3 mục đích kinh doanh cuối cùng cần đạt được

Dù bạn hành động, triển khai phương án kinh doanh như thế nào nhưng đều phải bảo đảm cho 3 mục đích cuối cùng này được thực hiện. Môt quyết định kinh doanh lớn hay nhỏ nếu ảnh hưởng tới 3 mục tiêu cuối cùng này thì tuyệt đối không được thực hiện.

1, Giá trị của thương hiệu

Là thứ bạn cần xây dựng đầu tiên chứ không phải tiền lãi, các hành động đối với thị trường đều nhằm tạo giá trị thương hiệu cho sản phẩm, công ty.

Một thương hiệu được người tiêu dùng đón nhận tích cực thì các đối tác bán lẻ, bán sỉ, bán buôn cũng sẽ tạo điều kiện cho chúng ta làm ăn. Thương hiệu càng lớn , sống lượng hàng hóa kinh doanh bán ra theo đó sẽ tăng lên, các đối thủ cạnh tranh khó có thể hạ chúng ta.

Nếu sản phẩm hay công ty không có thương, nó rất khó để có thể lấy lòng người mua, khách hàng không có lý do nào để chọn mua những loại hàng hóa không có tiếng, nếu có chăng chỉ là lựa chọn ngẫu nhiên theo cảm hứng nhất thời của người mua mà thôi.

Muốn xây dựng được  thương hiệu tốt, bạn chỉ cần phải làm 2 điều quan trọng: Thứ nhất tìm ra vấn đề khách hàng chưa được các đối thủ kinh doanh giải quyết, thứ 2 đáp ứng mong muốn mà người mua chưa được làm hài lòng.

Chỉ cần 2 thứ này là có thể kinh doanh

Bởi thế mà công tác điều tra và nghiên cứu thị trường không đơn thuần là xác định sự tiềm năng của thị trường, mà vấn đề ẩn chứa phía sau là phải tìm được điều khách hàng đang gặp rắc rối, bất kể vấn đề khó khăn đó là nhỏ hay lớn thì nó cũng sẽ tạo thành 1 thương hiệu cho bạn.

Một công trình nghiên cứu của giáo sư sẽ trở nên nổi tiếng nếu công trình đó giải quyết vấn đề thực tiễn nhất của con người. GS.Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields ( một giải thường danh giá của ngành toán học) là bởi vì ông ấy chứng minh được 1 phép toán Bổ Đề Cơ Bản mà chưa ai làm được điều đó.

Đà Nẵng tạo nên 1 thương hiệu về thành phố yên bình, hàng năm thành phố này thu hút rất nhiều khách du lịch đều là bởi vì con người ở nơi đó có phong cách sống rất thân thiện, gần gũi, bao dung mà khó có thể tìm thấy ở những thành phố khác.

Thực phẩm sạch được chú trọng và trở thành thương hiệu được chú trọng tuyệt đối trong xã hội là vì nó giải quyết được vấn đề thực phẩm bẩn, thứ mà người tiêu dùng thực sự quan tâm , vì không ai muốn mình phải từ bỏ cuộc đời.

2, Lợi nhuận và khách hàng

Là mục tiêu quan trọng thứ 2 sau thương hiệu, một khi đã chú lập nghiệp kinh doanh thì nhất định phải có lợi nhuận. Nếu như không có lợi nhuận thì không bao giờ được làm, kể cả khi ý tưởng đó phù hợp với sở thích của riêng bạn.

Một thị trường có lượng khách lớn, số lượng nhu cầu mua hàng hóa nhiều , tức là doanh thu cao không có nghĩa lợi nhuận cũng nhiều. Cần tránh xa những thị trường phải đầu tư quá nhiều nhưng tiền lãi thu về không bằng 1 hộ kinh doanh với quy mô nhỏ.

Vì thế thứ chúng quan tâm thực sự là lợi nhuận chứ không phải thị trường rộng, khách hàng nhiều. Chẳng hạn cùng là kinh doanh cửa hàng tiện lợi, nhưng giả sử tại Quận 1,Tp.Hồ Chí Minh đã có nhiều đối thủ cạnh tranh thì số tiền bạn kiếm được sẽ ít đi, còn nếu mở cửa hàng tiện lợi tại 1 thị trấn ngoại thành thì hoàn toàn không có đối thủ kinh doanh nào cả, vậy thì bạn nghĩ rằng mình nên kinh doanh tại thị trấn hay tại Quận 1 ?

3, Phương án đối phó và giải quyết rủi ro kinh doanh

Ngăn ngừa rủi ro để bạn có thể an tâm ngồi hưởng miếng bánh, bất cứ một đối thủ cạnh tranh nào xâm nhập, bạn phải đẩy ra họ ra khỏi thị trường. Hoặc bạn cần có giải pháp để chống đỡ những rủi bất khả kháng nhằm hạn chế thiệt hại trong kinh doanh.

Rất nhiều người kinh doanh không chú trọng đến khâu quản lý rủi ro mà chỉ chăm chú phát triển thị trường để thu lãi, cuối cùng bị đối thủ hạ gục vì không cảnh giác, bao nhiêu công sức và tiền vốn bỏ ra để kinh doanh dổ sông đổ bể, chỉ vì không lừa trước những nguy cơ bất lợi.

Trả lời