Làm thế nào để Marketing-quảng cáo có sức hút như phim điện ảnh Holywood?

Thời đại truyền thông đại chúng đã đến, câu chuyện hoá Marketing là một xu thế lớn, Marketing bằng câu chuyện đang là công cụ kiếm hàng triệu đô cho Coca Cola, Apple, Sony, Toyota…, vậy họ đã làm thế nào!

Giống như những gì mà bạn đang thấy, quảng cáo ngày càng không dễ để thực hiện. Nguy cơ này đã và đang khiến các nhà Marketing phải đau đầu, gây ảnh hưởng lớn tới vô số những công ty cần phải quảng bá và Marketing sản phẩm.

Đây không chỉ là vấn đề chuyển đổi phương thức quảng bá, từ truyền thông báo chí đơn giản cho tới truyền thông truyền thống đang ngày càng suy thoái, phương thức chiếu quảng cáo ti vi và quảng cáo internet mới tuy có tăng cường thêm nhiều kênh trình chiếu đa dạng nhưng lại xuất hện ngày càng nhiều những điểm mù và rào cản trong quảng cáo.

Người tiêu dùng ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn, họ nhanh nhạy và cảnh giác trước các thông tin quảng cáo. Họ không còn muốn nghe những lời giới thiệu và thổi phồng sự thật của các công ty, thậm chí còn tỏ ra cảnh giác và căng thẳng trước những từ ngữ quảng cáo mang tính chất thổi phồng. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là sẽ mang lại những kiếp nạn lớn cho ngành Marketing mà ngược lại sẽ thúc đẩy một cuộc cải cách Marketing mới và có quy mô lớn.

Chỉ những người hiểu rõ bản chất con người mới có thể chiến thắng trong các chiến dịch quảng cáo mà thôi.

1, Làm thế nào để thu hút người tiêu dùng?

Làm thế nào để khiến người tiêu dùng kiên trì và yên lặng để xem hết một đoạn phim quảng cáo?

Vậy thì cần phải xem quảng cáo của bạn có phải đang kể một câu chuyện hay hay không?

Ai cũng biết rằng, chỉ những câu chuyện đặc sắc và thú vị mới có thể thu hút được sự chú ý của người nghe, có được danh tiếng và nảy sinh những trải nghiệm cảm xúc mang ý nghĩa sâu xa.

Những thước phim quảng cáo đặc sắc có đoạn khiến con người ta trở nên phấn chấn dâng trào, có đoạn thì lấy đi nhiều nước mắt của người xem, nhưng dù thì nào đi chăng nữa thì những thước phim này đều đạt được một mục đích đó là lợi dụng câu chuyện để truyền tải tư tưởng của doanh nghiệp. Giao tiếp bằng những câu chuyện là một hình thức truyền tải thông tin hữu ích nhất, bởi ngay từ thời xa xưa, con người thường chuyển hoá hiện thực thành những câu chuyện dễ hiểu.

Từ những thời đốt lửa trại xem văn nghệ, con người ta đã thường biểu diễn những động tác sử thi về việc săn bắn, đấu tranh và cách sinh tồn trong sự khốn khó; truyền thuyết về sức mạnh thần kỳ khống chế tự nhiên và những câu chuyện thần thoại bất hủ về kiếp trước kiếp sau. Và ngày nay chúng ta cũng hoàn toàn có thể lợi dụng sức mạnh của câu chuyện để hoàn thành những chiến lược kinh doanh và thương mại thành công.

2, Làm thế nào để thiết kế và dàn dựng một câu chuyện hay?

Bậc thầy trong ngành biên kịch Mỹ Robert McKee trong cuốn “Câu chuyện kinh tế học” đã từng nói rằng: “Một câu chuyện hay cần phải  trải qua 8 giai đoạn thiết kế câu chuyện”.

