Bài toán bán bò, áp dụng vào chiến dịch quảng bá sản phẩm

Mua bò 13 triệu, bán 15 triệu, sau đó lại mua lại 17 triệu và bán đi 19 triệu, hỏi lãi lỗ bao nhiêu ? Quảng bá sản phẩm như thế nào với bài toán này, trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với anh(chị) chủ đề Marketing bằng 1 bài toán.

Trước khi vào nội dung chính tôi nhắc lại một vài nguyên tắc cơ bản như sau:

– Triết học: Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội

– Pr ( quan hệ công chúng): Là tận dụng bên thứ 3 để nói tốt về sản phẩm của mình

– Nghiên cứu từ Đại Học Wisconsin-Madison ( Mỹ): Sự tò mò xuất phát từ sâu thẳm bên trong con người, nhằm mục đích kiểm tra lại thông tin, bất kể thông tin đó có gây hại hay không

Bài toán bán bò

Tôi không nhớ chính xác đề bài, nhưng có thể tóm gọn đề là: Ông A mua bò giá 13 triệu, bán 15 triệu, nhưng sau đó ông tiếc nên mua lại với giá 17 triệu, rồi bán 19 triệu, hỏi ông A lãi lỗ bao nhiêu ?

Bài toán này đã được đăng trên nhiều mặt báo nổi tiếng tại Việt Nam ( các con số có thể thay đổi), đặc biệt bài toán này còn được đăng lại bởi 1 Fanpage có lượng Like và theo dõi là trên 10 triệu người, nếu anh(chị) có được 10 triệu người theo dõi sản phẩm của mình, vậy thì anh(chị) ước tính doanh thu của mình sẽ tăng lên là bao nhiêu.

Bài toán bán bò lớp 4 nhưng có thể làm cho người lớn phân vân về kết quả, họ nghi ngờ chính kết quả của họ không biết đúng hay sai, do vậy họ bộc phát bản chất tò mò và sự hiếu kỳ theo nghiên cứu của Đại Học Wisconsin-Madison.

Tại sao bài toán trở nên hót và thu hút sự quan tâm của rất nhiều người

Bài toán được phần lớn mọi người đánh giá là rất bình thường, nhưng tôi cho rằng câu chuyện này không hề đơn giản, nếu thực sự dễ dàng thì mỗi người đều có thể tự giải quyết, và không cần đến sự trợ giúp từ người khác, hay kết quả tham khảo.

Song trái lại, mỗi người sau khi đã tự giải bài toán lại phải xem kết quả của người khác để tham khảo rằng có đúng với đáp án của mình không ? Nếu không thì tại sao, và kết quả cuối cùng là gì.

Đối với những người lớn, suy nghĩ của họ khi đứng trước bài toán này là: Kết quả của người khác có trùng với mình không, tại sao mình lại sai, cần phải so sánh với kết quả người khác, có bao nhiêu người “ngu”, mình có nằm trong số ít người giải đúng hay không, mình là người thông minh,….

Những tư duy này của người lớn rất phù hợp làm tư liệu để tạo ra 1 chiến dịch Marketing, truyền thông, quảng bá sản phẩm. Kết quả có thể khác nhau, song những tư duy trên lại là điểm chung mỗi người: Mỗi người đều muốn biết kết quả, mỗi người đều muốn so sánh với người khác, mỗi người đều muốn nói với kẻ khác rằng “ tôi thông minh hơn cậu”,…

Những tư duy này hoàn toàn phù hợp với quan niệm triết học: Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Đây chính là lý do khiến bài toán lớp 4 trở thành chủ đề hót của nhiều người. Và bài toán bán bò cũng chỉ là 1 trường hợp trong rất nhiều các bài toán trước đây đã từng hót, ví dụ: Bài toán đưa người sang sông, bài toán chia bánh, bài toán tính tuổi….

Cách thức để bài toán hót

Người quản lý của ca sĩ Sơn Tùng có cách để làm cho Sơn Tùng MTP nổi tiếng, vậy bài toán bán bò đã hót bằng cách thức như thế nào ? Trả lời câu hỏi này, anh(chị) có thể sẽ tìm ra hướng đi cho việc phát triển sản phẩm kinh doanh của mình.

Bản chất của bài toán này không khó, phép tính toán đơn giản, song lại tấn công thẳng bằng đòn tâm lý vào tư duy của người giải nó, đây là những người đã từng giải qua bài toán song họ lại không chắc chắc chắn về năng lực của mình, đó là lý do vì sao có một vài người trên thế giới sở hữu số tiền bằng cả tỷ người khác, bởi vì họ không nghi ngờ năng lực của mình và họ muốn có được thứ họ có.

Nghi ngờ năng lực, thêm vào đó là bởi vì sự tò mò, hiếu kỳ khi mong muốn không được đáp ứng hoặc khi có quá nhiều người cùng tìm hiểu 1 vấn đề, đó là kết quả bài toán, bởi vì có quá nhiều người cần kết quà bài toán, do vậy hiệu ứng Domino xảy ra và thu hút càng nhiều người tham gia giải bài toán.

Pr cho sản phẩm bằng 1 đề tài

Bản chất bài toán là một đề tài, những câu chuyện kể trong bất kỳ Video quảng cáo nào cũng là 1 đề tài, những nghiên cứu khoa học cũng là 1 đề tài, và mỗi những đề tài này đều phải đạt được kết quả nhất định, đề tài được khai thác trong video quảng cáo giúp ích sản phẩm mang về lợi nhuận, doanh thu, bài toán giúp giải đáp sự tò mò của mỗi người.

Nhưng tất cả những đề tài này đều phải thu hút được 1 số lượng đủ lớn người quan tâm, và lúc đề tài mới có thể được công nhận, nếu bài toán tạo được sự chú ý và quan tâm của càng nhiều người điều đó có nghĩa rằng người đứng sau bài toán đó rất được quan tâm.

Nếu lồng ghép các yếu tố kỹ thuật của 1 chiếc điện thoại di động với các con số trong bài toán, anh(chị) cũng có thể có được 1 cách Pr sản phẩm rất hiệu quả.

Hay nếu như anh(chị) kinh doanh dịch vụ tư vấn tâm lý, anh(chị) hoàn toàn có thể lồng ghép tâm lý tò mò, hiếu kỳ của hàng triệu người vào trong bài Pr dịch vụ của mình.

Quảng cáo của người Thái Lan thu hút sự quan tâm của cả thế giới là bởi vì trong đoạn phim quảng cáo của họ thể hiện rất rõ 1 đề tài(chủ đề), và thông qua đề tài này họ khiến nhiều người cảm động, đó là lúc họ đã thành công với chiến dịch truyền thông.

Có rất nhiều cách đề nhận biết 1 sản phẩm, sử dụng bài toán tạo sự tò mò cũng là 1 trong những cách khá thú vị. Và nếu có thể anh(chị) nên đọc bài viết mà tôi đã phân tích rất kỹ lưỡng về quảng cáo của người Thái Lan, tôi tin rằng anh(chị) sẽ đưa ra 1 kế hoạch Pr, Marketing phù hợp với sản phẩm của mình.
Nhưng cuối cùng thì làm thế nào để một bài toán trở thành  công cụ truyền thông sản phẩm cho bạn ? Đó là chúng ta sẽ mượn sự tò mò, hiếu kỳ, và bản chất tổng hòa quan hệ xã hội của công chúng để xây dựng kế hoạch Pr, cụ thể hơn còn tùy vào từng sản phẩm sẽ có những cách tư duy Marketing khác nhau.

An Luong

Trả lời