng trong nhóm, hoạt động trong nhóm,…

Facebook hiện nay đã thể hiện thái độ của mình với tất cả các hành vi, hoạt động được tung ra mà cần chia sẻ trong danh sách bạn bè, 80% đến 90% trong số đó bị nghiêm cấm, những người trả tiền mua lần thứ hai cũng không phải ngoại lệ.

Từ góc độ vĩ mô, facebook cần duy trì hoạt động kết nối, trò chuyện như lúc mới thành lập, sự ảnh hưởng có liên quan hầu hết là do các trang Lazada, Shopee, Sendo,… không có lưu lượng truy cập thường xuyên, dường như không phù hợp với tiêu chí của facebook về thương mại điện tử xã hội hoặc bán lẻ hàng qua mạng xã hội.

Các hình thức bán lẻ truyền thống đã phản ảnh sự thật rằng mọi người không né tránh những quảng cáo tiếp thị, mà là muốn có những quảng cáo phổ biến phải thực sự hữu ích đối với họ.

>> Xu hướng bán lẻ và kinh doanh mới, Tương lai của sau Thương mại điện tử là đây

Tiki cung cấp sách giáo khoa

Trong vài năm gần đây, kênh tiki.vn ngoài chuyên bán sách giáo khoa đã cùng với những đối thủ cạnh tranh khác bán các mặt hàng mà Lazada, Shopee,… được mọi người ưa chuộng. Trang này đã kết nối công khai với zalo, facebook để từ đó nhờ vào danh sách bạn bè quảng cáo các sản phẩm có mặt ở kênh đến tất cả mọi người.

Đến nay, hệ thống website thương mại điện tử tiki.vn đã cung cấp các sản phẩm thuộc 10 ngành hàng như sau: sách, điện thoại-máy tính bảng, thiết bị số-phụ kiện số, điện gia dụng, nhà cửa đời sống,… Với mục tiêu tạo ra những trải nghiệm mua sắm trực tuyến tuyệt vời, tiki luôn nỗ lực và không ngừng kết nối với bạn bè trên các kênh để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Uy tín trong giao dịch đã giúp tiki dẫn đầu cuộc bình chọn website thương mại điện tử được yêu thích nhất ECAWARD năm 2012 trong cả 3 hạng mục. ECAWARD là chương trình bình chọn “Doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử tiêu biểu” do Sở Công thương và Sở Thông tin Truyền thông Tp.HCM kết hợp tổ chức.

Khi tiki lên kế hoạch bán lẻ hàng qua mạng xã hội thông minh, việc xử lý bán lẻ trên mạng xã hội đã trở thành một vấn đề không thể tránh khỏi. Đôi khi mô hình phân phối rõ ràng không phải là câu trả lời mà tiki mong muốn. Nhưng đối với người tiêu dùng Việt Nam, “bán lẻ hàng qua mạng xã hội” còn có những định nghĩa mới mẻ hơn:

1, Vận hành một mô hình đa dạng

Nhiệm vụ của mạng xã hội trong lĩnh vực bán lẻ là kết nối người dùng, báo cáo chỉ ra rằng phương thức bán lẻ hàng qua mạng xã hội bao gồm: một là giúp mua sắm, cung cấp hàng hóa cho khách hàng, thông tin sự kiện và các dịch vụ tiện lợi; hai là chuyên gia về chủ để, thiết lập một nhóm công cộng có tính chú ý cao và đưa ra những nội dung chất lượng cao; ba là một đối tác riêng tư mang đến cho người tiêu dùng một trải nghiệm xã hội riêng và độc quyền.

Một trong số những từ khóa là sự tương tác, tạo ra giá trị và các tình huống tạo ra giá trị, giá trị của bán lẻ hàng qua mạng xã hội là kênh giao tiếp giữa các nhà bán lẻ và người dùng. Các danh mục và thương hiệu khác nhau tìm các tình huống dịch vụ khác nhau, về cơ bản đều tạo ra giá trị cho người dùng.

2, Thúc đẩy các hoạt động chi tiết

Trong báo cáo sự hiểu biết về bán lẻ hàng qua mạng xã hội được hiểu như sau: các thương hiệu và các nhà bán lẻ đã vượt ra khỏi những điểm không hay như chất lượng nội dung kém, không thực tế hay thiếu sự chăm sóc dịch vụ, để chuyển đổi để xây dựng sự tương tác tốt với người dùng và cải thiện sự gắn bó trên mạng xã hội.

Nó có thể được đúc kết thành 4 hoạt động chi tiết bao gồm: đi sâu vào nhóm khách hàng mục tiêu, nắm bắt chính xác những hoạt động liên quan đến thương hiệu, quản lý nội dung một cách hiệu quả, không ngừng phân tách và cá nhân hóa các hạng mục.

Ngoài ra, cần chuẩn hóa các hoạt động tương tác, chuyển hướng hoàn toàn tự nhiên, chuyển đổi và đề xuất, thiết lập một trung tâm hoạt động của khách hàng và xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp. Hàm ý là mô hình kinh doanh vi mô truyền thống không còn khả thi nữa, và nó đòi hỏi một hoạt động đã được biến hóa và tinh vi hơn trước.

3, Vận dụng các phương tiện kỹ thuật số

Báo cáo trích dẫn một số trường hợp vận dụng như vậy. Chẳng hạn trong khi thêm bạn bè trên Facebook có một vài thương hiệu cũng chú ý đến danh sách bạn bè của khách hàng, nhưng lại rất ít khi like hay bình luận gì về những bài đăng của họ.

Việc một số thương hiệu cao cấp quan tâm đến danh sách bạn bè trên mạng xã hội của khách hàng, chủ động giao tiếp với những người dùng về một số chủ đề để hiểu được nhu cầu cá nhân của khách hàng và cung cấp các dịch vụ riêng tư khi đã nhắm được khách hàng mục tiêu.

Tỷ lệ mua lại của khách hàng chắc chắn là tiêu chuẩn đánh giá, tỷ lệ mua lại trung bình của hình thức qua mạng xã hội vào khoảng 5%-10%, đối với thương hiệu cao cấp thì khoảng 10%-20%, cho thấy tỷ lệ mua lại của những thương hiệu cao cấp đã tăng gấp đôi.

Một trong những sự khác biệt là quy mô quản lý dựa trên vận dụng các phương tiện kỹ thuật số, tỷ lệ mua lại trung bình khoảng 10% của các hàng có sự phụ thuộc lớn vào năng lực mua sắm của mỗi cá nhân. Một thương hiệu cao cấp đã thiết lập việc chuyên sản xuất chủ đề, sản xuất nội dung, quản lý nhóm khách hàng để biến đổi khả năng cá nhân thành khả năng hệ thống.

Với chủ đề này BYTUONG kỳ vọng bạn có thể nhìn nhận một cách rõ ràng việc kinh doanh qua mạng xã hội, lấy Facebook là ví dụ. Và nếu bạn có câu hỏi, hãy comment trong phần bình luận.

Trả lời