Đầu tiên cần phải xác định được thính giá mục tiêu, sau đó truyền cảm hứng, cần phải xác định rõ những đối tượng mục tiêu mà công ty hay doanh nghiệp nhắm tới, khai thác nhu cầu từ tận đáy lòng của người tiêu dùng và tìm kiếm nỗi đau của họ.

Ban đầu Steve Jobs phát hiện sản phẩm của công ty Dell đóng gói sơ sài, nặng nề và cồng kềnh không tiện cho việc mang theo. Ông nhận thấy tiềm thức về những thứ mà người tiêu dùng muốn có nhưng lại không được phát hiện: độc nhất vô nhị. Sau đó ông liền sáng tạo ra một loạt các sản phẩm Apple đẹp mê mẩn và độc đáo mới lạ đồng thời không ngừng câu chuyện hoá thiết kế (Blueprint) của công ty, thông qua một loạt các thước phim quảng cáo để quảng bá và lưu lại tiếng thơm cho Marketing thương hiệu.

Thứ hai, cần phải sáng lập trạng thái bối cảnh ban đầu cân bằng và ổn định, sau đó tạo xung đột phát vỡ sự bất cân bằng, thúc đẩy nhân vật chính phải hành động, nhân vật chính sẽ hành động dưới một tác dụng khích lệ của một khát vọng nào đó để rồi nhận được những phản hồi trái ngược với dự kiến một cách bất ngờ.

>> 10 Chiến lược Marketing và thương hiệu cho người kinh doanh mới (Phần 1)

Giống như những gì mà công ty quảng cáo Ogilvy & Mather đã thiết kế cho Dove, 3 phút trong đoạn phim “Dove Real Beauty Sketches”, nhân vật chính xoay quanh giá trị quan tự đánh giá và tự thưởng thức đã mô tả diện mạo của mình bằng những bức chân dung rồi so sánh với những bức vẽ trực tiếp của hoạ sỹ.

Từ những ý kiến trái chiều giữa phản hồi của mọi người và phản hồi của bản thân nhấn mạnh giá trị tự thưởng thức. Trong phần cuối câu chuyện, nhân vật chính đưa ra sự lựa chọn thứ 2 và trong phần kết thúc cao trào có vài giây để “khai sáng”, người xem đột nhiêu hiểu được nguồn gốc của vấn đề và tất cả mọi thứ được giải quyết một cách dễ dàng.

Thực nghiệm khoa học đã chứng minh rằng, thời khắc khai sáng có thể giúp tăng cường sự ghi nhớ, nhân viên Marketing quảng cáo thường chỉ sử dụng vài giây khai sáng này để nhấn mạnh thương hiệu và nhãn hiệu, toàn bộ câu chuyện trở thành lời hiệu triệu có sức mạnh kêu gọi toàn bộ người xem copy sự thành công của nhân vật chính trên quy mô rộng lớn.

Trong thực tế cuộc sống, không phải bất cứ đoạn phim quảng cáo nào cũng tường thuật hết 8 giai đoạn câu chuyện một cách hoàn chỉnh, có những thương hiệu chỉ với những lời quảng bá cực ngắn nhưng vẫn đạt được hiệu quả như 8 giai đoạn. Ví dụ khi mọi người nhìn thấy dòng quảng bá “Just do it” của công ty Nike thì trong đầu họ liền sẽ hiện ra một câu chuyện như thế này:

“Một ngày nào đó, tôi leo lên cầu thang, tôi phải mất rất nhiều sức lực mới có thể leo được lên tầng (nhân vật chính và bối cảnh), lúc đó tôi liền ý thức được rằng mình cần phải tập thể thao rồi (sự kiện khuyến khích), nếu không một ngày nào đó tôi sẽ không thể leo lên được cầu thang (khát vọng: khoẻ mạnh), tôi mua một đôi giầy Nike và bắt đầu chạy bộ (hành động đầu tiên), giảm béo vô cùng khó khăn, rất mệt mỏi (phản hồi), nhưng tôi đã kiên trì bền bỉ (hành động thứ 2), cuối cùng giảm béo thành công (cao trào)”.

Dưới sự ảnh hưởng của tư duy câu chuyện, mọi người liền tiếp nhận lời kêu gọi mua giầy Nike.

3, Quảng cáo thu hút nhất

Trong bảng xếp hạng những quảng cáo hay nhất và những quảng cáo dở nhất trên mạng thì những quảng cáo xếp ở vị trí cuối cùng đều là những quảng cáo theo lối thổi phồng truyền thống, còn những quảng cáo đứng đầu đều là những quảng cáo câu chuyện hoá hết sức độc đáo.

Những quảng cáo câu chuyện hoá có liên quan tới giá trị quan luôn có được hiệu quả quảng bá tương đối tốt trong hoạt động Marketing. Nếu như thương hiệu làm tốt công việc của mình, thực sự hiểu rõ khán giả của họ thì hoàn toàn có thể tạo ra những câu chuyện hay đảo ngược thị trường.

Nhân viên Marketing của thương hiệu bột giặt Ariel Ấn Độ phát hiện ra rằng, phân công nam nữ trong gia đình rất không bình đẳng, 70% nam giới cho rằng việc giặt quần áo là do nữ giới đảm nhận, điều này tăng thêm gánh nặng gia đình cho nữ giới.

Họ đã sáng tạo ra một đoạn phim quảng cáo “chia sẻ gánh nặng”, trong bối cảnh cuộc sống gia đình, người phụ nữ cả ngày phải phục vụ gia đình, khi người cha và con gái nói rằng sẽ giúp người vợ chia sẻ gánh nặng, câu chuyện thay đổi từ hướng tiêu cực sang tích cực.

Đây là quảng cáo nói về vai trò trong gia đình của những giới tính khác nhau ở Ấn Độ, có mối liên quan mật thiết tới lợi ích của nữ giới Ấn Độ, khiến dư luận cả nước phải thảo luận, đồng thời còn giúp lượng bán của Ariel tăng trưởng 75%. Hay như quảng cáo của Y-Closet cũng đã từng được thảo luận rầm rộ trên mạng xã hội, chính vì nắm được nỗi đau giá trị quan bề ngoài của nữ giới có quan trọng hay không để dẫn dắt một loạt những tiếng nói chung và điểm nóng thảo luận.

Mọi người thường từ việc lựa chọn nhân vật chính trong câu chuyện mà liên hệ tới sự lựa chọn của mình, kích phát nhu cầu mua sắm của bản thân và sự đồng cảm, từ đó mang lại sự thành công cho những quảng cáo câu chuyện hoá.

4, Tương lai của Marketing thương hiệu

Ngày càng nhiều người đang chia sẻ những câu chuyện mà họ yêu thích, nhưng câu chuyện mang lại tiếng nói chung cho mọi người tự nhiên sẽ được chú ý và phát tán.

Tương lai của câu chuyện thương hiệu đã tiến vào giai đoạn thay đổi từ quảng cáo khuấy động sang câu chuyện khuấy động một cách không thể né tránh, những kỹ thuật mới như AR, VR, sự sáng tạo và trưởng thành của game sẽ càng khiến câu chuyện hoá trở nên phát triển hơn. Câu chuyện thương hiệu không chỉ mang lại nhưng hồi đáp lớn cho thương mại mà còn mang lại những cơ hội mới lạ cho những người làm Marketing.

Những người làm Marketing thành công ứng dụng câu chuyện kinh tế học sẽ nhận được những cơ hội phi phàm, không cần phải dát vàng dát ngọc vào quảng cáo cũng không cần phải thổi phồng sản phẩm mà chỉ cần những câu chuyện nhân sinh làm phong phú thêm cuộc sống của người xem, xây dựng mối liên hệ mật thiết giữa thương hiệu và nhóm người xem mục tiêu.

Trong tương lai, những chiến lược Marketing vĩ đại đều sẽ thai nghén và cho ra đời những câu chuyện thành công.

Trả lời